. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu
- HS mô tả vắn tắt về gió, đã được học ở lớp 6.
- Định hướng nội dung bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp
- Hoạt động: cá nhân
3. Phương tiện
- Tranh ảnh về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và mùa hạ
- Video/Clip về hoạt động của gió
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Đối tượng tự nhiên nào được nhắc đến trong clip ? Đối tượng đó được hình thành bởi yếu tố nào ?
- Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời.
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH CÁC TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀ ÁP CAO Ở CHÂU Á (10 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Xác định được các trung tâm áp thấp và áp cao được hình thành ở khu vực châu Á.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại/ vấn đáp
- Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
3. Phương tiện
- Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á.
- Học sinh chuẩn bị giấy Note
8 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 4: Phân tích hoàn lưu gios mùa ở châu Á - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Ngày soạn:
PPCT: Tiết
BÀI 4. PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được các trung tâm áp thấp và áp cao được hình thành ở khu vực châu Á.
Phân tích được các hướng gió chính vào mùa đông và mùa hạ ở châu Á.
2. Kĩ năng
Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ.
3. Thái độ
Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
(sử dụng các công cụ địa lí (thống kê, phân tích lược đồ); Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ các đới khí hậu châu Á.
- Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á.
2. Chuẩn bị của HS
- Tập bản đồ địa lí 8.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại.
- Các kiến thức đã học về vị trí, khí hậu châu Á.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hoàn lưu gió mùa
Đọc tên các vùng khí áp, trị số các đường đẳng áp và khu vực ảnh hưởng.
Nguồn gốc hình thành.
Tính chất của các loại gió
Xác định hướng gió, phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa.
Liên hệ với khí hậu Việt Nam
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu
- HS mô tả vắn tắt về gió, đã được học ở lớp 6.
- Định hướng nội dung bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp
- Hoạt động: cá nhân
3. Phương tiện
- Tranh ảnh về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và mùa hạ
- Video/Clip về hoạt động của gió
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Đối tượng tự nhiên nào được nhắc đến trong clip ? Đối tượng đó được hình thành bởi yếu tố nào ?
- Cho học sinh xem Clip (https://www.youtube.com/watch?v=8aLD7IQgKMc)
- Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời.
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH CÁC TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀ ÁP CAO Ở CHÂU Á (10 PHÚT)
1. Mục tiêu
Xác định được các trung tâm áp thấp và áp cao được hình thành ở khu vực châu Á.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại/ vấn đáp
- Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
3. Phương tiện
- Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á.
- Học sinh chuẩn bị giấy Note
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Dựa vào hình 4.1 và Hình 4.2 SGK/14+15 em hãy: Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á vào tháng 1 và tháng 7 ?
Bước 2: Học sinh thực hiện yêu cầu, làm việc cá nhân trong 3 phút , hết thời gian các cặp đôi chia sẻ với nhau 2 phút.
- Bước 3: Giáo viên gọi cặp đôi bất kỳ đọc các trung tâm áp thấp và áp cao ở tháng 1 và tháng 7. (2 cặp đôi cho 2 tháng)
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chốt kiến thức bằng bảng tổng hợp. Học sinh ghi chú/chỉnh sửa và dán tờ Note lên vở ghi của mình.
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
Khu vực
Áp cao (C)
Áp thấp (T)
Tháng 1
Tháng 7
Nội dung phần 1
1. Xác định các trung tâm áp cao và áp thấp ở châu Á vào tháng 1 và 7.
Khu vực
Áp cao (C)
Áp thấp (T)
Tháng 1
Axo
Xibia
Nam Đại Tây Dương
Nam Ấn Độ Dương
Ai-xơ-len
A-lê-út
Xích đạo – Ô-xtrây- li-a
Nam Ấn Độ Dương
Tháng 7
Nam Đại Tây Dương
Nam Ấn Độ Dương
Ô-xtrây- li-a
Ha-oai
I-Ran
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU HƯỚNG GIÓ CHÍNH Ở TỪNG KHU VỰC VỀ MÙA ĐÔNG VÀ MÙA HẠ ( 15 PHÚT )
1. Mục tiêu
Phân tích được các hướng gió chính vào mùa đông và mùa hạ ở châu Á.
Thể hiện được các hướng gió lên bản đồ
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Khai thác bản đồ, tranh ảnh.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân.
3. Phương tiện
- Tập bản đồ địa lí 8.
