Giáo án Địa lí nâng cao 12 - Trường THPT Hàn Thuyên

1. Kiến thức

- Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở đất nước ta.

- Biết được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta.

- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập.

2. Về kĩ năng

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập.

3. Về thái độ

- Xác định tinh thần và trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

 

doc136 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí nâng cao 12 - Trường THPT Hàn Thuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập Mục đích yêu cầu Sau bài học, học sinh cần: Kiến thức - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở đất nước ta. - Biết được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập. 2. Về kĩ năng - Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập. 3. Về thái độ - Xác định tinh thần và trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. II) Phương tiện dạy học Một số hình ảnh, tư liệu, videovề các thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập. Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực. III) Hoạt động dạy và học GV: Khởi động: GV vẽ trục biểu diễn lấy năm 1986 làm mốc, yêu cầu hs nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn với các năm: 1945, 19875, 1986, 1989 1945 1975 1986 1989 Sau 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng xong chúng ta vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới. Hoạt động của GV&HS Nội dung chính Hđ1: Cả lớp B1: GV yêu cầu Hs n.c SGK kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi: Bối cảnh quốc tế, trong nước những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Hs: Trả lời GV: Nhận xét bổ sung: Gv chuyển ý: Trước bối cảnh đó để đưa nền KTXH phát triển Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp gì? B2: GV?: Dựa vào SGK kết hợp với kiến thức của mình hãy nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở nước ta? - Dựa vào H1.1 Nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 1986-2005. HS: Trả lời GV: Lưu ý: Giai đoạn 1986-1990 là chỉ số giá bán lẻ hàng hoá, chưa tính dịch vụ, giai đoạn 1991-1997 là chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, từ 1998-nay là chỉ số giá tiêu dùng. Biểu đồ cho thấy mức tăng chỉ số giá tiêu dùng rất cao (3 con số) trong các năm 1986-1989, sau đó giảm xuống mức 2 con số 1990-1992. Những năm sau ở mức 1 con số thậm chí 2 năm 2000- 2001có mức tăng chỉ số giá tiêu dùng là âm. - GV lấy ví dụ cho HS hiểu ý nghĩa của con số tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 1986 là 487,2%: Đầu năm bán 6 con gà được một khoản tiền cất đi thì số tiền ấy cuối năm mua được 1 con gà. Như vậy kết quả kiềm chế lạm phát cho thấy nước ta đã vượt qua những năm tháng khủng hoảng KTXH. GV có thể liên hệ thực tế về tình trạng khủng hoảng KT của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hđ2: Cặp/ nhóm B1:Dựa vào bảng 1 SGK nhận xét tỉ lệ nghèo của cả nước qua các năm Gv lưu ý chuẩn đói nghèo do tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới phối hợp đưa ra dựa trên thu nhập của người dân. Tỉ lệ nghèo chung: Thu nhập và chi tiêu đủ để đáp ứng nhu cầu LTTP và phi lương thực. Tỉ lệ nghèo lương thực: ứng với thu nhập và chi tiêu để đảm bảo 2100 calo mỗi ngày cho 1 người B2:Dựa vào H1.2 nhận xét tốc độ tăng GDP phân theo thành phần kinh tế - Hãy lấy các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta? Hđ3: Dựa vào SGK nêu những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập. GV chuẩn kiến thức: Qua gần 20 năm đổi mới nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực chủ động sáng tạo của nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện có hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng ke,s phát triển vào năm 2010, thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá vào 2020 Tiết 1- Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1.Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KTXH. a) Bối cảnh - 30-4-1975 Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. - Kinh tế: Nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh, lạm phát ở mức 3 con số. - Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng. b) Diễn biến - Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979 trong Nông nghiệp với khoán 100 và khoán 10. - 1986 Đại hội Đảng lần VI đường lối đổi mới được khẳng định đưa nước ta phát triển theo 3 xu thế: - Dân chủ hoá đời sống KTXH. - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phân theo định hướng XHCN. - Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên TG. c) Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn - 1986-2006 sau hơn 20 năm: - Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KTXH kéo dài. - Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức 1 con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao 1975-1980: GDP :0,2% - 6% (1988) 9,5% (1995) - Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH: Năm 2005: N- L- NN: 21% giảm CN- XD : 41% tăng DV : 38% tăng - Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh lớn, các khu CN, dịch vụ. - Đời sống vật chất tinh thần được cải thiện. 2) Nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực a) Bối cảnh +) Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực +) Trong nước: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ 1995 - T7-1995 Việt Nam là thành viên thứ 7 của Asean, thực hiện các cam kết của AFTA, APEC. - 17-1-2007 là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. +) Thuận lợi: Cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài: Vốn, công nghệ, thị trường. +) Khó khăn: Nền kinh tế nước ta bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nước có nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới b) Thành tựu - Thu hút được nguồn vốn lớn từ nước ngoài: ODA, FDI, FPI. - Hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực được đẩy mạnh. - Ngoại thương phát triển: Giá trị XK tăng từ 3tỉ USD (1986) lên 69,2 tỉ USD (năm 2005) - Một số mặt hàng XK: Dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, chế biến thuỷ hải sản 3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. IV).Đánh giá 1. Cho bảng số liệu sau : Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta Năm 1975-1980 1988 1995 1999 2005 Tốc độ tăng trưởng GDP 0,2 6,0 9,5 4,8 8,4 Hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta từ giai đoạn 1975-1980 đến năm 2005 và cho biết nguyên nhân. 2. ý nào sau đây là sai khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới a. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu b. Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh c. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần d. Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài 3. Hãy ghép nối các năm ở cột bên trái để phù hợp với nội dung bên phải: 1. Năm 1975 A. Đề ra đường lối đổi mới kinh tế xã hội. 2. Năm 1986 B. GIa nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì 3. Năm 1995 C. Đất nước thống nhất 4. Năm 1997 D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 5. Năm 2006 E. Khủng hoảng tài chính ở Châu á V) Hoạt động nối tiếp Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK và đọc trước bài mới 1) ODA (offica Development Assistance) là một hình thức đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng quốc tế, được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hay các khoản vốn vay với những điều kiện đặc biệt ưu đãi. ở nước ta các nhà tài trợ chính cung cấp ODA là Nhật Bản, Ngân Hàng thế giới, Ngân hàng Châu á, Liên Minh Châu Âu, chính phủ các nước Pháp, Ôxtrâylia, Thuỵ Điển, các tổ chức Liên Hợp Quốc 2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức kinh doanh tư bản tiền tệ kèm theo kinh doanh chất xám hay công nghệ, kết hợp với khai thác lợi thế về chi phí sản xuất thấp tại nơi đầu tư (trong đó lao động là một yếu tố), về thị trường, để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, tìm lợi nhuận. 3) FPI là hình thức đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Theo định nghĩa của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FPI là hoạt động mua chứng khoán, cổ phiếu hoặc trái phiếu được phát hành bởi một công ti hoặc cơ quan chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài. Mặc dù dòng vốn FPI đã vào Việt Nam từ năm 1987 ngay sau khi có luật đầu tư nước ngoài nhưng phải đến 2003 thì dòng vốn FPI mới tăng mạnh. Địa lí tự nhiên Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ Tiết 2- Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ I).Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta. Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của phần đất liền, vùng biển, vùng trời. - Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên, sự phát triển KTXH và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam hoặc bản đồ các nước Đông Nam á vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta. 3. Về thái độ - Củng cố lòmg yêu quê hương đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II) Các phương tiện dạy học Bản đồ các nước Đông Nam á Bản đồ các nước trên Thế Giới Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất Các sơ đồ về đường cơ sở và sơ đồ đường phân vịnh Bắc Bộ III) Hoạt động dạy học Hoạt động của GV&HS Nội dung chính Hđ1: Cá nhân/ cả lớp B1: Gv treo bản đồ các nước ĐNA B2: GV? Dựa vào Bản đồ các nước ĐNA kết hợp với kênh chữ SGK hãy nêu vị trí địa lí của Việt Nam? Trên đất liền, trên biển, vị trí của nước ta trên bản đồ ĐNA B3: Gv treo bản đồ các khu vực giờ trên TĐ kết hợp với kiến thức học ở lớp dưới hãy cho biết Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy? Hđ2: Cá nhân/cả lớp B1: GV? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 kết hợp với hiểu biết hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước bao gồm những bộ phận nào? - Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới nước ta với các nước : - TQ: Móng cái, hữu nghị, Trà Lĩnh, Tân Thanh, Thanh Thuỷ - Lào: Tây Trang, Paháng, Cha lo, Lao Bảo, Cầu Treo,Bờ y - Campuchia:Lệ Thanh, Xamát, Hoa Lư, Mộc Bài, Vĩnh xương ?: Dựa vào BĐ hành chính Việt Nam và vốn hiểu biết của mình hãy cho biết: -Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào? - Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên TG vào năm nào? - Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào? B2: Quan sát bản đồ các nước ĐNA hãy cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước nào? - Ngày 12/11/1982 chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. - 1hải lí =1852m GV có thể vẽ sơ đồ giảng giải cho HS hiểu: - Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, thuế quan, y tế, môi trường, nhập cư - Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế. Hđ3: Nhóm Gv chia Hs thành các nhóm GV?: Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KTXH? - Tại sao khí hậu nước ta lại không khô nóng như một số nước cùng vĩ độ như ở Tây Nam á. Bắc Phi? - Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng kinh tế và bảo vệ đất nước? - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển:Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhấtcùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên á, đường hàng hải, đường hàng hải, hàng không. - Sựu tiếp xúc giao thoa lâu dài giữa các dân cư bản địa và dân cư từ các nước, kv lân cận góp phần hình thành nên 1 cộng đồng các dân tộc Việt Nam phức tạp về thành phần nhưng thống nhất bởi một nền văn hoá chung. Tiết 2- Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1) Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa Đông của bán đảo ĐDương, gần trung tâm ĐNA - Cực Bắc: 23023’Bắc xã Lũng Cú- Đồng Văn- Hà Giang - Cực Nam: 8034’Bắc xã đất Mũi- Huyện Ngọc Hiển- Tỉnh Cà Mau. - Cực Tây: 10209’Đ tại Xã Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên - Cực Đông: 102024’Đ xã Vạn Thạnh- Vạn Ninh- Khánh Hoà - ở ngoài khơi kéo dài 6050’B, 1010Đ- 117020’Đ trên biển đông. - Kinh tuyến 1050Đ chạy qua nên Việt Nam nằm trong múi giờ số 7 2) Phạm vi lãnh thổ Bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. a) Vùng đất - Bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo có S: 331212km2 (2006) - Đường biên giới trên đất liền kéo dài 4600km. Phía Bắc giáp TQ:1400km, phía Tây giáp Lào 2100km, phía Tây và Tây Nam giáp Campuchia1100km. - Việc phân chia đường biên giới dựa vào các đỉnh núi, đường sống núi, đường chia nước, khe sông suối - Phía Đông giáp biển Đông: 3260km chạy dọc theo đất nước từ Móng Cái (QN) đến Hà Tiên (KG) qua 28 tỉnh thành phố trong cả nước. - Với 4000 đảo lớn nhỏ phần lớn là các đảo ven bờ, 2 quần đảo: Hoàng Sa (Tp Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà). b) Vùng biển - Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước : TQ, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, Philipin. - Vùng biển nước ta bao gồm: Nội Thuỷ, Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa - Nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải: Chính là đường biên giới quốc gia trên biển rộng 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí. - Vùng đặc quyển kinh tế: Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ rìa ngoài của lục địa có độ sâu khoảng 200m. - Như vậy vùng biền nước ta có diện tích khoảng 1triệu km2 ở Biển Đông. c) Vùng trời - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và klhông gian các đảo. 3) ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam. a) Vị trí địa lí: Quy định thiên nhiên nước ta mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm trong vành đai sinh khoáng TBD, ĐTH tài nguyên khoáng sản phong phú. - Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú. - Thiên nhiên có sự phân hoá B-N, T- Đ hình thành các miền tự nhiên khác nhau. b) ý nghĩa về mặt văn hoá, an ninh quốc phòng - Về kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam giao lưu thuận lợi với các nước trong KV và trên TG bằng đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không đồng thời là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam TQ. - Văn hoá xã hội: Tạo điều kiện cho nước ta chung sống hoà bình hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển với các