Giáo án Địa lý 10 ban cơ bản

I . Mục tiêu:

Qua bài này học sinh cần:

- Hiểu được vì sao có các phép chiếu hình bản đồ. Hiểu được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.

- Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhaucủa bản đồ, từ đó biết được nó thuộc phép chiếu hình nào.

- Thông qua phép chiếu dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ.

II . Thiết bị.

- Bản đồ thế giới, Bản đồ vùng Bắc Cực, Bản đồ Châu Âu, Bản đồ Châu Á.

- Quả Địa cầu.

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: ( 5 phút )

2. Mở bài

 Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên các bản đồ khác nhau. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?

 

doc112 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một : địa lý tự nhiên Chương 1: bản đồ Tiết 1- Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ I . Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: - Hiểu được vì sao có các phép chiếu hình bản đồ. Hiểu được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. - Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhaucủa bản đồ, từ đó biết được nó thuộc phép chiếu hình nào. - Thông qua phép chiếu dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ. II . Thiết bị. - Bản đồ thế giới, Bản đồ vùng Bắc Cực, Bản đồ Châu Âu, Bản đồ Châu á. - Quả Địa cầu. III/ Tiến trình bài dạy: 1. ổn định lớp: ( 5 phút ) 2. Mở bài Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên các bản đồ khác nhau. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân: Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát các bản đồ và phát biểu khái niệm bản đồ là gì? Bước 2: Cho học sinh quan sát Quả địa cầu và bản đồ thế giới , Cho biết cách thức chuyển hệ thống kinh , vĩ tuyến trên Quả địa cầu lên mặt phẳng ? Bước 3: Cho học sinh quan sát lại ba bản đồ trên : - Tại sao hệ thống kinh, vĩ tuyến trên ba bản đồ có sự khác nhau ? - Tại sao phải dùng các phép chiếu bản đồ khác nhau ? HĐ 2: Cá nhân. * GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu. Giữ nguyên tấm bìa là mặt phẳng , hoặc cuộn lại thành hình trụ, hình nón và lần lượt tiếp xúc lên Quả địa cầu. * Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 Sgk và cho biết các phép chiếu cơ bản. HĐ 3: Nhóm . * GV chia lớp thành 6 nhóm ( 2 nhóm cùng nghiên cứu một phép chiếu ) - Nhóm 1,2 : Hình 1.3 a và 1.3 b - Nhóm 3,4 : Hình 1.4 a và 1.4 b - Nhóm 5,6 : Hình 1.5 a và 1.5 b với các nội dung sau : + Khái niệm . + Vị trí tiếp xúc . + Phép chiếu đứng : Đặc điễm lưới kinh, vĩ tuyến ; sự chính xác trên bản đồ ; dùng để vẽ khu vực nào trên trái đất . * GV gọi đại diện nhóm trình bày trên bảng. * GV chuẩn kiến thức. I/ Khái niệm phép chiếu hình bản đồ. - Là cách thức biểu diễn bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng , để một điễm trên mặt cong tương ứng với một điễm trên mặt phẳng. II/ Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản. 1/ Phép chiếu phương vị. - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng. - Tuỳ theo vị trí tiếp xúc, có các phép chiếu khác nhau : + Phép chiếu phương vị đứng. + Phép chiếu phương vị ngang . + Phép chiếu phương vị nghiêng. * Phép chiếu phương vị đứng . . Mặt tiếp xúc với quả địa cầu là ở cực . KT là những đoạn thẳng đồng quy ở cực. . VT là những vòng tròn đồng tâm ở cực. . Những khu vực gần cực tương đối chính xác . . Dùng để vẽ khu vực xung quanh cực. 2/ Phép chiếu hình nón . - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyên trên quả địa cầu lên mặt chiếu hình nón . - Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với qủa địa cầu , có các phép chiếu khác nhau: + Phép chiếu hình nón đứng. + Phép chiếu hình nón ngang. + Phép chiếu hình nón nghiêng. * Phép chiếu hình nón đứng. . Hình nón tiếp xúc với quả địa cầu là một vòng kinh tuyến. . KT là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón . . VT là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. . Khu vực tương đối chính xác là các VT tiếp xúc . . Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình . 