Tiết 1
PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
I_. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt :
1. Về kiến thức
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau
- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ từ đó biết được mạng lưới kinh vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ ,biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn
3. Về thái độ:
Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
85 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 kì 1 - Trường THPT-DTNT Quỳ Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chú ý : Giáo án theo phân phối chương trình cũ, chỉ dùng để tham khảo.Nếu quý thầy cô sử dụng thì phải điều chỉnh, bổ sung theo PPCT mới Năm học 2011-2012
Ngày soạn 14 tháng 09 năm 2011
Ngày dạy 15 tháng 09 năm 2011
Tiết 1
PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
I_. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt :
Về kiến thức
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau
- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ từ đó biết được mạng lưới kinh vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ ,biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn
3. Về thái độ:
Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
II_. Thiết bị dạy học :
Tập bản đồ thế giới và các châu lục
Quả địa cầu
Một tấm bìa giấy
III_. Trọng tâm bài học
Phép chiếu phương vị đứng và phép chiếu hình nón đứng
IV_ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu môn học, chương trình học của lớp.
3. Bài mới
Mở bài :
Cho học sinh quan sát 3 bản đồû : BĐ thế giới,BĐ vùng cực,BĐ châu Âu .Yêu cầu nhận xét mạng lưới kinh ,vĩ tuyến.Hỏi vì sao các bản đồ lại có dạng lưới chiếu kinh,vĩ tuyến khác nhau như vậy ? phát biểu khái niệm bản đồ.Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này..
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
Bước 1: GV yêi cầu học sinh quan sát quả địa cầu (mô hình của TĐ) và hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu chiếu lên mặt phẳng
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi:
- Tại sao hệ thống kinh-vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau?
- Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau ?
Hđ 2: cả lớp
Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu
Bước 2: GV cho mặt phẳng hình nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả cầu
Hđ 3: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu nội dung trong SGK, có thể phân công mỗi nhóm nghiên cứu một phép chiếu với các nội dung:
-- Khái niệm về các phép chiếu
-- Các vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả cầu để có các lọai bản đồ khác nhau
-Phép chiếu đứng :
+Đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên BĐ
+Dùng để vẽ khu vực nào trên T.Đất
- Nhóm 1: Phép chiếu phương vị
- Nhóm 2: Phép chiếu hình nón
- Nhóm 3: Phép chiếu phương vị
Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhómtrình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
-. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của T.Đất lên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng một điểm trên mặt phẳng.
1. Phép chiếu phương vị :
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
-Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu má có các phép chiếu phương vị khác nhau: phép chiếu phương vị đứng, phép chiếu phương vị ngang và phép chiếu phương vị nghiêng
- Phép chiếu phương vị đứng:
+ mặt phẳng tiếp với quả cầu ở cực,
+ kinh tuyến là những đọan thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực .
- Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác
- Phương pháp này dùng để vẽ những khu vực quanh cực
2.. Phép chiếu hình nón: Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình nón.
- Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình nón với quả cầu mà cò các phép chiếu hình nón khác nhau: phép chiếu hình nón đứng,phép chiếu hình nón ngang và phép chiếu hình nón ngang.
- Phép chiếu hình nón đứng:
+ Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại 1 vòng vĩ tuyến
, Kinh tuyến là những đọan thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón , vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
- Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác
- Phương pháp này dùng để vẽ những khu vực ở vĩ độ trung bình
3. Phép chiếu hình trụ: Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ
. tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu mà có các phép chiếu hình trụ khác nhau: phép chiế hình trụ đứng, phép chiếu hình trụ ngang và phép chiếu hình trụ nghiêng
- Phép chiếu hình trụ đứng: Hình trụ tiếp xúc với quả cầu theo vòng xích đạo.
+ kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau.
+ Những khu vực ở gần xích đạo tương đối chính xác
+ Phương pháp này dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo
V-. đánh giá:
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau
Phép chiếu hình bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
k.vực tương đối chíng xác
k.vực kém chính xác
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hìmh trụ đứng
VI- Họat động nối tiếp
-Học sinh vẽ sơ đồ các phép chiếu hình bản đồ cơ bản vào vở bài tập
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài học mới
Ngày soạn 16 tháng 09 năm 2011
Ngày dạy 17 tháng 09 năm 2011
Tiết 2
Bài 2 :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN
BẢN ĐỒ
I_ Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt :
1. Về kiến thức :
Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tựong địa lý nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. Khi đọc bản đồ địa lý, trước hết tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ
2. Về kỹ năng
Học sinh có thể nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ qua các đặc điểm ký hiệu bản đồ
II_ Thiết bị dạy học : chọn trong số bản đồ treo tường VN (hoặc bản đồ các nước) để có được một vài bản đồ thể hiện được đầy đủ các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trong bài
III_ Trọng tâm bài học:
Khả năng biểu hiện cũng như đặc điểm của một số phương pháp
IV_ Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
Trình bày phép chiếu phương vị đứng,hình nón đứng và hình trụ đứng ?
