I-Mục tiêu bài học
1-Kiến thức :Qua bài học .HS nắm được :
-Vị trí - tên gọi chín hệ thống sông lớn
-Đặc điểm 3 vùng thủy văn của nước ta
-Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp
phòng chống lũ lụt ở nước ta.
2-Kĩ năng :đọc phân tích bảng thống kê, lược đồ .
II- Trọng tâm bài :
Nhận biết :đặc điểm sông ngòi của 3 miền .
Hiểu : đặc điểm hệ thống sông từng miền phụ thuộc vào địa hình và khí hậu của từng miền ,
III-Chuẩn bị của thầy và trò :
Bản đồ địa lý tự nhiên
Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
Hình ảnh chống lũ lụt ở nước ta.
Sách giáo khoa.
VI -Các tiến trình thực hiện bài học
Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
-Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta - Nguyễn Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐỊA 8 – TRƯỜNG THCS BÀ ĐIỂM 3 GV : NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Tiết 40 Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
I-Mục tiêu bài học
1-Kiến thức :Qua bài học .HS nắm được :
-Vị trí - tên gọi chín hệ thống sông lớn
-Đặc điểm 3 vùng thủy văn của nước ta
-Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp
phòng chống lũ lụt ở nước ta.
2-Kĩ năng :đọc phân tích bảng thống kê, lược đồ .
II- Trọng tâm bài :
Nhận biết :đặc điểm sông ngòi của 3 miền .
Hiểu : đặc điểm hệ thống sông từng miền phụ thuộc vào địa hình và khí hậu của từng miền ,
III-Chuẩn bị của thầy và trò :
Bản đồ địa lý tự nhiên
Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
Hình ảnh chống lũ lụt ở nước ta.
Sách giáo khoa.
VI -Các tiến trình thực hiện bài học
Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
-Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em?
Bài giảng mới: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài ghi
Nội dung bổ sung
Hoạt động 1 :hoạt động nhóm
Giáo viên cho học sinh treo bản đồ tự
nhiên Việt Nam lên bảng; em hãy nêu lên vài sông lớn Việt Nam trên bản đồ – Xác định vị trí ? Có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi ở nước ta?
Giáo viên treo bảng hệ thống các sông lớn được phóng to trên bảng đen. Cho một học sinh đọc các chi tiết trên bảng.
Phân nhóm ra để thảo luận. Có bốn nhóm trong lớp, phát phiếu học tập
Vùng
Chế độ nước
Tên sông chính
Giá trị
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
GV phân công cho nhóm một với nội dung như sau:
s Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước như thế nào?
s Mùa lũ vào tháng nào trong năm?
s Nêu tên các hệ thống sông chính ở Bắc Bộ?
s Giá trị của sông ?
* Nhóm 2:
s Hãy cho biết sông ngòi miền Trung có độ dốc như thế nào?
s Mùa lũ vào tháng nào trong năm?
Nêu tên các hệ thống sông chính ở Bắc Bộ?
sGiá trị của sông ?
* Nhóm 3:
s So với sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ thì sông ngòi Nam Bộ lượng nước và chế độ nước chảy như thế nào?
sẢûnh hưởng của thuỷ triều đến giao thông?
s Hãy nêu tên hai hệ thống sông chính ở Nam Bộ?
* Nhóm 4:
s Hãy xác định hệ thống sông Mê Công trên bản đồ tự nhiên.
s Cho biết sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung là gì?
s Sông Mê Công đổ ra Biển Đông bằng những cửa nào ? Chỉ đọc trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
s Thuận lợi – khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long? Biện pháp chống lũ?
s Sau khi các nhóm thảo luận – gv cho các nhóm trở lại vị trí cũ – cho hs dựa vào bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam đã phóng to. Các nhóm phân công lên thuyết trình các nội dung yêu cầu – hoặc phiêú học tập đã phát ra – giáo viên chỉ kết lại sau khi học sinh không còn ý kiến đóng góp – dực vào nội dung bài trong sgk và lời giảng của giáo viên, học sinh chép bài – hoặc ghi chính xác vào phiếu học tập.
1/ Khái quát:
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc.
Có chín hệ thống lớn chia làm ba vùng.
2/ Các hệ thống sông chính:
Sông ngòi Bắc Bộ
- Có lũ vào tháng 6 đến tháng 10.
- Sông miền này có hình nan quạt -> dễ có lũ.
- Hệ thống sông Hồng tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bo,
Sông ngòi Trung Bộ:
- Sông ngòi Trung Bộ ngắn dốc.
- Lũ vào thu đông.
Sông ngòi Nam Bộ:
- Sông ngòi Nam Bộ khá điều hoà.
- Lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- Phải sẵn sàng chống lũ lụt, bảo vệ đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông nước.
3-Củng cố:
Xác định bản đồ tự nhiên Việt Nam các hệ thống sông lớn ở nước ta?
Các thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
Nêu cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng?
4-Dặn dò : Bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm 35.1 trang 124.
Xem lại bài khí hậu, sông ngòi Việt Nam
Chuẩn bị -> thước kẻ, bút chì – màu tô
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_bai_34_cac_he_thong_song_lon_o_nuoc_ta.doc