Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52

I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần:

- Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng.

- Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa KH với cảnh quan.

- Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

 II. Các phương tiện dạy học.

III. Hoạt động trên lớp.

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra: - Khí hậu châu Á đa dạng như thế nào? Giải thích?

 - Những kiểu KH nổi tiếng và đặc điểm của chúng?

 

doc104 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHầN MộT THIÊN NHIÊN, CON NGƯời ở các châu lục ( tiếp ) xi. châu á Tiết 1 Bài 1 vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu á. - Củng cố và phát triển kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ. II. Các phương tiện dạy học. Bản đồ tự nhiên châu á. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra. 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. HS đọc bài, quan sát bản đồ trên bảng và hình 1.1 T4, hãy cho biết: - DT của châu á là bao nhiêu? So sánh với các châu lục khác? ( á = 44,4/149= 29,8; Phi = 30/149=20,1 ; Âu = 10/149= 6,7 ; Mỹ = 42/149= 28,2 ; Đại Dương = 8,5/149= 5,7 ; Nam Cực = 14,1/149= 9,5 ). - Điểm cực B và N, T và Đ phần đất liền của châu á nằm trên những vị trí địa lí nào? - Châu á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào? - Chiều dài từ điểm cực B – N, chiều rộng từ bờ T - Đ nơi lãnh thổ rộng nhất là bao nhiêu km? - DT: đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả các đảo phụ thuộc là 44,4 triệu km2. - Các điểm cực: + Bắc: mũi Xê-lê-u-xkin ( Nga ) có vĩ độ là 77044/ vĩ Băc. + Nam: mũi Pi-ai có vĩ độ là 1016/ vĩ Bắc. + Tây: mũi Ba ba ( Thổ Nhĩ Kì ) có kinh độ là 2604/ kinh Đông. + Đông: mũi Đê-giơ-nép ( Nga ) có kinh độ là 169040/ kinh Tây. - Tiếp giáp: + Các châu lục: Âu, Phi. + Các đại dương: ĐTD, TBD, BBD. - Chiều dài từ B – N: 8500km. - Chiều rộng từ T - Đ: 9200km. à châu lục rộng nhất thế giới. Hoạt động 2 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. Dựa vào bản đồ và hình 1.2 hãy: - Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, An Tai, và các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng , A – rap, I – ran,? - Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất: Tu – ran, Lưỡng Hà, ấn Hàng,? à Nhận xét đặc điểm địa hình châu á? - Xác định các hướng núi chính? - Dựa vào bản đồ và hình 1.2 hãy: + Châu á có những loại khoáng sản nào? + Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? - Việt Nam có những loại khoáng sản nào? a. Đặc điểm địa hình. - Địa hình rất đa dạng và phức tạp: núi và sơn nguyên chiếm 3/4 DT. - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới nằm xen kẽ nhau. - Các núi cao và sơn nguyên đều nằm ở trung tâm. b. Đặc điểm khoáng sản. - Có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. - Các loại K/S có trữ lượng vào bậc nhất TG như: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, - Dầu mỏ, khí đôt được phân bố nhiều nhất ở vịnh Pec – xich. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Nêu đặc điểm của địa hình châu á? 5. Hướng dẫn: - Làm bài 1,2,3T6. - Chuẩn bị bài 2. ----------------------------------------------------- Tiết 2 Bài 2 khí hậu châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ. - Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu á. - Củng cố và nâng cao kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ. II. Các phương tiện dạy học. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu á? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng. Dựa vào bản đồ và hình 2.1, hãy: - Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 800Đ. - Giải thích tại sao KH châu á lại chia thành nhiều đới như vậy? Dựa vào bản đồ và hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu KH và đọc tên các kiểu KH thuộc đới đó? - Hãy giải thích tại sao lại như vậy? a. Khí hậu châu á phân thành nhiều đới khác nhau. - 5 đới KH: - Giải thích: + Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo. + Lãnh thổ rất rộng, hình dạng khối. + Nhiều núi và SN cao ngăn cản ả/hưởng của biển nhập sâu vào nội địa. + Tiếp giáp với các đại dương lớn. b. Các đới khí hậu châu á thường phân hoá thành nhiều kiểu KH khác nhau. - Đới KH cận nhiệt có 4 kiểu KH. - Đới KH ôn đới có 3 kiểu KH. Hoạt động 2 2. Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu KH gió mùa và các kiểu KH lục địa. Đọc bài, dựa vào bản đồ và hình 2.1. Các nhóm thảo luận 4/. Nhóm 1,2,3: - Em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu KH gió mùa? - Nêu đặc điểm chung của các kiểu KH gió mùa? Nhóm 4,5,6: - Em hãy chỉ ra các khu vực thuộc các kiểu KH lục địa? - Nêu đặc điểm chung của các kiểu KH lục địa? Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. a. Các kiểu KH gió mùa. - KH gió mùa châu á gồm các loại: + Nhiệt đới phân bố ở ĐNA và NA. + Ôn đới và cận nhiệt phân bố ở Đông á. - Đặc điểm: 1 năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa đông gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. + Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt ở Nam á, ĐNA là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất TG. b. Các kiểu KH lục địa. - Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực TNA. - Đặc điểm: + Về mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. + Lượng mưa TB năm thay đổi từ 200 à 500mm, độ bốc hơi nước lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Bài tập 1T9: Quan sát 3 biểu đồ để nhận xét về đặc điểm KH à địa điểm đó thuộc kiểu nào? - Bài tập 2T9: Cách vẽ như hình ( biểu đồ ) ở bài tập 1. 5. Hướng dẫn: - Hoàn thành bài tập 2. - Học bài và chuẩn bị bài tiếp. Tiết 3 Bài 3 Sông ngòi và cảnh quan châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa KH với cảnh quan. Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. II. Các phương tiện dạy học. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Khí hậu châu á đa dạng như thế nào? Giải thích? - Những kiểu KH nổi tiếng và đặc điểm của chúng? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Đặc điểm sông ngòi. Đọc bài và quan sát hình 1.2 T5, hãy: - Kể tên các sông lớn, nhận xét chung về hệ thống sông ngòi châu á? - Các sông lớn ở Bắc á, Đông á bắt nguồn từ khu vực nào và đổ vào các biển và đại dương nào? - Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? - Em có nhận xét gì về sự phân bố các hệ thống sông lớn ở châu á? - Dựa vào hình 1.2 và 2.1, em hãy cho biết sông Ô- bi chảy theo hướng nào và qua các đới KH nào? Tại sao về mùa xuân trung và hạ lưu sông Ô - bi lại có lũ băng lớn? - Nêu các sông lớn, chế độ nước của sông ngòi Bắc á, Đông á, ĐNA, NA, TNA, Trung á? - Nêu giá trị của sông ngòi châu á? - Khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông ở Bắc á, Đông á bắt nguồn từ khu vực núi cao trung tâm, - Phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp. - Đặc điểm sông của các khu vực: + Bắc á: Ô - bi, I - ê - nit - xây, Lê-na. Mùa đông sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh thường gây lũ lụt. + Các sông ở Đông á: A mua, Hoàng hà, Trường Giang; ĐNA: Mê Công; Nam á: ấn, Hằng. Các sông đổ vào TBD, ADD, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, + Các sông ở TNA: Ơphơrat, Tigơ; ở Trung á: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a. ít phát triển nguồn nước sông do tuyết và băng tan cung cấp. à Nhìn chung có giá trị lớn về GTVT, thuỷ lợi, thuỷ điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động 2 2. Các đới cảnh quan tự nhiên. Đọc bài, quan sát hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết: - Tên các đới cảnh quan của châu á theo thứ tự từ B àN dọc KT 800Đ? - Tên các đới cảnh quan ở khu vực gió mùa và các cảnh quan ở khu vực KH lục địa khô hạn? - Em có nhận xét gì về cảnh quan tự nhiên châu á? - Sự phân hoá cảnh quan châu á phụ thuộc yếu tố cơ bản nào? - Dọc kinh tuyến 800Đ có các cảnh quan: đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm. - Khu vực gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi. - Lục địa khô hạn: hoang mạc và bán hoang mạc. - Phân hoá đa dạng và có những đặc điểm mang tính chất địa phương độc đáo. à gắn liền với điều kiện khí hậu. Hoạt động 3 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á. - Những thuận lợi của thiên nhiên châu á? - Những khó khăn của thiên nhiên châu á? a. Những thuận lợi, - Nhiều loại K/S có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt, - Tài nguyên: đất, KH, nguồn nước, sinh vật đa dạng. - Nguồn năng lượng (thuỷ văn, gió, mặt trời,) phong phú. b. Những khó khăn. - Nhiều núi cao, hoang mạc rộng lớn và các vùng KH khắc nghiệt (giá lạnh), - Thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt, thường xảy ra. