GV treo bản đồ tự nhiên châu Á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát.
GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ sông ngòi của Châu á và trả lời các câu hỏi:
N1: Nêu nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi ở Châu á?
N2: Cho biết tên các con sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á và Tây Nam á? Chúng bắt nguồn từ KV nào, đổ vào biển và đại dương nào? Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi ở 3 KV này?
N3: Sông Mê Kông chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
N4: Sự phân bố mạng lưới và chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực nói trên?
Giải thích nguyên nhân tại sao?
Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV tổng kết.
CH: Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở Châu á?
GV lấy VD
- Nhà máy thủy điện Bơrat trên sông Angara có công suất: 4,5 triệu KW do hồ Baican cung cấp nước.
- Nhà máy thủy điện Cơratnooiac trên sông Lênitxêi công suất 6 triệu KW
- Nhà máy thủy điện Xaianô Xuxen công suất 6,4KW. + Sông ở các KV khác cung cấp nước cho đời sống, sản xuất, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch.
CH: Xác định các hồ nước mặn, ngọt của Châu á trên bản đồ treo tường?
- Hồ Caxpi diện tích 371.000km2, sâu 995m, chứa khoảng 300 tỉ m3 nước. Rộng gấp 12 lần hồ Baican.
- Hồ Baican là một hồ lớn của Châu á: dài 636km, chiều ngang rộng 50 - 70km, diện tích hồ rộng 31.500 km2, chứa được lượng nước 23.000m3.
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3 - BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được
- Mạng lưới sông ngòi Châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn
- Biết được đặc điểm một số hệ thốn sông lớn và giải thích nguyên nhân tại sao có sự hình thành các sông lớn như vậy.
- Sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hóa
- Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á
2. Về kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á
- Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn.
- Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.
3. Thái độ: Yêu quý môi trường và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic
- Phát triển năng lực chuyên biệt:
+ Đọc lược đồ tự nhiên Châu Á, lược đồ các đới cảnh quan châu Á để xác định đặc điểm sông ngòi, cảnh quan.
+ Quan sát và phân tích tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên châu Á.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:- Bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu Á
- Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên của Châu Á
2. HS: SGK, vở ghi, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới: (44’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV:
? Dựa vào kiến thức đã hoc ở lớp 7 em hãy cho biết khí hậu có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi và sự phát triển của sinh vật?
GV dẫn dắt: Khí hậu châu Á cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ nước của sông ngòi và sự phát triển cảnh quan của châu lục. chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HS đứng tại chỗ trả lời
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
Vài HS nêu ý kiến
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi (15’)
GV treo bản đồ tự nhiên châu Á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát.
GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ sông ngòi của Châu á và trả lời các câu hỏi:
N1: Nêu nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi ở Châu á?
N2: Cho biết tên các con sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á và Tây Nam á? Chúng bắt nguồn từ KV nào, đổ vào biển và đại dương nào? Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi ở 3 KV này?
N3: Sông Mê Kông chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
N4: Sự phân bố mạng lưới và chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực nói trên?
Giải thích nguyên nhân tại sao?
Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV tổng kết.
CH: Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở Châu á?
GV lấy VD
- Nhà máy thủy điện Bơrat trên sông Angara có công suất: 4,5 triệu KW do hồ Baican cung cấp nước.
- Nhà máy thủy điện Cơratnooiac trên sông Lênitxêi công suất 6 triệu KW
- Nhà máy thủy điện Xaianô Xuxen công suất 6,4KW. + Sông ở các KV khác cung cấp nước cho đời sống, sản xuất, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch...
CH: Xác định các hồ nước mặn, ngọt của Châu á trên bản đồ treo tường?
- Hồ Caxpi diện tích 371.000km2, sâu 995m, chứa khoảng 300 tỉ m3 nước. Rộng gấp 12 lần hồ Baican.