nước ĐNA. - An ninh quốc phòng: Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. IV). Đánh giá 1. Điền những nét khái quát về bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam. Điền những nội dung thích hợp vào chỗ trống Điểm cực Địa danh hành chính Toạ độ địa lí Bắc xã Lũng Cú- Đồng Văn- Hà Giang 23023’Bắc Nam xã đất Mũi- Huyện Ngọc Hiển- Tỉnh Cà Mau. 8034’Bắc Đông xã Vạn Thạnh- Vạn Ninh- Khánh Hoà 102024’Đ Tây tại Xã Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên 10209’Đ V) Hoạt động nối tiếp Học sinh làm các câu hỏi 1,2,3 SGK(16) Tiết3-Bài 3 Thực hành Vẽ lược đồ Việt Nam I) Mục tiêu của bài thực hành 1. Về kiến thức Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí của nước ta và một số địa danh quan trọng. 2. Kĩ năng - Vẽ lược đồ tương đối chính xác và một số đối tượng địa lí II) Các phương tiện dạy học - Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến - Thước kẻ, bút viết bảng III) Một số điểm cần lưu ý. Bước 1:GV hướng dẫn hs vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E) theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1-8) - Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (Phần đất liền) - Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (nét đứt), vẽ đường biển (màu xanh) - Bước4: Dùng các kí hiẹu để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4), Trường sa(ô E8) Đoạn1: Từ điểm cực Tây (Xã Sín Thầu tỉnh Điện Biên) đến thành phố Lao Cai. Đoạn 2: Từ Thành Phố Lao Cai đến Lũng Cú- Hà Giang (Điểm cực Bắc) Đoạn 3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh) Đoạn4: Từ Móng Cái đến phía Nam ĐBSH. Đoạn 5: Từ phía Nam ĐBSH đến phía Nam Hoành Sơn (Chú ý hình dáng bờ biển phía Nam Hoành Sơn ăn lan ra biển) Đoạn 6: Từ phía Nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ. Vị trí của Đà Nẵng ở góc ô vuông D4. Có thể bỏ qua các nét chi tiết ở các vũng vịnh thuộc Nam Trung Bộ. Đoạn7: Từ Nam Trung Bộ đến Mũi Cà Mau. Đoạn8: Từ bờ biển Mũi Cà Mau đến TP Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên. Đoạn9: Biên giới giữa ĐBSCL với Campuchia. Đoạn10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia, Lào. Đoạn11: Biên giới từ Nam Thừa Thiên Huế với cực Tây Nghệ An với Lào. Đoạn12: Biên giới phía Tây của Thanh Hoá với Lào Đoạn13: Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào. Vẽ quần đảo Hoàng Sa nằm trong ô E4, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm xa hơn ở bên ngoài khung lược đồ vì thế lược đồ phải đóng khung 1 phần ở góc phải phía dưới của lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa. Vẽ các sông chính: Sông Lô, Sông Hồng, Sông Đà, S. Tiền, S.Hậu.. IV) Đánh giá Kiểm tra bài thực hành của học sinh. Gv có thể yêu cầu các em điền thêm một số thành phố, thị xã. V) Hoạt động nối tiếp : Gv có thể chấm một số bài vẽ của học sinh.Yêu cầu Hs về nhà hoàn thành bài vẽ và đọc bài mới. Tiết 4- Bài 4 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức: - Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam là một quá trình lâu dài và phức tạp (trải qua 3 giai đoạn) - Nắm chắc được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng thành thạo bảng Niên Biểu địa chất 3. Thái độ. Tôn trọng và tin tưởng cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển tự nhiên nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất của Trái Đất. II) Chuẩn bị - Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam.(Atlat) - Bảng niên biểu địa chất. - Một số mẫu đá kết tinh, biến chất - Một số tranh ảnh minh hoạ (nếu có) III) Hoạt động dạy học Gv: Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài phức tạp. Đó là cơ sở tạo nên sự đa dạng phức tạp của tự nhiên nước ta. Quá trình hình thành và phát triển của lãnh thổ nước ta diễn ra như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài 4 và bài 5. Hoạt động của Gv &HS Nội dung chính Hđ1: - Gv giới thiệu bảng niên biểu địa chất và 3 giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. -Hs tìm hiểu bảng niên biểu địa chất Hđ2:Dựa vào bảng niên biểu địa chất hãy cho biết trước Đại Cổ Sinh la các đại nào? Chúng được kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu triệu năm? - Hs tìm hiểu trả lời - GV nhận xét chuẩn kiến thức +) Thái cổ:Diễn ra cách đây khoảng 3500 triệu năm, kéo dài khoảng 1500 triệu năm. +) Nguyên sinh: Diễn ra cách đây khoảng 2500 triệu năm kéo dài khoảng 2000 triệu năm. -> Giai đoạn này được gọi chung là giai đoạn tiền Cambri. Hđ3: Gv đặt các câu hỏi để hs tìm hiểu về giai đoạn Tiền Cambri Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra trong khoảng thời gian bao nhiêu năm và kết thúc cách đây bao nhiêu năm? +) Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra chủ yếu ở những khu vực nào của nước ta? Đặc điểm chung