3/ Phép chiếu hình trụ . - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ trên quả địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ. - Các phép chiếu hình trụ : + Phép chiếu hình trụ đứng . + Phép chiếu hình trụ ngang . + Phép chiếu hình trụ nghiêng . * Phép chiếu hình trụ đứng . . Hình trụ tiếp xúc với quả địa cầu theo vòng xích đạo. . KT,VT là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau . . Khu vực tương đối chính xác là ở xích đạo . . Dùng để vẽ khu vực gần xích đạo. IV / Đánh giá. ( 5 phút ) Điền nội dung thích hợp vào bảng. Phép chiếu hình bản đồ Thể hiện trên bản đồ Các kinh tuyến Các vĩ tuyến KV tương đối chính xác KV kém chính xác 1. Phương vị đứng. 2. Hình nón đứng. 3. Hình trụ đứng, V/ Hoạt động tiếp nối.( 2 phút) - Dặn dò Tiết 2- Bài 2. một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. I/ Mục tiêu . Sau bài này học sinh cần : - Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và từng đặc điiểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp . - Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng . - Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải . II/ Thiết bị . - Bản đồ khung Việt Nam . - Bản đồ tự nhiên Việt Nam . - Bản đồ Kinh tế - xã hội Việt Nam . III/ Hoạt động dạy học. 1- ổn định lớp, kiễm tra bài củ .( 5 phút ) ? So sánh đặc điễm mạng lưới kinh vĩ tuyến phép chiếu hình nón đứng và phếp chiếu hình trụ đứng. 2 - Bài mới . GV giới thiệu Bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ với nội dung khác nhau và yêu cầu HS cho biết bằng cách nào ta biểu hiện được ác nội dung bản đồ? Hoạt động GV và HS Nội dung chính Hoạt động: Nhóm * GV cho Hs quan sát các bản đồ , có nhận xét gì về các đối tượng thể hiện trên bẩn đồ? ( Đa dạng nên phải có pp biểu hiện) - Để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ cần có những pp nào? * GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm n/c 1 pp biểu hiện. + Đối tượng biểu hiện. + Khả năng biểu hiện. Nhóm 1: Nghiên cứu hình 2.1 và hình 2.2 hoặc bản đồ công nghiệp. Nhóm 2: Nghiên cứu hình 2.3 hoặc bản đồ khí hậu. Nhóm 3: Nghiên cứu hình 2.4 . Nhóm 4: Nghiên cứu hình 2.5 hoặc bản đồ nông nghiệp. * GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày. * Gv chuẩn kiến thức. 1.Phương pháp ký hiệu . 2.Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. 3.Phương pháp chấm điễm . 4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ . Các phương pháp. Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện 1/ PP ký hiệu. - Biểu hiện các đối tượng phân bố theo điễm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. _ Các dạng ký hiệu : Ký hiệu hình học. Ký hiệu chữ. Ký hiệu tượng hình. - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. 2/ Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. - Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội. - Hướng di chuyển. - Khối lượng đối tượng di chuyển. - Chất lượng đt di chuyển. 3/ Phương pháp chấm điễm. - Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều bằng những điễm chấm có giá trị như nhau. - Sự phân bố. - Số lượng... 4/ Phương pháp bản đồ- biểu đồ. - Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó. - Số lượng... - Chất lượng... - Cơ cấu.. - GV gọi học sinh trong nhóm trả lời bổ sung các câu hỏi sau: * Dựa vào hình 2.2 hãy c/m pp ký hiệu không những chỉ nêu được tên, vị trí mà còn thể hiện cả CL đt đó trên bản đồ? * Quan sát hình 2.3 : p ký hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điễm nào của gió, bão trên bẩn đồ? * Dựa vào hình 2.4 cho biết dân cư tập trung đông đúc, thưa thớt ở đâu? Mỗi điễm chấm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu người? * Dựa vào hình 2.5 biết được điều gì qua pp bản đồ- biểu đồ? * Ngoài những pp trên còn phương pháp nào nửa? IV/ Đánh giá.(5 phút) Treo một bản đồ bất kỳ cho học sinh lên xđ các pp biểu hiện. V/ Hoạt động tiếp nối.( 3 phút ) -Dặn dò. Ngày Kí duyệt Tổ trưởng CM Nguyễn Thanh Phong - Làm BT2 Sgk Ngày 04/09/2007 Kí duyệt Tổ trưởng CM Nguyễn Thanh Phong Tiết 3 - bài 3 Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. I/ Mục tiêu. Sau bài này học sinh cần: - Trình bày được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập. - Phát triển kỹ năng sd bản đồ . - Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. II/ Thiết bị. Một số bản đồ địa lý kinh tế- xã hội. III/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định lớp, kiễm tra bài cũ. (5 ph ) Các địa lý thể hiện trên bản đồ được biểu hiện bằng nào? Trình bày đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện phương pháp ký hiệu? 2. Bài mới. Gv