Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm (Bản hay)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần:

- Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ.

- Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á và sự phân bố của chúng.

- Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, mô tả vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu.

- Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ.

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ các đới khí hậu châu Á.

- Một số biểu đồ khí hậu của các kiểu khí hậu ở châu Á.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)

 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.

 3. Các hoạt động dạy và học:

 

doc118 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo) Chương XI: CHÂU Á Tuần 1/Tiết 1 Ngày soạn: 05/11/2006 BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ II. Thiết bị dạy học: Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu. Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức:(1/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV sử dụng quả địa cầu giới thiệu toàn bộ giới hạn châu Á và hướng dẫn HV quan sát hình 1.1. H: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ nào ? H: Châu Á tiếp giáp với những biển, đại dương và các châu lục nào ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung trên bản đồ. GV tổng hợp, chuẩn xác kiến thức. H: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông (nơi rộng nhất) là bao nhiêu km ? GV hướng dẫn HV tìm hiểu trên bản đồ để trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: Từ Bắc xuống Nam là 8500 km; từ Tây sang Đông là 9200 km. GV cho HV quan sát lược đồ và bản đồ. Cho HV xác định lại vị trí của châu Á trên bản đồ. GV chuẩn xác và chuyển ý. Hoạt động 2: GV yêu cầu HV quan sát hình 1.2 trang 5 SGK H: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Antai các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan ở châu Á ? HV tìm và xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn và chuẩn xác. H: Tìm và xác định các đồng bằng chính ở châu Á: Turan, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung ? HV xác định trên bản đồ các đồng bằng. GV hướng dẫn. H: Xác định hướng các dãy núi chính ? GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác. GV lưu ý: Làm rõ khái niệm “sơn nguyên”. Cho HV quan sát hình 1.2. H: Châu Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào ? HV trả lời, nhận xét. GV hướng dẫn HV quan sát chú giải và tổng hợp, chuẩn xác kiến thức. H: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở khu vực nào ? H: Em có nhận xét gì về nguồn khoáng sản ở châu Á ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng và chuẩn xác kiến thức. GV liên hệ thực tế: Irắc có nhiều dầu mỏ, khí đốt, Việt Nam có nhiều than GV giảng giải về mối quan hệ giữa địa hình và khoáng sản để HV rút ra các đặc điểm chính. 16/ 22/ 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. - Châu Á là châu lục rộng lớn, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Điểm cực Bắc: 77044/ B. - Điểm cực Nam: 1016/ B. - Châu Á giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấ n Độ Dương. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. a. Địa hình. - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, đồng bằng rộng lớn. - Địa hình bị chia cắt phức tạp. - Dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Antai - Sơn nguyên: Tây Tạng, sơn nguyên Đềcan. - Các đồng bằng rộng lớn nhất: Lưỡng Hà, Ấn – Hằng b. Khoáng sản. - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn. - Các khoáng sản quan trọng: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắtvà nhiều kim loại màu. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, khoáng sản của châu Á. Hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 2. Tuần 1/Tiết 2 Ngày soạn: 05/11/2006 BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ. Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á và sự phân bố của chúng. Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, mô tả vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu. Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các đới khí hậu châu Á. Một số biểu đồ khí hậu của các kiểu khí hậu ở châu Á. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV hướng dẫn HV quan sát hình 2.1. H: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ? HV trả lời, xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn HV chú ý chú giải và nhìn lược đồ để xác định dọc kinh tuyến 800 Đ. Cho HV đọc tên từng đới, các kiểu khí hậu của từng đới. GV giới thiệu đặc điểm của từng đới. H: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác: vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ H: Vậy vị trí địa lí, địa hình của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Á ? HV trả lời. GV cho HV liên hệ tới vị trí địa lí, địa hình để thấy được mối quan hệ địa lí làm ảnh hưởng đến sự phân hoá các đới khí hậu. Yêu cầu HV quan sát hình 2.1 và liên hệ đến Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào của? HV trả lời. GV tổng hợp chuẩn xác. Cho HV quan sát hình 2.1. H: Chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu đó ? HV trả lời. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Em hãy giải thích mỗi đới khí hậu thay đổi như thế nào ? HV trả lời. GV chuẩn xác: thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa. H: Vì sao có sự phân hoá đó ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: GV tổ chức HV thảo luận nhóm với yêu cầu: “Xác định trên lược đồ H 2.1 sự phân bố các kiểu khí hậu chính ? Đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ?” HV thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài học: khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lí châu Á nằm trải dài qua nhiều vĩ độ. Khí hậu phân hoá làm 2 kiểu: khí hậu gió mùa và lục địa. 20/ 15/ 1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng. a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau. - Đới khí hậu cực và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới. - Đới khí hậu cận nhiệt. - Đới khí hậu nhiệt đới. - Đới khí hậu xích đạo. b. Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa. - Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của lục địa và đại dương dẫn đến sự thay đổi khí hậu theo các kiểu. 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. a. Các kiểu khí hậu gió mùa. - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. - Gió mùa cận nhiệt và gió mùa ôn đới: phân bố ở Đông Á Þ Khí hậu gió mùa có đặc điểm là trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông, có gió từ lục địa thổi ra, không khí khô và lạnh, mưa không đáng kể; mùa hạ, có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. b. Các kiểu khí hậu lục địa. - Phân bố chủ yếu ở vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. - Đặc điểm: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng; lượng mưa trung bình từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí thấp. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu nội dung bài học. Hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, làm các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 3. Tuần 2/Tiết 3 Ngày soạn: 11/11/2006 BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan. Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiêu châu Á. Bản đồ cảnh quan tự nhiên châu Á. Một số tranh ảnh về các cảnh quan, động vật ở châu Á. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV treo bản đồ địa lí tự nhiên châu Á và giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu HV quan sát kết hợp với hình 1.2 SGK. H: Em có nhận xét gì chung nhất về mạng lưới sông ngòi châu Á ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Các sông ở Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển, đại dương nào ? HV trả lời, nhận xét và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác trên bản đồ. H: Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ khu vực nào ? HV trả lời. GV giảng, liên hệ đến Việt Nam. H: Như vậy dựa vào nguồn gốc và hướng chảy em có nhận xét gì về đặc điểm của các sông ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác. H: Em hãy giải thích tại sao về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài ? Giải thích vì sao các sông lại có hướng chảy từ Bắc lên Nam ? GV hướng dẫn HV dựa vào địa hình và vị trí châu Á để giải thích. Cho HV quan sát hình 1.2, 2.1. H: Cho biết sông Ô bi chảy theo hướng nào và quan các đới khí hậu nào ? Tại sao về mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô bi lại có lũ băng lớn ? HV trả lời. GV giải thích: do ảnh hưởng của khí hậu, sông chảy qua vùng khí hậu lạnh GV tổng hợp và chuẩn xác toàn bộ kiến thức. H: Các con sông lớn, đặc biệt là sông ở Bắc Á có giá trị gì về kinh tế ? HV trả lời, nhận xét. GV giảng và chuẩn xác. Hoạt động 2: Cho HV quan sát bản đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á và hình 3.1 SGK. H: Đọc tên các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800 Đ ? HV đọc tên và xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. H: Đọc tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn ? HV đọc tên và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Em có nhận xét gì về sự phân hoá của các đới cảnh quan trên toàn châu lục ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV giới thiệu việc khai thác rừng và sự cần thiết phải bảo vệ rừng để giáo dục cho HV . Cho HV quan sát hình 3.2 SGK. Hoạt động 3: Cho HV quan sát lược đồ hình 1.2 và đọc mục 3 trong SGK H: Châu Á có những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên thiên nhiên của châu Á có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của châu Á ? HV trả lời. GV hướng dẫn và liên hệ đến một số quốc gia có nền kinh tế phát triển H: Thiên nhiên châu Á có những khó khăn gì? HV trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và liên hệ đến đợt động đất, sóng thần ngày 26 – 12 – 2004. GV chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài học. 15/ 12/ 8/ 1. Đặc điểm sông ngòi. - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn, phân bố không đều. - Chế độ nước phức tạp. - Sông ở Bắc Á dày, sông lớn chảy theo hướng từ Nam lên Bắc. - Ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á mạng lưới sông dày, lớn do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa. - Tây Nam Á và Trung Á sông ngòi kém phát triển do ảnh hưởng khí hậu lục địa khô hạn. - Sông ở Bắc Á có giá trị về giao thông, thuỷ điện, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 2. Các đới cảnh quan tự nhiên. - Phân hoá rất đa dạng và gắn liền với đặc điểm khí hậu: + Rừng lá kim (Taiga) có diện tích rộng, phân bố ở đồng băng Tây Xibia, Trung Xibia + Rừng cận nhiệt ở Đông Á. + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á, Nam Á. 