- Lược đồ tự nhiên các khu vực châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (nếu trường nào học sinh không sử dụng tập bản đồ hay không mua thì GV chuẩn bị ạ)
- Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận trong 3 phút.
Giao nhiệm vụ. Học sinh kết hợp quan sát: Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á; Lược đồ tự nhiên các khu vực châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á trong Tập bản đồ địa lí 8.
Dùng bút màu xanh vẽ hướng di chuyển của gió mùa đông và bút màu đỏ vẽ hướng di chuyển gió mùa hạ lên lược đồ được phát. Sau đó hoàn thành ghi chú vào phiếu học tập của cá nhân.
Nhóm 1+4: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Đông Á về mùa hạ và mùa đông
Nhóm 2+5: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Đông Nam Á về mùa hạ và mùa đông
Nhóm 3+6: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Nam Á về mùa hạ và mùa đông
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Bước 2: Kết thúc thời gian thảo luận, học sinh có 1 phút để hẹn hò các bạn của mình, ghi tên bạn vào vị trí giờ hẹn, mỗi vị trí giờ hẹn chỉ được hẹn với bạn nhóm khác để trao đổi sao cho đầy đủ kiến thức ở 2 khu vực mình chưa thảo luận: TRÒ CHƠI HẸN HÒ
Thành viên nhóm 1+4 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 2 hoặc 5 và 3 hoặc 6
Thành viên nhóm 2 +5 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 1 hoặc 4 và 3 hoặc 6
Thành viên nhóm 3+6 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 1 hoặc 4 và 2 hoặc 5
- Bước 3: Bắt đầu hẹn hò.
Quy định từ 12 giờ theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. (như vậy mỗi học sinh sẽ có cơ hội trao đổi nhiều nhất với 6 học sinh ở 2 khu vực khác nhóm đã làm)
Thời gian cho mỗi lần hẹn hò là 1 phút. Tối đa cho hoạt động này là 6 phút
Lưu ý: cần quy định bắt buộc phải có đầy đủ các khu vực
- Bước 4: Kết thúc hoạt động, học sinh trao đổi phiếu cho nhau để chấm chéo theo kết quả giáo viên công bố.
- Bước 5: Học sinh dán phần phiếu thảo luận vào vở học tập của mình (bên trên mình dùng tập bản đồ 8, phần này mình dán vô vở hả anh)
Nội dung phần 2
2. Hướng gió chính ở từng khu vực
Khu vực
Hướng gió chính mùa hạ (T7)
Hướng gió chính mùa đông (T1)
Đông Á
Đông Nam
Tây Bắc
Nam Á
Đông Bắc
Tây Nam
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc
Nam, Tây Nam
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 8 PHÚT)
1. Mục tiêu
1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng)
+ Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về hoàn lưu gió mùa châu Á.
+ Kĩ năng: so sánh hoạt động của gió mùa hạ và mùa đông. Hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân
3. Phương tiện
- Vở ghi, phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Dựa vào bảng tổng hợp về gió mùa hạ và gió mùa đông ở châu Á đã hoàn thiện ở 2 hoạt động trước, hãy phân tích sự khác nhau giữa gió mùa hạ và gió mùa đông ở châu Á bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:
(Nguồn: Phát triển năng lực trong môn Địa lí 8)
Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. Chú ý ghi các từ khóa.
Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. GV chấm vài bài nhanh nhất và nhận xét chung
D. Vận dụng và mở rộng ( 7 phút) Có thể cho tìm hiểu ở nhà
1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng)
+ Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
+ Kĩ năng: giải quyết vấn đề
2. Chuẩn bị
3. Hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu gió ngừng thổi trên Trái Đất ?
Qua tìm hiểu thực tế, em hãy cho biết sự khác nhau của gió mùa hạ và gió mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người?
Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến
Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
Khi gió ngưng thổi, Trái Đất sẽ phải hứng chịu một sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa 2 cực và vùng xích đạo cũng như giữa biển và đất liền do mật độ phân bố nhiệt sẽ không đồng đều. Những khu vực lạnh sẽ trở nên cực lạnh, khu vực nóng sẽ trở nên cực kỳ nóng, điều này có nghĩa là sự sống không thể tồn tại trên Trái Đất.
Câu hỏi mở GV chốt ý cho học sinh.
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_bai_4_phan_tich_hoan_luu_gios_mua_o_cha.doc