của những khu vực này hiện nây? + Các điều kiện cổ địa lí diễn ra trong giai đoạn này như thế nào? - Hs dựa vào kiến thức đã học các mục a,b,c và bảng Niên biểu địa chất, bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam để tìm hiểu các nội dung và trả lời các câu hỏi. Hđ4: Gv thuyết trình giảng giải về 3 đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri. - HS lắng nghe và ghi chép * Hđ5: Gv gợi ý HS rút ra ý nghĩa của giai đoạn này trong lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta Hs trao đổi và trình bày ý kiến - Gv kết luận: Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ vn Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn chính: +) Giai đoạn Tiền Cambri +) Giai đoạn Cổ Kiến tạo +) Giai đoạn Tân kiến tạo 1. Giai đoạn Tiền Cambri. a) Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. - Kéo khoảng hơn 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. - Dấu tích còn lại là các đá biến chất ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn. b) Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. - Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ. c) Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. - Khí quyển rất loãng hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, Hiđrô - Thuỷ quyển: Hầu như chưa có lớp nước trên mặt. - Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ, động vật thân mềm: sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô, ốc... ở Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của tự nhiên Việt Nam. IV)Đỏnh giỏ. - Tại sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. V) Hoạt động nối tiếp Gv kẻ bảng yêu cầu HS dựa vào SGK để hoàn thành nội dung trong bảng Giai đoạn Thời gian kết thúc cách đây Đặc điểm khái quát Tiền Cambri Tiết 5- Bài 5 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức: - Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam là một quá trình lâu dài và phức tạp (trải qua 3 giai đoạn) - Nắm chắc được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân Kiến Tạo 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng thành thạo bảng Niên Biểu địa chất 3. Thái độ. Tôn trọng và tin tưởng cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển tự nhiên nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất của Trái Đất. II) Chuẩn bị - Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam.(Atlat) - Bảng niên biểu địa chất. - Một số mẫu đá kết tinh, biến chất - Một số tranh ảnh minh hoạ (nếu có) III) Hoạt động dạy học Gv: Giai đoạn Cổ kiến tạo là gia đoạn tiếp nối sau giai đoạn Tiền Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam. Giai đoạn này có những đặc điểm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của Gv &HS Nội dung chính Hđ1: GV đặt câu hỏi cho các nhóm: Quan sát lược đồ h5 cho biết nếu vẽ bản đồ địa hình VN sau giai đoạn Cổ kiến tạo thì nước biển lấn vào đất liền ở những khu vực nào (biển vẫn còn lấn vào vùng đất liển của Móng Cái Quảng Ninh, ĐBSH và các ĐB Duyên Hải Miền Trung, ĐBSCL. - Tại sao địa hình nước ta hiện nay đa dạng và phân thàng nhiều bậc (Do giai đoạn Tân kiến tạo vận động nâng lên không đèu trên lãnh thổ và chia thành ngiều chu kì) - Thời kì đầu của giai đoạn Tân kiến tạo ngoại lực( mưa, nắng, gió, nhiệt độ ...tác động chủ yếu tới bề mặt địa hình nước ta. Nếu một năm tác động ngoại lực bào mòn 0,1mm thì 41,5 triệu năm ngoại lục bào mòn thì đỉnh núi cao 4150m sẽ bị san bằng. Như vậy sau giai đoạn Palêôgen địa hình nước ta trở nên bằng phẳng, hầu như không có núi cao như ngày nay. Hđ2: Gv ?: Giai đoạn cổ Tân tạo diễn ra vào những đại nào? - Thời gian diễn ra? - Thời gian kết thúc cách đây bao nhiêu năm? Đặc điểm khái quát trong giai đoạn này? - ý nghĩa của giai đoạn cổ Tân kiến tạo đối với thiên nhiên Việt Nam. Gv lưu ý: Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này là lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ- Himalaya mà tiêu biểu nhất là tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta hiện nay vẫn tiếp tục được nâng lên. - Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện địa lí tự nhiên làm cho nước ta có diện mạo đặc điểm tự nhiên như ngày nay. GV? Em hãy lấy ví dụ chứng minh giai đoạn Tân kiến tạo vẫn đang tiếp diễn đến ngày nay? VD: Một số vùng núi được nâng lên (Hoàng Liên Sơn), các hoạt động xâm thực, bồi tụ: ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ, 1 số khoáng sản được hình thành như than nâu, dầu mỏ, khí tự nhiên Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ vn 2) Giai đoạn cổ kiến tạo - Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. Có 3 đặc điểm: a) Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu nă

File đính kèm:

  • docgiaoandiali12coban.doc
Giáo án liên quan