I/ Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức
-Biết vị trí địa lí,tên các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á .
-Biết các đặc điểm tự nhiên :địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực .
2-Kỹ năng :
Phân tích lược đồ tự nhiên .
II/Trọng tâm kiến thức :
-Nhận biết :vị trí khu vực Đông Á bao gồm phần lục địa và phần hải đảo nằm về phía đông châu Á .Phần đất liền gồm hai khu vực :khu vực phía đông là vùng núi thấp và đồng bằng khí hậu mang tính chất gió mùa ẩm với cảnh quan rừng chủ yếu ,khu vực phía tây là núi và sơn nguyên cao hùng vĩ , khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn với cảnh quan chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc, cảnh quan miền núi cao .
-Hiểu :sự phân hoá tự nhiên đông Á phần lớn từ đông sang tây là do ảnh hưởng của địa hình
III/Chuẩn bị của thầy và trò :
Đồ dùng dạy học của thầy : lược đồ tự nhiên Đông Á .
Tư liệu , phiếu học tập của trò :SGK , phiếu học tập 12.1
IV/ Tiến trình dạy học :
1-Kiểm tra bài cũ :
-Cho biết tình hình dân cư ở Nam Á? Giải thích vì sao dân cư ở đây phân bố không đều ?
-Ấ n Độ là quốc gia có nền kinh tế như thế nào ở khu vực Nam Á ? Cho biết vì sao cơ cấu kinh tế của Ấn Độ đang có sự dịch chuyển ?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Nguyễn Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Bài 12 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I/ Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức
-Biết vị trí địa lí,tên các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á .
-Biết các đặc điểm tự nhiên :địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực .
2-Kỹ năng :
Phân tích lược đồ tự nhiên .
II/Trọng tâm kiến thức :
-Nhận biết :vị trí khu vực Đông Á bao gồm phần lục địa và phần hải đảo nằm về phía đông châu Á .Phần đất liền gồm hai khu vực :khu vực phía đông là vùng núi thấp và đồng bằng khí hậu mang tính chất gió mùa ẩm với cảnh quan rừng chủ yếu ,khu vực phía tây là núi và sơn nguyên cao hùng vĩ , khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn với cảnh quan chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc, cảnh quan miền núi cao .
-Hiểu :sự phân hoá tự nhiên đông Á phần lớn từ đông sang tây là do ảnh hưởng của địa hình
III/Chuẩn bị của thầy và trò :
Đồ dùng dạy học của thầy : lược đồ tự nhiên Đông Á .
Tư liệu , phiếu học tập của trò :SGK , phiếu học tập 12.1
IV/ Tiến trình dạy học :
1-Kiểm tra bài cũ :
-Cho biết tình hình dân cư ở Nam Á? Giải thích vì sao dân cư ở đây phân bố không đều ?
-Ấ n Độ là quốc gia có nền kinh tế như thế nào ở khu vực Nam Á ? Cho biết vì sao cơ cấu kinh tế của Ấn Độ đang có sự dịch chuyển ?
2- Giảng bài mới :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung bài ghi
Nội dung bổ sung
Hoạt động 1 :hoạt động cá nhân
Yêu cầu : quan sát hình 12.1 trả lời các câu hỏi sau :
sKhu vực Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?kể tên các quốc gia , vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo .
sKhu vực Đông Á tiếp giáp với các quốc gia và vùng biển nào ?Vị trí nằm trong khoảng các vĩ độ nào ?
GV tổng kết và chốt ý
Hoạt động 2 :hoạt động nhóm
Yêu cầu dựa vào hình 12.1 bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 12.1, sau đó thảo
luận nhóm để trả lời các vấn đề sau :
sCho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu và cảnh quan nửa phía tây của phần đất liền .
(khí hậu xem lại lược đồ 2.1, cảnh quan xem lại lược đồ 3.1 )
s Cho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu và cảnh quan nửa phía đông của phần đất liền và hải đảo.
sGiải thích vì sao tự nhiên phần đất liền của Đông Á lại có sụ phân hoá từ đông sang tây ?
GV chốt ý cho ghi bài
Biểu đồ lượng chảy sông Hoàng Hà
1-Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á :
Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận : đất liền và hải đảo .Vị trí nằm về phí đông của châu Á .Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 500B đến 200B .
2-Đặc điểm tự nhiên :
Tự nhiên của khu vực
có sự phân hoá từ đông sang tây :
Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi núi thấp xen các đồngbằng rộng lớn , riệng phần hải đảo là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương .Cả hai vùng này thuộc khí hậu gió mùa ẩm trong cảnh quan chủ yếu là rừng .
Nửa phía tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trơ,û có các bồn địa rộng với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc,bán hoang mạc và miền núi cao .
3 Củng cố : Cho HS đọc bài đọc thêm trang 43 SGK sau đó dặt vấn đề :
sVì sao Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa ?
sĐộng đất núi lửa gây ra những thiệt hại nào ?
4-Dặn dò :xem trước bảng 13.2 và trả lời câu hỏi kèm theo bảng 13.2 trong sácg giáo khoa .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_bai_12_dac_diem_tu_nhien_khu_vuc_dong_a.doc