yêu cầu hs cho biết tại sao học địa lý phải sử dụng bản đồ? Hoạt động GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1:Cả lớp * Gv yêu cầu hs cho biết : Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống? * gv ghi tất cả các ý kiến lên bảng. * Nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động2 * Gv yêu cầu hs phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sd bản đồ trong học tập ? - Muốn tìm hiểu đặc điễm đất Việt Nam cần sd bản đồ nào? - Tỷ lệ bản đồ là gì ? Tại sao phải đọc tỷ lệ bản đồ ? _ Muốn hiểu ký hiệu bản đồ phải dựa vào đâu ? ( Cho hs quan sát các ký hiệu trên bản đồ ) ? các loại ký hiệu? Hoạt động 2: - Muốn xác định phương hướng phải dựa vào đâu? - Để trình bày và giải tình hình phân bố mưa một khu vực phải dựa vào các bản đồ nào? ( Trả lời câu hỏi trên chính là đi tim mối quan hệ các đối tượng) I/ Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. 1. Trong học tập. - Học tại lớp. - Học tại nhà. - Kiễm tra. 2. Trong đời sống. - Bảng chỉ đường. - Phục vụ các ngành sản xuất. - Trong quân sự. II/ Sử dụng bản đồ- Atlat trong học tập. 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ. a. Chọn bản đồ phù hợp. b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ và ký hiệu bản đồ. c. Xác định phương hướng trên bản đồ. 2. Tìm hiểu mqh giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ. IV/ Đánh giá. (7 ph ) Yêu cầu hs chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình. V/ Hoạt động tiếp nối. ( 3 ph ) Câu 2, 3 Sgk. Tiết 4 - bài 4. Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. I/ Mục tiêu: Sau bài này học sinh cần: - Hiểu rõ các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ bằng phương pháp nào. - Nhận biết được đặc tính của đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. - Nhận biết được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau. II/ Thiết bị. - Một số bản đồ về : Công nghiệp, Nông nghiệp, Khí hậu, Phân bố dân cư. III/ Hoạt động dạy học. Gv nêu mục đích, yêu cầu của giờ thực hành . Phân công và giao bản đồ đã chuẩn bị trước cho nhóm. Hướng dẩn nhóm thực hiện theo nội dung sau: + Tên bản đồ. + Nội dung bản đồ. + Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ: . Tên phương pháp. . Đối tượng biểu hiện của phương pháp. . Khả năng biẻu hiện của phương pháp. - Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày. + Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu. + Nhóm 2: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. + Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm. + Nhóm 4: Phương pháp bản đồ- biểu đồ. - Gv cho các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn xác IV/ Đánh giá. Tổng kết bài thực hành. Tên bản đồ phương pháp biểu hiện Tên pp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Kí duyệt củaTổ trưởng CM Chương II. vũ trụ hệ quả các chuyển động của trái đất. Tiết 5 - Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất.Hệ quả chuyển động tự quay của trái đất. I/ Mục tiêu: Sau bài này học sinh cần : - Biết được vũ trụ là vô cùng to lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của vũ trụ. - Hiểu và trình bày được khái quát về Hệ Mặt Trời , vị trí và các vận động của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được các hiện tượng : luân phiên ngay đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở trên bề mặt Trái Đất. - Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả của chuyển động tự quay. - Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên. II/ Thiết bị. - Quả địa cầu. - Tranh ảnh về Hệ Mặt Trời. - Hình vẽ phóng to sự luân phiên ngày đêm, Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. III/ Hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp, kiễm tra bài củ.( 5 ph) Gv treo một tờ bản đồ bất kỳ yêu cầu học sinh lên xác định các pp thể hiện trrên bản đồ. 2. Bài mới. - Vào bài: Em biết gì về Hệ Mặt Trời, về Trái Đất, Vũ trụ là gì? Vũ trụ được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu các vấn đề trên. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Dựa vào hình 5.1 và kênh chữ Sgk Cho biết: - Vũ trụ là gì? - Phân biệt Thiên Hà với Dải Ngân Hà? Chuyển ý: Hệ Mặt trời chúng ta có đặc điễm gì? Dựa vào hình 5.2 , Kênh chữ trong Sgk và vốn hiểu biết hãy: - Mô tả về Hệ Mặt Trời. - Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời . - Nhận xét về hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh. Hệ Mặt Trời là gì? * Lưu ý: Theo định nghĩa mới về hành tinh thì hiện nay Diêm Vương Tinh không còn được coi là hành tinh. Chuyển ý: Trái Đất ở vị trí nào? Có những chuyển động chính nào? Hoạt động 2: Nhóm * Gv cho Hs lam theo nhóm ( Theo bàn ) Dựa vào hình 5.2 và kiến thức đã học cho biết: - Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời? Vị trí đó ý nghĩa như thế nào đối với sự sống? - Trái Dất có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào? - Trái Đất tự quay theo hướng nào. Trong khi tự quay có điễm nào trên bề mặt Trái Đất không thay đổi vị trí? Thời gian tự quay? * Gv gọi đại diện nhóm trình bày, dùng quả Địa cầu để biểu diễn hướng tự quay và hướng chuyển động của Trái Đất. * Gv chuẩn xác. Hoạt động 3: cả lớp Gv yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. - Vì sao Trái Đất có hiện tượng ngày đêm? - Vì sao trên Trái Đất ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng? Hoạt động 4: Gv yêu cầu Hs quan sát hình 5.3 kênh chữ Sgk trả lời câu hỏi: - Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế? - Vì sao phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên Trái Đất? - Có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số múi giờ? Việt Nam ở múi giờ thứ mấy? - Vì sao ranh giới múi gìơ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến? - Vì sao phải có đường đổi ngày? Vị trí đường đổi ngày và nêu quy ước về đổi ngày? Hs phát biểu, xđ trên quả Địa cầu múi giờ số 0 và kinh tuyến 1800. * Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Cá nhân Dựa vào hình 5.4 cho biết: - ở bán cầu Bắc các vật chuyển động lệch theo hướng nào? ở bán cầu Nam các vật chuyển động lệch theo hướng nàýyo với hướng ban đầu? Giải thích? - Lực làm lệch hướng có tên là gì? Nó tác động tới chuyển động của các vật thể nào trên Trái Đất? * Hs trình bày, Gv chuẩn xác. I/ Khái quát về vũ trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ mặt trời. 1. Vũ trụ. - Là khoảng không gian vô tận , chứa hàng trăm tỷ thiên hà. 2. Hệ Mặt Trời. - Là tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Gồm có 9 hành tinh: Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương Tinh. 3. Trái Đất trong Hệ Mặt trời. - Vị trí thứ 3, khoảng cách TB từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,5 triệu km, Khoảng cách này cùng với tụe quay giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống. - Trái Đất vừa tự quay vừa chuyển động tịnh tiến xq Mặt Trời. II/ Hệ quả của vận động tự quay của Trái Đất. 1. Sự luân phiên ngày đêm Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Giờ địa phương ( giờ Mặt trời ): Các điễm thuộc các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế: Giờ ở múi số 0 (GMT) 3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể . - Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit. + Nửa cầu Bắc : Lệch bên phải. + Nửa cầu Nam : Lệch bên trái. - Nguyên nhân: Trái Đất tự quay ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ. - Lực Côriôlit ảnh hưởng đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển... IV/ Đánh giá. ( 5 ph) Em biết gì về Hệ Mặt Trời, về Trái Đất, Vũ trụ là gì? Vũ trụ được hình thành như thế nào? Hãy trình bày các hệ quả địa lí của vận động tự quay của Trái Đấ V/ Hoạt động tiếp nối: Làm BT 3 Sgk Tiết 6 - Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất I/ Mục tiêu: Sau bài học , học sinh cần: - Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, Các mùa , Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày các hệ quả . - Nhận thức đúng đắn các quy luật tự nhiên. II/ Thiết bị. - Quả địa cầu , ngọn nến. - Các hình vẽ phóng to trong bài 6. III/ Hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp, kiễm tra bài củ.