- Hồ Baican là một hồ lớn của Châu á: dài 636km, chiều ngang rộng 50 - 70km, diện tích hồ rộng 31.500 km2, chứa được lượng nước 23.000m3.
CH: Em có thể cho biết một số nhà máy thủy điện lớn ở Bắc á?
CH2: Em hãy liên hệ đến giá trị sông ngòi và hồ lớn ở Việt Nam?
- Giá trị thủy điện lớn
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống.
HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á
Các nhóm phân công nhiệm vụ, cử thư ký, nhóm trưởng
HS thảo luận theo nhóm trong 5’
Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng phụ
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
1 HS đứng tại chỗ trả lời, các HS khác nghe, bổ sung
1.Đặc điểm sông ngòi
- Sông ngòi ở Châu á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Có 3 hệ thống sông lớn:
*) Hệ thống sông ngòi Bắc Á
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Chảy theo hướng từ Nam - Bắc
+ Mùa đông bị đóng băng, mùa hè tuyết tan, nước dâng cao và thường có lũ lớn?
*) Hệ thống sông ngòi ở ĐÁ, ĐNA và Nam Á.+ Sông ngòi dày đặc và có nhiều sông lớn, lượng nước nhiều.
+ Chế độ nước lên xuống theo mùa
*) Hệ thống sông
ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á.
+ Rất ít sông
+ Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan.
- Sông ngòi và hồ ở Châu á có giá trị rất lớn trong sản xuất, đời sống, văn hoá, du lịch...
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên (8’)
GV treo lược đồ các đới cảnh quan Châu á lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát.
CH: Em hãy cho biết:
- Tên các đới cảnh quan ở Châu á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ.
- Tên các cảnh quan phân bố ở KV khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở KV khí hậu lục địa khô?
- Tên các cảnh quan thuộc KV khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới?
GV tổng kết.
HS quan sát lược đồ
3 HS lên bảng chỉ trên bản đồ và đọc tên các đới
Các HS khác theo dõi và bổ sung
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Do vị trí địa hình và khí hậu đa dạng nên các cảnh quan Châu á rất đa dạng
- Cảnh quan tự nhiên KV gió mùa và vùng lục địa khô chiếm diện tích lớn.
- Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Xi-bia
- Rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm có nhiều ở Đông TQ, ĐNA và Nam á.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. (7’)
GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi, thời gian 3’
CH: Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên Châu á cho biết những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên đối với sản xuất đời sống?
GV nhận xét và tổng kết.
2- 3 đại diện nhóm lần lượt trình bày
Các nhóm khác nghe và bổ sung, nhanạ xét.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á.
a) Thuận lợi
- Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn: dầu khí, than, sắt...
b) Khó khăn
- Địa hình núi cao hiểm trở
- Khí hậu khắc nghiệt
- Thiên tai bất thường.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)
GV chiếu trên máy câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời:
Chọn những câu đúng:
Châu á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều vì:
a) Lục địa có khí hậu phân hóa đa dạng, phức tạp
b) Lục địa có kích thước rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm có băng hà phát triển. Cao nguyên và đồng bằng rộng có khí hậu ẩm ướt.
c) Phụ thuộc vào chế độ nhiệt và chế độ ẩm của khí hậu.
d) Lục địa có diện tích rất lớn. Địa hình có nhiều núi cao đồ sộ nhất thế giới.
HS xung phong trả lời
Đến khi chọn được đáp án đúng.
Đáp án: b + c
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2’)
CH: Em hãy cho biết tình hình thiên tai ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ta?
HS trả lời
Lũ lụt, hạn hán -> Thiệt hại về người Và của; ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (2’)
Nước ta có những con hệ thống sông lớn nào? Chế độ nước chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nào? (nước mưa, băng tan?...)
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học sinh học bài cũ
-Làm bài tập trong vở BT thực hành địa lý
- Xem trước bài thực hành
Rút kinh nghiệm bài học
File đính kèm:
- Đ8_TIẾT 3 - BÀI 3 SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á-TRANG W3(2).docx