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. a. Thuận lợi. - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú: + Có trữ lượng khoáng sản lớn như: than, sắt, dầu mỏ, khí đốt, thiếc + Có tài nguyên đất, nước, khí hậu, động thực vật rất đa dạng. b. Khó khăn. - Có nhiều vùng núi cao, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc khô cằn. - Thường xuyên có thiên tai, động đất, núi lửa, bão lũ Þ Gây trở ngại cho việc giao lưu, mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi và gây thiệt hại lớn về người và của 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu lại nội dung bài học. Hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 4. Tuần 4/Tiết 4 Ngày soạn: 20/09/2005 BÀI 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khuvực gió mùa châu Á Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà các em ít biết đến , đó là lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. Nắm được các kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng giótrên lược đồ. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiêu châu Á. Lược đồ trong SGK phóng to. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV nêu mục tiêu bài thực hành. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV yêu cầu HV dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và hình 4.1, hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi trong mục 1. HV trình bày trên lược đồ hình 4.1 phóng to, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác Hoạt động 2: GV yêu cầu HS hoạt động tương tự ở mục 1 để tìm hiểu về các trung tâm áp thấp, áp cao và hướng gió về mùa hạ dựa vào bản đồ, và hình 4.2 SGK. HS trình bày, nhận xét, bổ xung trên bản đồ. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức 15/ 15/ 1. Phân tích hướng gió về mùa đông. - Các trung tâm áp thấp: Aixơlen, Alêút, xích đạo, xích đạo Ôxtrâylia. - Các trung tâm áp cao: Xibia, Axơ, Nam Đại Tây Dương, Nam ẤĐD. - Hướng gió mùa đông (tháng 1): Đông Á – Tây Bắc. Đông Nam Á – Bắc, Đông Bắc. Nam Á – Đông Bắc. 2. Phân tích hướng gió về mùa hạ. - Các trung tâm áp thấp: Iran. - Các trung tâm áp cao: Haoai, Nam Đại Tây Dương, Nam TBD Hướng gió mùa hạ (tháng 7): Đông Á – Đông Bắc. Đông Nam Á – Nam, Tây Nam. Nam Á – Tây Nam. 4. Củng cố:(9/) Cho HV ghi những kiến thức đã tìm hiểu vào bảng ở mục 3 “Tổng kết”. GV hướng dẫn HV ghi và chuẩn xác kiến thức cho HV. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, chuẩn bị trước bài 5. Tuần 5/Tiết 5 Ngày soạn: 26/09/2005 BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: So sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục, thấy được châu Á có dân số đông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới. Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á. Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về sự ra đời của các tôn giáo này. Nắm được các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Phân tích số liệu thống kê. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các nước trên thế giới. Tranh ảnh về các cư dân châu Á. Lược đồ, ảnh SGK. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức:(1/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV đọc bảng 5.1 GV giới thiệu một số lưu ý trong bảng số liệu này. H: Nhận xét về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới ? GV hướng dẫn HV tìm hiểu, so sánh: Lấy thế giới là 100%, từ đó tính tỉ lệ % của các châu lục và so sánh tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa châu Á với các châu lục và thế giới. HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng giải và chuẩn xác kiến thức. H: Nguyên nhân nào dẫn đến châu Á có dân cư tập trung đông ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác. GV giới thiệu về chính sách dân số của một số quốc gia ở châu Á và liên hệ, giáo dục chính sách dân số ở Việt Nam cho HV. Hoạt động 2: GV cho HV quan sát hình 5.1 SGK và yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào ? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? So sánh thành phần chủng tộc của châu Á với châu Âu ? HV thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn HV lưu ý kí hiệu trong hình 5.1. Cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác trên bản đồ. H: Các chủng tộc ở châu Á sinh sống với nhau như thế nào ? HV trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Cho HV đọc mục 3 trong SGK. H: Em hiểu biết như thế nào là tôn giáo ? Sự ra đời của các tôn giáo là do nhu cầu, mong muốn gì của con người ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Châu Á là nơi xuất hiện của những tôn giáo nào ? HV trả lời. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. Cho HV quan sát hình 5.2 SGK. H: Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức: Phật giáo hành lễ ở các chùa, Hồ giáo, Ki tô giáo hành lễ ở các nhà thờ GV tổng kết bài học và liên hệ đến tôn giáo ở Việt Nam. 14/ 12/ 12/ 1. Một châu lục đông dân nhất thế giới. - Châu Á có số dân đông nhất (3,766 tỉ người, năm 2002), chiếm » 61% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở mức trung bình của thế giới. - Nguyên nhân: có nhiều khu vực đồng bằng, khí hậu thuận lợi, sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động, tư tưởng trọng nam, khinh nữ 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc: + Chủng tộc Môngôlôít sống chủ yếu ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. + Chủng tộc Ơrôpêôít sống chủ yếu ở Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á. + Chủng tộc Ôxtralôít sống chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á. Þ Các chủng tộc sinh sống bên nhau, cùng xây dựng đất nước và tạo ra thành phần người lai giữa các chủng tộc. 3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn. - Ở châu Á tôn giáo ra đời rất sớm, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. + Ấn Độ giáo: ra đời vào đầu thiên niên kỉ thứ nhất TCN. + Phật giáo: ra đời vào thế kỉ VI TCN. + Ki tô giáo được hình thành từ đầu công nguyên. + Hồi giáo được hình thành vào thế kỉ VII sau công nguyên. Þ Các tôn giáo đều thờ một hoặc một số vị thần khác nhau và đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu lại nội dung bài học. Hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 6, vẽ hình 6.1 trang 20 SGK vào vở (không ghi các thành phố). Tuần 6/Tiết 6 Ngày soạn: 29/09/2005 BÀI 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Biết quan sát, nhận xét lược đồ, bản đồ châu Á để nhận biết đặc điểm phân bố dân cư: nơi đông dân (vùng ven biển của Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á), nơi thưa dân (Bắc Á, Trung Á, bán đảo A ráp) và nhận biết các thành phố lớn của châu Á (vùng ven biển Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á). Liên hệ các kiến thức đã học để tìm các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và phân bố các thành phố của châu Á: khí hậu, địa hình, nguồn nước. Vẽ biểu đồ, nhận xét sự gia tăng dân số đô thị ở châu Á. Trình bày kết quả làm việc. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các nước trên thế giới. HV vẽ hình 6.1 ở nhà. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV nêu mục tiêu bài thực hành. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV quan sát hình 6.1 SGK và đọc mật độ dân số của châu Á điền vào bảng về nơi phân bố các mật độ dân số và nhận xét về mật độ dân số đó. HV tìm hiểu. GV quan sát, hướng dẫn. Cho HV trình bày và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức vào bảng sau. 15/ 1. Phân bố dân cư châu Á. STT Mật độ dân số trung bình Nơi phân bố Nguyên nhân của MĐDS 1 Dưới 1 người/km2 Bắc Liên Bang Nga, vùng sâu trong lục địa, Tây Nam Á, Pakixtan, Apganixtan Khí hậu khắc ngiệt, địa hình núi cao, sâu trong lục địa 2 1 – 50 người/km2 Nam Liên Bang Nga, ven biển phía Tây Nam, Mông Cổ, Iran, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia Các cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, núi trung bình 3 51 – 100 người/km2 Trung tâm Ấn Độ, Đông và Đông Nam Trung Quốc Sơn nguyên, đồng bằng 4 Trên 100 người/km2 Ven biển Đông, Nam Á, quần đảo Nhật Bản, ven biển Đông Nam Á Ven biển, đồng bằng Hoạt động 2: Yêu cầu HV quan sát hình 6.1 và bảng 6.1. Cho HV đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ) ? HV đọc và xác định trên bản đồ, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác trên bản đồ. Cho HV xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ đã vẽ từ trước. HV làm việc. GV quan sát, hướng dẫn và kiểm tra kết quả làm việc của HV, nhận xét, đánh giá. H: Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào ? Vì sao lại có sự phân bố đó ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài thực hành. 24/ Þ Dân số phân bố không đều, tập trung nhiều ở vùng ven biển, đồng bằng. Sâu trong lục địa, núi cao, hoang mạc dân cư thưa thớt. 2. Các thành phố lớn ở châu Á. - Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Vì đây là những khu vực có giao thông thuận lợi, đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất 4. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện bài thực hành. Chuẩn bị trước bài 7, 8 trong SGK. Tuần 9/Tiết 9 Ngày soạn: 27/10/2005 BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần: Sơ bộ hiểu quá trình phát triển của các nước châu Á. Hiểu được đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á hiện nay. Rèn luyện kĩ năng phân tích các bảng số liệu kinh tế – xã hội. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế châu Á. Bảng thống kê một số chỉ tiêu phát tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_ban_hay.doc