( 5 ph ) - Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất? 2. Bài mới. - Vào bài: ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất. vậy chuyển động quay quanh Mặt Trới của Trái Đất sinh ra các hệ quả gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. Hoạt động Gv và Hs Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân * Gv trình bày các đặc điễm chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Dựa vào kênh chử và hình 6.1 Sgk cho biết: - Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm? Nguyên nhân Hoạt động 2: Nhóm cặp đôi - Hs dựa vào kênh chữ và H 6.1 SGK để trả lời câu hỏi - Mùa là gì? Dựa vào hình 6.2 và 6.3 và kiến thức cho biết: - Vì sao có hiện tượng mùa ? - Xác định vị trí và khoảng thời gian của các mùa? - Vị trí các ngày: Xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí. - Giải thích vì sao : Mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẽ, mùa đông lạnh lẽo? Hoạt động 3: Nhóm * Gv cho Hs làm theo nhóm ( 2 người ) Dựa vào hình 6.2 và 6.3 , kênh chữ Sgk thảo luận : - Nguyên nhân? - Thời gian nào , những mùa nào ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, ở nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao? Nêu kết luận? - Vào những ngày nào khắp trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm? - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao? *Đại diện nhóm trình bày. * Gv chuẩn kiến thức I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. - Chuyển động giả của Mặt Trời hằng năm giữa hai chí tuyến. - Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng , không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. II. Các mùa trong năm. - Mùa là khoảng thời gian trong năm có những đặc điễm riêng về thời tiết và khí hậu. - Có 4 mùa: Xuân ,hạ, thu, đông. - Nguyên nhân: Do trục TĐ nghiêng và không đổi phương nên Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời ... III/ Ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Mùa xuân và mùa hạ: Ngày dài đêm ngắn. - Mùa thu và mùa đông: Ngày ngắn , đêm dài. - 21/3 và 23/9 ngày dài bằng đêm. - ở xích đạo : Ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về phía hai cực chênh lệch ngày đêm càng lớn. - Từ vòng cực về phía hai cực có hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ. Tại 2 cực số ngày hoặc đêm dài 6 tháng. IV/ Đánh giá. ( 5 ph ) - Giải thích câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Làm thêm một số câu hỏi trắc nghiệm. V/ Hoạt động tiếp nối. Về nhà làm bt 1,3. Kí duyệt của Tổ trưởng CM Nguyễn Thanh Phong Chương III. Cấu trúc của trái đất . Các quyển của lớp vỏ địa lý. Tiết 7- bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. I/ Mục tiêu: Sau bài học, Hs cần: - Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày đặc điễm của mỗi lớp cấu tạo Trái Đất dựa vào kênh hình. Phân biệt được vỏ Trái Đất với thạch quyển. - Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. - Sử dụng kênh hình: hình vẽ, lược đồ, bản đồ... để quan sát và nhận xét cấu trúc của Trái Đất, giải thích được các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa... III/ Thiết bị dạy học. - Bản đồ các mảng kến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới. - Bản đồ tự nhiên thế giới. III/ Hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp, kiễm tra bài cũ. .(5 ph) - Cho Hs trả lời câu hỏi 3 trang 24 2. Bài mới. - Vào bài: Trái Đất có cấu trúc như thế nào? Làm thế nào để biết được cấu trúc của Trái Đất? Võ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng nằm kề nhau và có sự dịch chuyển? Tại sao có sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, kết qủa của sự dịch chuyển đó? Hoạt động của Gv và Hs Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân * Gv giới thiệu về về các pp địa chấn dùng để nghiên cứu Trái Đất. * Đọc nội dung và quan sát hình 7.1 và 7.2 cho biết: - Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? - Nêu và trình bày đặc điễm của từng lớp? - Trình bày vai trò của lớp võ và lớp Manti? * Quan sát hình 7.2 kể tên các tầng đá ? Cho biết sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa với lớp vỏ đại dương? - Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng có vai trò quan trọng nhất ? vì sao? * Quan sát hình 7.1 cho biết Manti được mấy tầng? giới hạn của mỗi tầng? Đặc điễm của mỗi tầng? Vỏ TĐ + phần trên Manti= Thạch quyển. * Quan sát hình 7.1 trình bày đặc điễm lớp nhân? * Gv giới thiệu khái quát cho Hs biết trước đây đã có thuyết lục địa trôi nhưng chỉ dựa trên quan sát về hình thái, di tích hoá thạch.... Hoạt động 2: Nhóm * Cho Hs làm theo nhóm ( 2 người trong bàn) * Hướng dẩn Hs quan sát , nhận xét về sự ăn khớp của bờ Đông lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ với bờ Tây lục địa Phi trên bản đồ tự nhiên thế giới. * Quan sát hình 7.3 và 7.4 kết