Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - Nguyễn Thị Kim Loan

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu nền KT các nước trong khu vực ĐNA

- Biết quá trình phát triển KT chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước ĐNA đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển KT của khu vực

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích số liệu

- Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển KT với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT của các nước ĐNA

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Bản đồ các nước Châu á, Lược đồ các nước ĐNA

2.Học sinh: Tập bản đồ, máy tính tay

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

 8A4.8A5.8A6.

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

 Khởi động: Xingapo nằm ở ĐNA và là nước có tốc độ phát triển KT cao, vậy các nước khác trong khu vực có mức tăng trưởng KT như thế nào, qua phân tích số liệu của bài hôm nay các em sẽ biết và hiểu được sự phát triển KT của các nước này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - Nguyễn Thị Kim Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 NS: 26/12/2013 Tiết 20 ND: 30/12/2013 BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu nền KT các nước trong khu vực ĐNA - Biết quá trình phát triển KT chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước ĐNA đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển KT của khu vực 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng phân tích số liệu - Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển KT với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT của các nước ĐNA 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ các nước Châu á, Lược đồ các nước ĐNA 2.Học sinh: Tập bản đồ, máy tính tay III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 8A4........................................8A5..........................................8A6........................................ 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Khởi động: Xingapo nằm ở ĐNA và là nước có tốc độ phát triển KT cao, vậy các nước khác trong khu vực có mức tăng trưởng KT như thế nào, qua phân tích số liệu của bài hôm nay các em sẽ biết và hiểu được sự phát triển KT của các nước này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1.Hoạt động1:(Cả lớp) Phân tích nền KT các nước ĐNA *Bước1: Cho biết thực trạng chung của nền KTXH các nước ĐNA khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân ( nghèo, chậm phát triển) (dành cho hs yếu kém) - Các nước ĐNA có những thuận lợi gì cho sự tăng trưởng KT? *Bước2: Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng KT của các nước trong các giai đoạn: - 1990 – 1996 Nước nào có mức tăng đều ? Nước nào tăng không đều ? giảm -1998 – 2000 Nước nào KT phát triển kém năm trước ? Nước nào có mức tăng giảm không lớn ? *Bước3: So sánh các mức tăng trưởng bình quân của thế giới ( 1990: 3% năm) - Cho biết tại sao mức tăng trưởng KT của các nước ĐNA giảm vào năm 1997-1998 ( Thái Lan nợ 62 tỉ USD, khủng hoảng tiền tệ đã bùng nổ ở các nước ĐNA bắt đầu từ ngày 2/7/1997. VN do nền KT chưa có quan hệ rộng với nước ngoài nên ít bị khủng hoảng ) *Bước 4: GDMT nền KT đánh giá là phát triển vững chắc, ổn định, phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, mt trong sạch để tiếp tục cung cấp các điều kiện sống cho thế hệ sau. - MT ĐNA được bảo vệ tốt chưa? - Em hãy nói thực trạng về sự ô nhiễm ở địa phương em, ở VN và các quốc gia láng giềng ? 2.Hoạt động 2:( Nhóm) Tìm hiểu những thay đổi trong cơ cấu KT *Bước1: Cho biết nền KT ĐNA chủ yếu là gì? *Bước 2: Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào ? *Bước2: Hoàn thành phiếu ( phụ lục ) *Bước3: Qua bảng so sánh hãy cho nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu KT của các quốc gia? - Dựa vào H16.1 và kiến thức đã học, em hãy: + Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp? + Nhận xét sự phân bố của các ngành CN luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm? + Nhận xét sự phân bố NN - CN khu vực ĐNA? (dành cho hs yếu kém) 1. Đặc điểm - Tốc độ tăng trưởng KT khá cao điển hình như: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, VN - Song nền KT phát triển chưa vững chắc: + Tốc độ tăng trưởng GDP không đều + Dễ bị tác động từ bên ngoài + Môi trường chưa