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Làm bài tập 1,2 T13 5. Hướng dẫn: - Sưu tầm tư liệu làm bài 3T13. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. ------------------------------------------------ Tiết 4 Bài 4 Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu á. Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà các em ít được biết, đó là lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ. II. Các phương tiện dạy học. - Hai lược đồ SGK T14 - 15. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu đặc điểm sông ngòi châu á? - Tự nhiên châu á có những thuận lợi và khó khăn gì? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Phân tích hướng gió về mùa đông. Quan sát lược đồ hình 4.1. Các nhóm thảo luận: Nhóm 1: Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao? Nhóm 2: Xác định các hướng gió chính của từng khu vực về mùa đông? Nhóm 3: Tính chất của loại gió này? Nhóm 4: ở các khu vực gió thổi theo hương nào? Nhóm 5: ảnh hưởng gì đến thời tiết? Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. - Các trung tâm áp cao: A – xo; Xi – bia; Nam ĐTD; Nam AĐD. - Các trung tâm áp thấp: Ai – xơ - len; A – lê – út; Xích đạo lục địa Phi; Xích đạo Ô - xtrây – li – a. - Tính chất: lạnh và khô. - Hướng gió của các khu vực: + Đông á: Tây – Bắc. + ĐNA: Đông – Bắc. + NA: Đông – Bắc. - Đặc điểm thời tiết: khô, lạnh, nhiệt độ thấp, lượng mưa ít. Hoạt động 2 2. Phân tích hướng gió về mùa hạ. Quan sát lược đồ hình 4.1. Các nhóm thảo luận: Nhóm 1: Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao? Nhóm 2: Xác định các hướng gió chính của từng khu vực về mùa đông? Nhóm 3: Tính chất của loại gió này? Nhóm 4: ở các khu vực gió thổi theo hương nào? Nhóm 5: ảnh hưởng gì đến thời tiết? Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. - Các trung tâm áp cao: Nam ĐTD; Nam AĐD; Ô - xtrây – li – a; Ha – oai. - Các trung tâm áp thấp: I – ran. - Tính chất: không khí mát, hơi nước nhiều, nóng ẩm. - Hướng gió của các khu vực: + Đông á: Đông – Nam. + ĐNA, NA: Tây – Nam và Đông - Nam. - Đặc điểm thời tiết: nóng, ẩm, mưa nhiều. Hoạt động 3 3. Tổng hợp. GV hướng dẫn HS tổng hợp. HS làm theo mẫu SGK T15. 4. Củng cố: - Nêu nguyên nhân, hướng, tính chất của gió mùa hạ và mùa đông? 5. Hướng dẫn: - Học bài, chuẩn bị bài tiếp. ---------------------------------------- Tiết 5 Bài 5 đặc điểm dân cư, xã hội châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - So sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục, thấy được châu á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức độ dân số châu á đạt mức trung bình của thế giới. - Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu á. - Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về sự ra đời của các tôn giáo lớn. - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, đọc lược đồ. II. Các phương tiện dạy học. - Bản đồ dân cư, đô thị thé giới. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu nguyên nhân, hướng gió, tính chất của gió mùa hạ? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Một châu lục đông dân nhất thế giới. HS đọc bài, quan sát bảng 5.1, hãy: nhận xét số dân và tỉ lệ GTDSTN của châu á so với các châu lục khác, so với TBTG? - Nguyên nhân nào dẫn đến châu á đông dân? - Các nước châu á đã làm gì để giảm tỉ lệ GTDSTN? - Năm 2002 có số dân 3766 triệu người à Dân số đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số toàn thế giới. - Nguyên nhân: + Có nhiều đồng bằng trồng lúa nước rộng lớn. Cần nhiều lao động. + Tỉ lệ GTDSTN bằng mức TBTG = 1,3% (2002). Hoạt động 2 2. Dân cư châu á thuộc nhiều chủng tộc. HS đọc bài, quan sát bảng 5.1, hãy cho biết: dân cư châu á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? - Nước ta có những chủng tộc nào? Phân bố ở đâu? - Nhận xét gì về các chủng tộc ở châu á? Xu hướng sinh sống của các chủng tộc như thế nào? - Gồm 3 chủng tộc: + Ơ-rô-pê-ô-it: Trung á, NA, TNA. + Môn-gô-lô-it: Bắc á, Đông á, ĐNA. + Ô-xtra-lô-it: Nam á, ĐNA. - Các chủng tộc ở châu á đa dạng. Xu hướng hoà đồng sống xen kẽ với nhau, Hoạt động 3 3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn. - HS đọc bài, quan sát bảng 5.2, hãy kể tên các tôn giáo lớn, nơi ra đời, thời gian ra đời? - Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo? TT Tôn giáo Thời gian ra đời Nơi ra đời 1 ấn Độ giáo (Hin đu) TK đầu của thiên niên kỉ I - TCN. ấn Độ 2 Phật giáo TK VI - TCN (8/4/565) ấn Độ 3 Ki tô giáo (Thiên chúa) Đầu công nguyên Pa –le-xtin 4 Hồi giáo TK VII – Sau CN ả rập-xê-út. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Nêu đặc điểm của dân cư châu á? 5. Hướng dẫn: - Làm bài tập 1,2 T18. - Học bài, chuẩn bị bài “ Thực hành” ----------------------------------------------- Tiết 6 Bài 6 Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn châu á. Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - Quan sát, nhận xét lược đồ, bản đồ châu á để nhận biêt đặc điểm phân bố dân cư: nơi đông dân (vùng ven biển của NA, ĐNA, ĐA), nơi thưa dân (BA, TA, bán đảo A-rap) và nhận xét vị trí các thành phố lớn của châu á. - Liên hệ các kiến thức đã học để tìm các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và phân bố các thành phố lớn của châu á: KH, ĐH, nguồn nước. - Vẽ được biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số đô thị của châu á. - Trình bày lại kết quả làm việc. II. Các phương tiện dạy học. - Bản đồ các nước trên thế giới. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu đặc điểm dân cư chau á? - Dân cư châu á thuộc những chủng tộc nào? Phân bố ở đâu? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Phân bố dân cư châu á. Các nhóm thảo luận 4/ - Hoàn thiện bảng sau. Mật độ dân số Nơi phân bố chủ yếu Nguyên nhân Trên 100người/km2 Vùng ven biển các nước Nam á, Đông Nam á, Đông á. Gần biển, thời tiết ấm, chịu ả/hưởng của gió mùa, mưa nhiều. Từ 51à100 người/km2. Vùng nội địa Trung Quốc, nội địa ấn Độ. Hơi xa biển, nóng, mưa nhỏ. Từ 1à50 người/km2. Phần lớn vùng núi các nước ĐNA, vùng nam Xi-bia (LB Nga), các nước Tây á. Nằm sâu trong nội địa, hoặc ít chịu ả/hưởng của biển của gió biển, ít mưa. Dưới 1người/km2. Miền núi, hoang mạc vùng trung và Tây Trung Quốc, Bắc Xi-bia, phần lớn đảo A-rap và một số nước Tây á. khí hậu khô nóng hoặc lạnh giá, khắc nghiệt, ít mưa. Hoạt động 2 2. Các thành phố lớn ở châu á. Các nhóm thảo luận: Quan sat hình 6.1 và bảng 6.1: - Đọc tên tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu tiên của thành phố ghi trên lược đồ). - Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in. - Cho biết các thành phố lớn của châu á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao lại có sự phân bố đó? - Sự phân bố các thành phố lớn phụ thuộc: + Khí hậu, địa hình, nguồn nước. + Vào vị trí, đặc điểm được chọn để xây dựng thuận lợi cho việc giao lưu với các điểm đông dân, các khu vực khác như: vùng ven sông, bờ biển, đầu mối giao thông. 4. Củng cố: - Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở châu á? Tại sao lại như vậy? 5. Hướng dẫn: - Vẽ lược đồ châu á và ghi tên các thành phố lớn. - Học bài, chuẩn bị bài tiếp. ----------------------------------------------- Tiết 7 ôn tập Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản. - Đặc điểm, các kiểu khí hậu tiêu biểu của châu á; đặc điểm sông ngòi; cảnh quan; những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu á. II. Các phương tiện dạy học. Bản đồ tự nhiên châu á. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Tình hình phân bố dân cư châu á? 3. Bài giảng: Các nhóm thảo luận Nhóm 1: Hãy nêu vị trí địa lí và kích thước của châu á? ý nghĩa với khí hậu? Đặc điểm địa hình, khoáng sản? Bài tập 3T6. Nhóm 2: Khí hậu của châu á có đặc điểm như thé nào? Giải thích tại sao lại như vây? Châu á có những kiểu khí hậu nào tiêu biểu nhất? Đặc điểm của từng kiểu khí hậu tiêu biểu đó? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Bài tập 2T9. Nhóm 3: Nêu đặc điểm sông ngòi châu á? Đặc điểm cảnh quan châu á? Việt Nam thuộc cảnh quan nào? Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á? Gió mùa là loại gió như thế nào? Hoạt động? ảnh hưởng đến thời tiết? Nhóm 4: Đặc điểm dân cư? Các chủng tộc? Các tôn giáo lớn ở châu á? Đặc điểm phân bố dân cư châu á? Nguyên nhân? Bài tập 2T18. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn: Làm các bài tập, câu hỏi, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. ----------------------------------------------- Tiết 8 Kiểm tra viết 1 tiêt Giảng: I. Mục tiêu bài học. Giúp HS: Củng cố, hệ thống kiến thức từ đàu năm tới nay. Đánh giá kết quả học tập. Kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành. II. Các phương tiện dạy học. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra. 3. Bài giảng: I. Trắc nghiệm. Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ý trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau: a. Các dãy núi cao và đồ sộ của châu á tập trung chủ yếu ở: A. Khu vực trung tâm. C. Khu vực đông và trung tâm. B. Khu vực phía Nam á. D. Khu vực phía đông. b. Các sông lớn của châu á bắt nguồn từ khu vực: A. Khu vực Bắc á. C. Khu vực Đông á. B. Khu vực Nam á. D. Khu vực trung tâm châu á. c. Chủng tộc Môn – gô - lô - ít phân bố chủ yếu ở khu vực: A. Trung á, Bắc á, Đông á. C. Bắc á, Đông á, Đông Nam á. B. Tây Nam á, Đông á, Đông Nam á. D. Nam á, Trung á, Bắc á. Câu 2: Hãy điền câu trả lời vào dấu.. sau các ý a,b,c. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của châu á phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu: a. b. c. II. Tự luận: Câu 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á? Câu 2: Dựa vào bảng số liệu về các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương dưới đây: Tháng Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm Nhiệt độ 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8 15,2 Lượng mưa 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37 1120 Hướng dẫn chấm I. Trắc nghiệm: 3,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm). Câu 1: 1,5 điểm: a. A b. D c. C Câu 2: 1,5 điểm a. Ôn lục địa đới. b. Cận nhiệt lục địa. c. Nhiệt đới khô. II. Tự luận. Câu 1: 3 điểm. a. Những thuận lợi: - Có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, - Tài nguyên: đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật phong phú. - Nguồn năng lượng ( thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời,) phong phú. b. Khó khăn: - Nhiều núi cao, hoang mạc rộng lớn và các vùng khí hậu khắc nghiệt, - Thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt, . Thường xảy ra. Câu 2: 4 điểm. a. Vẽ biểu đồ: 2,0 điểm. Yêu cầu: - Đẹp, đúng, chính xác. - Có tên biểu đồ, chú thích. b. Nhận xét: 1,5 điểm. - Nhiệt độ: 0,75 điểm. - Lượng mưa: 0,75 điểm. c. Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu Cận nhiệt gió mùa. 0,5 điểm. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài. 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị bài mới tiếp. ---------------------------------------------- Tiết 9 Bài 7 đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: - Sơ bộ hiểu quá trình phát triển của các nước châu á. - Hiểu được đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu á. - Kĩ năng phân tích các bảng số liệu. II. Các phương tiện dạy học. Bản đồ kinh tế các nước châu á. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra. 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu á. Quan sát bảng 7.1. - Châu á thời cổ đại và trung đại XK chủ yếu các mặt hàng gì? - Như vậy, nó phản ánh được trình độ phát triển của châu á như thế nào? - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX châu á bị các nước nào xâm lược? - Tình hình chính trị của các nước châu á lúc đó ra sao? - Nền kinh tế như thế nào? Cuộc sống của nhân dân ra sao? - Nước nào có sự thay đổi nhanh nhất? a. Thời cổ đại và trung đại. à Trình độ phát triển cao. b. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. - Đều là thuộc địa của đế quốc. - Kinh tế phụ thuộc vào mẫu quốc, nhân dân khổ cực. Hoạt động 2 2. Đặc điểm kinh tê – xã hội của các nước châu á hiện nay. Các nhóm thảo luận: - Quan sát bảng 7.2 và bản đồ kinh tế: Nhóm 2: So sánh bình quân GDP/người của nước cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau là bao nhiêu? Nhóm 2: Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào? Nhóm 3: Nêu đặc điểm kinh tế – xã hội của các nước châu á? - Nước có thu nhập cao, GDP trong nông nghiệp thấp. - Nước có thu nhập thấp, GDP trong nông nghiệp cao. * Đặc điểm: - Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. - Một số nước là nước NN – CN nhưng có các ngành CN hiện đại. - Còn có nhiều nước nghèo. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Nêu đặc điểm kinh ttế của các nước châu á ngày nay? - Tình hình các nước châu á thời cổ đại và trung đại? 5. Hướng dẫn: - Làm bài tập 2T24. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. -------------------------------------------------- Tiết 10 Bài 8 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội các nước châu á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: Tình hình phát triển các ngành kinh tế của các nước châu á, những thành quả vượt bậc về nông nghiệp ơ nhiều nước. Việc khai thác thác hợp lí nguồn tài nguyên. Thấy rõ hướng phát triển của các nước châu á ưu tiên cho CN, DV. Kĩ năng đọc bản đồ. II. Các phương tiện dạy học. Trực quan, phân tích thảo luận. Bản đồ kinh tế các nước châu á. III. Hoạt động trên lớp. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Lịch sử phát triển của các nước châu á? - Đặc điểm phát triển KT – XH của các nước châuá? 3. Bài giảng: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 1. Nông nghiệp. Quan sát hình 8.1, hãy: - Xác định các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở các nước ĐA, ĐNA, NA? - Nhận xét gì về NN các khu vực này? Vì sao? - Xác định các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các nước TNA, nội địa? - Nhờ áp dụng KH – KT, nền NN nhiều nước đạt thành quả như thế nào? - Khu vực Bắc á NN phát triển như thế nào? - Cây lúa được trồng nhiều ở đâu? - Sản lượng lúa gạo châu á so với thế giới? - Quan sát biểu đồ SGK, xếp thứ tự các nước SX lúa gạo? - SX lúa gạo ở châu á đạt được những thành tựu như thế nào? - Khu vực Đông á, ĐNA, Nam á. + Cây trồng: - Cây lương thực: - Cây công nghiệp: + Vật nuôi: - Khu vực TNA, Tây á, Trung á. + Cây trồng: - Cây lương thực: - Cây công nghiệp: + Vật nuôi: - Khu vực Bắc á: chủ yếu chăn nuôi. - Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất. - Thành tựu sản xuất lúa gạo: + Nhiều nước đủ lương thực. + Xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Hoạt động 2 2. Công nghiệp. - Quan sát lược đồ và bảng 8.1, cho biết khối lượng khai thác khoáng sản ở một số nước? - Những nước nào khai thác chủ yếu để xuất khẩu? - CN chế biến của các nước châu á phát triển như thế nào? - CNSX hàng tiêu dùng của các nước châu á phát triển như thế nào? - Ngành CN châu á phát triển như thế nào? - Công nghiệp khai thác khoảng sản: + Khai thác than: Trung Quốc. + Khai thác dầu: ả rập xê út. + Khai thác chủ yếu để XK: ả rập xê út, Cô oét, - Công nghiệp chê biến. - CN SX hàng tiêu dùng,. à Phát triển đa dạng nhưng không đều. Hoạt động 3 3. Dịch vụ. - Dựa vào bảng 8.1 SGK cho biết, giá trị dịch vụ GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan? - Mối quan hệ giữa giá trị dịch vụ với GDP theo đầu người như thế nào? - Các nước châu á rất chú trọng phát triển dịch vụ. à Giá trị dịch vụ với GDP đầu người có tỉ lệ thuận. 4. Củng cố: - Đọc mục chữ màu xanh. - Nông nghiệp của các châu á đạt được những thành tựu gì? 5. Hướng dẫn: - Làm bài tập. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. --------------------------------------------- Tiết 11 Bài 9 Khu vực tây nam á Giảng: I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: Xác định vị trí đại lí và các quốc gia của khu vực Tây Nam á. Nhận xét cấc đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1_52.doc