hợp với nội dung Sgk nhận xét, phân tích và giải thích các nội dung sau: - Tên của 7 mảng kiến tạo? - Nêu đặc điễm của một số mảng ( cấu tạo , sự di chuyển) ? - Trình bày một số cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo, kết quả của mỗi cách tiếp xúc? - Nguyên nhân của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo? * Cho đại diên nhóm trình bày. * Gv chuẩn xác. I. Cấu trúc của Trái Đất. - Trái Đất cấu tạo không đồng nhất. Gồm 3 lớp chính: Vỏ Trái Đất, Manti, Nhân. 1. Lớp vỏ trái Đất. - Là lớp vỏ cứng, mỏng, Độ dày dao động từ 5 km( ở đại dương) đến 70 km( lục địa). - Được cấu tạo bằng các tầng đá khác nhau( tầng trầm tích, granit, badan) 2. Lớp Manti. _ Độ dày: Từ vỏ Trái đất đến độ sâu 2900km. - Chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng TĐ. - Tầng trên vật chất ở trạng thái dẻo quánh. - Tầng dưới vật chất ở trạng thái rắn. 3. Nhân Trái Đất. - Dày 3470 km. - Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài: nhiệt độ 50000C , áp suất 1,3 đến 3,1 triệu atm, vật chất ở trạng thái lỏng. - Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất 3 đến 3,5 atm, vật chất ở trạng thái rắn( hạt). Tp vật chất chủ yếu là kim loại nặng. II. Thuyết kiến tạo mảng. Nôị dung của thuyết kiến tạo mảng: - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. - Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. Nguyên nhân do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. - Ranh giới chổ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn thường xẩy ra các hoạt động kiến tạo, động đất , núi lửa... IV. Đánh giá.(7 ph) 1. Nêu vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti ? 2. Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng? V. Hoạt động tiếp nối. (3 ph) - Về nhà:Hoàn thành sơ đồ thể hiện cấu tạo của Trái Đất. Tiết 8 - bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. I. Mục tiêu: Sau bài học , Hs cần: 1. Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Về kỹ năng: - Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận đọng kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, II. Thiết bị. - Một số tranh ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình ề mặt Trái Đất. - Bản đồ tự nhiên thế giới, Việt Nam. III. Hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp, kiễm tra bài củ. (5 ph) - Trình bày nội dung thuyết kiến tạo mảng? 2. Bài mới. - Vào bài: Nội lực là gì? Nội lực đã tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất? Hoạt động Gv và Hs Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp * Gv: Trên bề mặt Trái Đất , nơi có các lục địa, đại dương, có núi, đồng bằng...Đó là do nội lực. * Dựa vaof Sgk và sự chuyển động của các dòng đối lưu cho biết khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực? Hoạt động 2: Cả lớp *Dựa vào Sgk hãy cho biết tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua những vận động nào? * Gv vẽ hình về sự chuyển đông của các dòng đối lưu trong lớp Manti. * Dựa vào mục 1 cho biết: - Những biểu hiện của của vận động theo chiều thẳng đứng và hệ quả của nó? - Những biểu hiện của của vận động theo chiều thẳng đứng hiện nay? Hoạt động 3: * Cho Hs làm theo nhóm. * Quan sát hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 và bản đồ tự nhiên thế giới hoặc Việt Nam cho biết: - Thế nào là vận động theo phương nằm ngang, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy? - Lực tác động của uốn nếp , đứt gãy? - Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy? - Phân biệt các dạng điah hình địa hào, địa luỹ? - Xác định những khu vực núi uốn nếp, những địa hào, địa luỹ...trên bản đồ? Ví dụ? * Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung. * Gv chuẩn xác I.Nội lực. - Nội lực: Lực phát sinh ở bên trong Trái Đất. - Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất. II. Tác động của nội lực. - Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa... 1. Vận động theo chiều thẳng đứng. - Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng. - Diễn ra trên một diện tích rộng lớn và xảy ra rất chậm. 2. Vận động theo phương nằm ngang. - Làm cho vỏ Trái Đất nén ép, tách giản... gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. a. Hiện tượng uốn nếp. - Do tác động của nội lực nằm ngang. -Xảy ra ở nh

File đính kèm:

  • docDIA LY 10 CO BAN CA NAM CUC HAY.doc