được chú trọng bảo vệ 2. Cơ cấu kinh tế - Nền nông nghiệp lúa nước - Đang tiến hành công nghiệp hóa - Cơ cấu KT đang có sự thay đổi + Tỉ trọng nông nghiệp giảm + Tỉ trọng CN –DV tăng, phần đóng góp vào GDP tăng - Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển 4. Đánh giá: - Vì sao các nước ĐNA tiến hành công nghiệp hóa nhưng KT phát triển chưa vững chắc - Hướng dẫn làm bài tập 2 5. Hoạt động nối tiếp: - Tìm hiểu hiệp các nước ASEAN - Thu thập thông tin về sự hợp tác của VN với các nước ĐNA IV. PHỤ LỤC: Tỷ trọng ngành Căm pu chia Lào Philippin Thái lan Nông nghiệp Giảm 18.5% Giảm 8.3 % Giảm 9.1 % Giảm 12.7 % Công nghiệp Tăng 9.3% Tăng 8.3 % Giảm 7.7 % Tăng 11.3 % Dịch vụ Tăng 9.2 % Không tăng, không giảm Tăng 16.8 % Tăng 1.4 % * Rút kinh nghiệm: Tuần 20 NS: 01/01/2014 Tiết 21 ND: 04/01/2014 BÀI 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về Hiệp hội các nước ĐNA: Quá trình thành lập, các nước thành viên, mục tiêu hoạt động, việt nam trong ASEAN 2. Kĩ năng: - Đọc lược đồ các thành viên của ASEAN. - Tính toán và vẽ biểu đồ về GDP của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 3. Thái độ: - Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ các nước Đông Nam Á 2.Học sinh: bút chì, thước kẽ để vẽ biểu đồ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 8A4...........................................8A5........................................8A6...................................... 2.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm KT các nước ĐNA ? 3.Bài mới: Khởi động: Biểu tượng mang hình ảnh “ Bó lúa với 10 rẽ lúa” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, có ý nghĩa thật gần gũi và sâu sắc với cư dân ở khu vực có chung nền văn minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tổ chức liên kết hợp tác cùng phát triển KTXH, cùng nhau bảo vệ sự an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1. Hoạt động 1:(Cả lớp) Tìm hiểu quá trình thành lập và các nước thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á *Bước1: ASEAN thành lập vào ngày tháng năm nào? (dành cho hs yếu kém) *Bước2: Quan sát H17.1 cho biết: - Hiện nay ASEAN gồm có bao nhiêu thành viên? - Xác định các thành viên của ASEAN trên bản đồ? - Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào? - Nước nào chưa tham gia? (dành cho hs yếu kém) 2.Hoạt động2: (nhóm) Tìm hiểu mục tiêu hoạt động của ĐNA - N1: Năm 1967 năm nước Đông Nam Á kết hợp thành lập ASEAN nhằm mục đích gì? - N2: Hiện nay ASEAN hoạt động với mục đích gì? ASEAN hoạt động trên những nguyên tắc nào? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề hợp tác để phát triển KT- XH * Bước 1: Các nước ĐNA có những điều kiện gì để hợp tác phát triển KT ? * Bước 2: Kết quả của sự hợp tác? * Bước 3: Những biểu hiện của sự hợp tác để phát triển KT của các nước ĐNA là gì? 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu việt nam trong ASEAN (Cá nhân) *Bước1: VN đã hợp tác trong lĩnh vực nào của ASEAN? *Bước2: Cho biết lợi ích của VN trong quan hệ hợp tác với các nước ASEAN? ( mở rộng: quan hệ trong thể thao văn hóa: Đại hội thể thao ĐNA lần 22/2003 tại VN) *Bước3: Những khó khăn của VN khi trở thành thành viên ASEAN? * Bước 4: Biện pháp để khắc phục khó khăn đó? I. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á: - Thành lập vào ngày 8/8/1967. - Bao gồm có 10 thành viên. - Mục tiêu hoạt động: + Khi mới thành lập: Hợp tác về quân sự. + Hiện nay: Là giữ vững hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau. II. HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: Biểu hiện: (4 biểu hiện) sgk III. VIỆT NAM TRONG ASEAN - Việt Nam tích cực tham gia hợp tác trong mọi lĩnh vực: KT – VH - XH - Lợi ích: Có nhiều cơ hội phát triển: + Tốc độ mậu dịch tăng + Xuất khẩu gạo + Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử + Dự án hành lang đông tây + Quan hệ trong thể thao VH - Khó khăn: chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ 4. Đánh giá: - Quá trình thành lập, mục tiêu hoạt động, VN trong ASEAN? - Hướng dẫn làm bài tập 3 sgk 5. Hoạt động nối tiếp: Ôn lại bài 14,16 để giờ sau thực hành Tìm hiểu về địa lí tự nhiên và KTXH Lào, Campuchia IV. PHỤ LỤC: * Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................. .............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_20_bai_16_dac_diem_kinh_te_cac_nuo.doc