I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- HS nắm được vị trí địa lí, các quốc gia, các vùng lảnh thổ thuộc Đông Á
- Nắm được các đặc điểm về địa hình, KH, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển kỉ năng đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh tự nhiên
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.
3. Thái độ:
- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á, tranh ảnh tài liệu có liên quan
2.Học sinh: Tập bản đồ thế giới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1.8A2.8A3.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải thích tại sao khu vực Nam Á có sự phân bố dân cư không đều?
- Nêu đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á?
3. Bài mới:
Khởi động: Hai bài học trước chúng ta đã tìm hiểu khu vực Nam Á, 1 khu vực dân số rất đông, có Ấn Độ một quốc gia lớn đang trên con đường phát triển tương đối nhanh. Hôm nay, chúng ta bước sang một khu vực khác còn có nhiều điểm vượt trội hơn Nam Á, đó là khu vực Đông Á.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 15/11/2013
Tiết 14 Ngày dạy: 18/11/2013
BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- HS nắm được vị trí địa lí, các quốc gia, các vùng lảnh thổ thuộc Đông Á
- Nắm được các đặc điểm về địa hình, KH, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển kỉ năng đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh tự nhiên
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.
3. Thái độ:
- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á, tranh ảnh tài liệu có liên quan
2.Học sinh: Tập bản đồ thế giới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1.........................8A2......................8A3..................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải thích tại sao khu vực Nam Á có sự phân bố dân cư không đều?
- Nêu đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á?
3. Bài mới:
Khởi động: Hai bài học trước chúng ta đã tìm hiểu khu vực Nam Á, 1 khu vực dân số rất đông, có Ấn Độ một quốc gia lớn đang trên con đường phát triển tương đối nhanh. Hôm nay, chúng ta bước sang một khu vực khác còn có nhiều điểm vượt trội hơn Nam Á, đó là khu vực Đông Á.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi của khu vực (Cá nhân)
*Bước1:
- GV treo bản đồ “Tự nhiên Châu á” nhắc lại vị trí, đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế 2 khu vực đã học .
*Bước2:
-GV giới thiệu khu vực mới
- Dựa vào H 2.1 cho biết:
+ Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Xác định trên bản đồ ?
+ Về mặt tự nhiên khu vực ĐA bao gồm mấy bộ phận ?
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ ĐA tiếp giáp với các quốc gia nào ? với biển nào?( HS yếu kém)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của khu vực (Nhóm)
*Bước 1:
- Hoạt động nhóm theo phiếu học tập
+ N1và 3: Tìm hiểu địa hình phía đông và phía tây phần đất liền, hải đảo ?
+ N2 và 4: Tìm hiểu khí hậu, cảnh quan phía đông và phía tây phần đất liền, hải đảo ?
*Bước2:
- HS làm việc theo nhóm.Đại diện nhóm báo cáo kết quả – nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn xác lại kiến thức ( phụ lục)
*Bước3:
- HS xác định lại các đặc điểm đó trên bản đồ.
- GV mở rộng
+ Nêu điểm giống nhau của sông Hoàng Hà và sông Trường Giang?
( Bắt nguồn, hướng chảy, hạ lưu có đồng bằng phù sa
+ Nêu điểm khác nhau giữa 2 sông trên ? Giải thích nguyên nhân ?
( Chế độ nước S. Hoàng Hà thất thường do chảy qua các vùng khí hậu khác nhau
Chế độ nước S.Trường Giang điều hòa vì phần lớn sông chảy qua vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa)
+Cho biết giá trị KT của sông ngòi trong khu vực?
1. Vị trí địa lí và phạm vi
- Đông Á là khu vực rộng lớn nhất nằm tiếp giáp với TBD
- Phần đất liền: Trung quốc và bán đảo Triều Tiên
- Phần hải đảo: Nhật Bản, Đài Loan, Hải Nam
2. Đặc điểm tự nhiên
(phụ lục)
4. Đánh giá
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm phiếu học tập của các nhóm
- Củng cố lại kiến thức phụ lục
5. Hoạt động nối tiếp:
- GV dặn dò HS về nhà ôn bài, tìm hiểu sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Trung Quốc qua sách báo,..
IV. PHỤ LỤC:
Bộ phận lãnh thổ
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu - cảnh quan
Đất liền
Phía tây
- Núi, sơn nguyên, bồn địa
- KH cận nhiệt, quanh năm khô hạn
- Cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc.
Phía đông
- Đồi núi thấp, xen các đồng bằng rộng, màu mỡ
- Các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang
- Phía đông và hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm
- Cảnh quan rừng là chủ yếu
Hải đảo
Vùng núi trẻ nằm trong vành đai lửa TBD thường xuyên xảy ra động đất núi lửa.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_bai_12_dac_diem_tu_nhien_khu_vuc_dong_a.doc