Giáo án Địa lý 10 - Bài 15: Thủy quyển. một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau bài học, HS cần.

1. Về kiến thức

Hiểu rõ:

- Các vòng tuần hoàn nước trên TĐ.

- Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy.

- Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông.

- Một số kiểu sông

2. Về kĩ năng

Phân biệt rõ mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.

3. Về thái độ, hành vi.

Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hồ chứa nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC.

- Bản đồ khí hậu thế giới.

- Bản đồ tự nhiên thế giới

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Về nội dung.

- Trọng tâm của bài là phần II: Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

2. Về phương pháp.

- Tận dụng những kiến thức đã có, tổ chức các nhóm thảo luận dưới sụ góp ý của GV.

- Khi dạy các sông lớn trên thế giới, GV nêu vấn đề như: Vì sao hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn có nhiều nước? Vì sao sông A-ma-dôn có lưu lượng nước lớn quanh năm? Vì sao sông I-ê-nit-xê-i, về mùa xuân thường hay có lụt lớn ? Từ đó, dẫn dắt các em hiểu được nguồn cung cấp nước cũng như khí hậu của những vùn, miền mà sông chảy qua

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 15: Thủy quyển. một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15 THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần. Về kiến thức Hiểu rõ: Các vòng tuần hoàn nước trên TĐ. Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy. Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Một số kiểu sông Về kĩ năng Phân biệt rõ mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông. Về thái độ, hành vi. Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hồ chứa nước THIẾT BỊ DẠY HỌC. Bản đồ khí hậu thế giới. Bản đồ tự nhiên thế giới MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý Về nội dung. Trọng tâm của bài là phần II: Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Về phương pháp. Tận dụng những kiến thức đã có, tổ chức các nhóm thảo luận dưới sụ góp ý của GV. Khi dạy các sông lớn trên thế giới, GV nêu vấn đề như: Vì sao hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn có nhiều nước? Vì sao sông A-ma-dôn có lưu lượng nước lớn quanh năm? Vì sao sông I-ê-nit-xê-i, về mùa xuân thường hay có lụt lớn…? Từ đó, dẫn dắt các em hiểu được nguồn cung cấp nước cũng như khí hậu của những vùn, miền mà sông chảy qua. Hoạt động của GV & HS Nội dung chính - Dựa vào hình 15, hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên TĐ Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa? Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ Tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước luc ở các sông ngòi miền trung nước ta thường lên rất nha? Ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó? I. THỦY QUYỂN. 1. Khái niệm Thủy quyển là lớp nước trên TĐ bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm. Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi có địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ của nước sông. Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều. 2. Địa thế, thực vật và hồ đầm. a) Địa thế Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do tốc độ của địa. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông. b) Thực vật Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. c) Hồ, đầm Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn, Chế độ nước sông Mê Công điều hòa hơn sông Hồng nhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia. III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. 1. Sông Nin có diện tích lưu vực 2 881 000 Km2 với chiều dài nhất thế giới: 6685Km, chảy theo hướng Nam – Bắc qua ba miền khí hậu khác nhau. Sông Nin bắt nguồn từ hồ Vic-to-ri-HS ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm, nên lưu lượng khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhân thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới trên 90 000m3/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vaanx còn 700m2/s 2. Sông HS-ma-dôn có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới 7170000Km2, chiều dài thứ nhì thế giới 6437Km2, bắt nguồn từ dãy An-đét chảy theo hướng Tây – Đông đổ ra Đại Tây Dương. Sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo, mưa rào quanh năm, sông lại có tới 500 phụ lưu nằm hai bên đường xích đạo nên mùa nào sông cũng nhiều nước và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới 220.000m3/s 3. Sông I-ê-nit-xây có diện tích lưu vục 2580000 Km2 với chiều dài là 4102 Km, là con sông chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan. Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắng dòng nước lại, tràn lênh láng ra hai bờ gay lụt lớn; có năm nước sông tràn ra mỗi bên bờ tới 150 Km, sang mùa hạ nước rút, mùa thu nước cạn… SÓNG THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần. - Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào. - Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui tắc nhất định. 2.Về kĩ năng Từ hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung của bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Vẽ phóng to các hình 16.1, 16.2, 16.3 trong SGK. Bản đồ các dòng biển trên thế giới (bản đồ thế giới). III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý Về nội dung Trọng tâm của bài là mục II. Thủy triều và mục III. Dòng biển. Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời kì trăng tròn và không trăng. Trong một năm, thủy triều lại có hai lần lớn vào các ngày xuân phân và ngày thu phân; đó là lúc mặt trời chiếu ánh sáng thẳng góc với Xích đạo, sức hút của Mặt trời đối với trái đất lúc đó là lớn nhất. Cần lưu ý HS: Mặt trăng tuy nhỏ hơn Măt trời khá nhiều, nhưng Mặt Trăng có sức hút với khối nước biển rất lớn, vì Mặt trăng ở gần Trái Đất hơn nếu so với mặt trời. Về phương pháp Toàn bộ bài này GV nên tổ chức đàm thoại và thảo luận trên cơ sở hình và bản đồ. Kết thúc bài giảng, GV nên cho HS làm việc theo nhóm với câu hỏi sau “Chứng minh rằng chuyển động của dòng biển là có theo quy luật và chịu ảnh hưởng của các loại gió thường xuyên như gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới”. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Bước 1: Các nhóm đọc SGK, quan sát các tranh ảnh GV gắn trên bảng ( sóng biển, sóng thần,…) trao đổi các nội dung sau: Sóng là gì? Nguyên nhân gây ra sóng? Thế nào là sóng bạc đầu? Nguyên nhân gây ra sóng thần? Mô ta đôi nét về sóng thần. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. Có thể bổ sung các câu hỏi sau: Em biết gì về đợt sóng thần gần đấy nhất của nhân loại? Làm thế nào để nhận biết sóng thần sắp xảy ra? GV có thể bổ sung các dấu hiệu nhận biết sóng thần (cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ; sau đó nước biển sùi bọt; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua) HĐ 2: Cả lớp GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ các hình trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thủy triều? Khi nào giao động thủy triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào? Khi nào dao động thủy triều nhỏ nhất? Lúc ở Trái Đất sẽ nhìn thấy mặt trăng như thế nào? nghiên cứu về thủy triều có nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quan sự? Chuyển ý: Khi nhắc đến khái niệm “dòng sông”, chúng ta sẽ hình dung ngay đến những dòng sông xinh đẹp trên lục địa. Hôm nay chúng ta lại tìm hiểu những “dòng sông” không chảy trên lục địa mà chảy trong biển cả. à giới thiệu phần III. HĐ 3: Nhóm Bước 1: Các nhóm nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, quan sát kĩ H 22.4, thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ sau: Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập 1. ( Các dòng biển nóng BBC). Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập 2(Các dòng biển lạnh BBC). Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập 3.( Các dòng biển nóng NBC). Nhóm 4: Hoàn thành phiếu học tập 4. ( Các dong biển lạnh NBC). Bước 2 Đại diện các nhóm lên trình bày kết hợp với chỉ hình 22.4 trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung các câu hỏi sau: Tác động của dòng biển nóng, lạnh đối với khí hậu nơi nó chảy qua? Hãy chứng minh các dòng biển thường chảy đối xứng giữa hai bên bờ của các đại dương. Tại sao hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc thoe chiều kim đồng hồ, còn ở bán cầu Nam thí ngược lại? I. Sóng biển Khái niệm Là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2. Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió. 3. Sóng thần Có chiều cao và tốc độ rất lớn. Chủ yếu do động đất gây ra. II. Thủy triều Khái niệm Thủy triều là hiện tượng chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. Nguyên nhân Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Đặc điểm Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thủy triều lớn nhất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Tái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thủy triều nhỏ nhất. III. Dòng biển Phân loại Có hai loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Phân bố Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng về phía cực. Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-40o, chảy về phía Xích đạo. Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại. Ở nửa bán cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về Xích đạo. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.

File đính kèm:

  • docBÀI 20 THỦY QUYỂN.doc