I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm vững vị trí địa lí, tên các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.
- Nắm được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và một số tranh ảnh về tự nhiên.
3. Thái độ:
- Có ý thức khắc phục những khó khăn của tự nhiên. Biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
- Tranh ảnh về tự nhiên ở khu vực Đông Á (SGK).
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Câu hỏi: Nêu đặc điểm kinh tế – xã hội của các nước Nam Á?
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15/Tiết 15 Ngày soạn: 19/11/2013
Ngày dạy: 25/11/2013
BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Nắm vững vị trí địa lí, tên các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.
Nắm được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.
2. Kĩ năng:
Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và một số tranh ảnh về tự nhiên.
3. Thái độ:
Có ý thức khắc phục những khó khăn của tự nhiên. Biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
Tranh ảnh về tự nhiên ở khu vực Đông Á (SGK).
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Câu hỏi: Nêu đặc điểm kinh tế – xã hội của các nước Nam Á?
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV treo bản đồ khu vực Đông Á và giới thiệu kí hiệu.
Yêu cầu HS quan sát kết hợp hình 7.1 trang 24 và hình 12.1 SGK.
H: Nêu tên và xác định vị trí của các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Đông Á ?
HS trả lời và xác định trên bản đồ, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, xác định lại trên bản đồ và chuẩn xác kiến thức.
H: Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với những biển nào ?
HS trả lời và xác định trên bản đồ. GV xác định lại và chuẩn xác tiếp giáp với các biển: Biển Nhật Bản, Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông
H: Lãnh thổ Đông Á gồm mấy bộ phận ?
HS trả lời, GV chuẩn xác trên bản đồ.
GV giới thiệu cho HS nắm Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Hoạt động 2:
GV cho HS quan sát bản đồ và hình 12.1 SGK
H: Cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV cho HS xác định trên bản đồ.
GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
H: Sông ngòi ở Đông Á như thế nào ?
HS trả lời. GV chuẩn xác và cho HS xác định trên bản đồ.
H: Phần hải đảo Đông Á có địa hình như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, xác định trên bản đồ và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS quan sát hình 12.2, 12.3 SGK.
H: Dựa vào hình 4.1 và 4.2, em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS đọc phần b trong SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em trong 3 phút với nội dung: “Nêu đặc điểm cơ bản về khí hậu và cảnh quan của khu vực Đông Á ?”
HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
GV giải thích tại sao phần phía tây đất liền khí hậu lại khô hạn và giới thiệu về việc rừng ở Đông Á bị tàn phá nghiêm trọng và giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
GV cho HS đọc bài đọc thêm và sơ kết bài học.
10/
25/
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á.
- Khu vực Đông Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và vùng lãnh thổ Đài Loan.
- Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận:
+ Phần đất liền: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
+ Phần hải đảo: Quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, Hải Nam.
2. Đặc điểm tự nhiên.
a. Địa hình và sông ngòi.
- Phần đất liền của Đông Á chiếm 83,7 % diện tích lãnh thổ:
+ Phía tây của Trung Quốc là hệ thống núi, sơn nguyên cao và các bồn địa rộng.
+ Phía đông của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng.
+ Sông ngòi: có 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà và Trường Giang.
- Phần hải đảo: Nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”, là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động.
b. Khí hậu và cảnh quan.
- Phía đông phần đất liền và hải đảo trong năm có 2 mùa gió khác nhau: Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Riêng Nhật Bản do gió qua biển lên có mưa.
Mùa hạ có gió đông nam thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
Cảnh quan: có rừng bao phủ.
- Phía tây phần đất liền: khí hậu quanh năm khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
4. Củng cố:(4/) Cho HS xác định các quốc gia Đông Á trên bản đồ.
Nêu đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu, cảnh quan của khu vực Đông Á.
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 13.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_15_bai_12_dac_diem_tu_nhien_khu_vu.doc