Bài mới
Mở bài :
Chúng ta đã biết nhiều kí hiệu khác nhau của bản đồ,nhưng chúng ta phân loại ra sao ?Từng loại thể hiện trên BĐ như thế nào...Những câu hỏi này sẽ được chung ta giải đáp trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:Nhóm
* Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm
* Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong sgk , nhận xét và phân tích về đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp
- Nhóm 1: Nghiên cứu hình 2.1 và 2.2 trong SGK hoặc bản đồ công nghiệp VN
- Nhóm 2: Nghiên cứu hình 2.3 hoặc bản đồ khí hậu VN
- Nhóm 3: Nghiên cứu hình 2.4 trong sgk
- Nhóm 4: Nghiên cứu hình 2.5 và bản đồ công nghiệp VN
* Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. GV giúp HS chuẩn kiến thức
1. Phương pháp ký hiệu
- Đối tượng biểu hiện :
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ
- Các dạng ký hiệu :
+ Ký hiệu hình học
+ Ký hiệu chữ
+ Ký hiệu tượng hình
- Khả năng biểu hiện:
+ Vị trí phân bố của đối tượng
+Số lượng và aaus trúc của đối tượng
+Chất lượng và động lực của đối tượng
2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
-. Đối tượng biểu hiện :
Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên ,và kinh tế xã hội
- Khả năng biểu hiện :
Hướng di chuyển,khối lượng,chất lượng và tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lý
3. Phương pháp chấm điểm
-. Đối tượng biểu hiện :
Các hiện tượng phân bố phân tán , lẻ tẻ .bằng các điểm chấm.mỗi điểm chấm đều có một giá trị nào đó.
-Khả năng biểu hiện :Sự phân bố và số lượng của đối tượng
4. Phương pháp biểu đồ - bản đồ
-. Đối tượng biểu hiện :
Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó
-. Khả năng biểu hiện :
+ Số lượng và chất lượng của đối tượng
+ Cấu trúc của đối tượng
IV- Đánh giá
Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp ký hiệu
Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp biểu đồ- bản đồ
V/. Họat động nối tiếp
Làm bài tập 2 trang 14 trong SGK
Về nhà học bài cũ.chuẩn bị bài mới
Ngày soạn 21 tháng 08 năm 2011
Ngày dạy 22 tháng 08 năm 2011
Tiết 3
Bài 3 : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
I- Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt :
1. Về kiến thức :
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
- Hiểu được một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập
2. Về kỹ năng :
Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập
3. Về thái độ:
Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập
II- Thiết bị dạy học :
- Tập bản đồ thế giới và các châu lục
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Atlat địa lý Việt Nam
III- Trọng tâm bài học
Trọng tâm là phần sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
IV- Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày một số phương pháp thể hiện các đối tựơng địua lý trên bản đồ
Bài mới
Mở bài :
Chúng ta cần sử dụng bản đồ như thế nào để có thể học tập tốt môn Địa lí trên bản đồ ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiẻu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: cả lớp
* bước 1: gv yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
* Bước 2: GV ghi tất cả các ý kiến phát biểu của học sinh lên bảng .
* Bước 3: GV nhận xét các ý kiến phát biểu , sắp xếp các ý kiến theo trình tự tương ứng.
HĐ 2: Cả lớp
*Bước 1:Hỏi : Khi cần tìm hiểu về chế độ gió bão ở VN.Chúng ta cần phải chọn bản đồ có nội dung gì ?
* Bước 1: GV yêu cầu học sinh phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong sgk .
* Bước 2: GV yêu cầu hs giải quyết ý nghĩa của những vấn đề cần lưu ý và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể
I-Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1. Trong học tập :
-Bản đồ là phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kỹ năng địa líù tại lớp , ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí
- Biết được hình dạng,quy mô các châu lục ,sự phân bố độ cao các dãy núi sự phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp.
2. Trong đời sống
-Tìm đường đi,xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão
- Bản đồ phục vụ cho các ngành sản xuất
- Sử dụng trong quân sự
II- Sử dụng bản đồ , Atlat trong học tập
1.Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ
- Chonï bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu
- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ của bản đồ và ký hiệu trên bản đồ .
- Xác định phương hướng trên bản đồ
2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ , trong Atlat.
- Giải thích một sự vật và một hiện tượng địa lý chúng ta cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan
- Cần tìm hiểu đặc điểm , bản chất của một đối tượng địa lý,sau đó so sánh bản đồ cùng loại với khu vực khác.
V- Đánh giá
Yêu cầu hs chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình
VI- Họat động nối tiếp : Trả lời các câu hỏi 2 và 3 trong SGK
Ngày soạn 23 tháng 08 năm 2011
Ngày dạy 24 tháng 08 năm 2011
Tiết 4
Bài 4: THỰC HÀNH- XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I- Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt
1. Về kiến thức :
-Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của các đối tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ
-Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các loại bản đồ khác nhau.
2. Về kỹ năng :
Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau.
3.Thái độ-hành vi :
Có ý thức sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
II- Thiết bị dạy học :
Một số bản đồ trong SGK-Bài 2
III- Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp
2.Hỏi bài cũ
Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập và đời sống.Nêu dẫn chứng
3.Bài học
- HĐ 1: Hoạt động nhóm
* bước 1:
-gv nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành
- phân công và giao bản đồ đã chuẩn bị cho các nhóm ( 4 nhóm )
* bước 2: hướng dẫn nội trình bày của các nhóm theo trình tự sau :
- Tên bản đồ . Nội dung bản đồ
-Các phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ :
+ Tên phương pháp
+ Đối tượng biểu hiện của phương pháp
+ Khả năng biểu hiện của phương pháp
* bước 3: lần lượt các nhóm lên trình bày về phương pháp đã được phân công
- Nhóm 1: phương pháp ký hiệu
- Nhóm 2: phương pháp ký hiệu đường chuyển động
- Nhóm 3: phương pháp chấm điểm
- Nhóm 4: phương pháp bản đồ-biểu đồ
Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
* bước 4:
Gv nhận xét nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành
IV- Đánh giá
Tổng kết bài thực hành
Tên bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
1. BĐ công nghiệp điện VN
2.BĐ gió và bão ở VN
3.BĐ phân bố dân cư châu Á
4.BĐ diện tích và sản lượng lúa VN,năm 2000.
PP kí hiệu hình học, theo đường
PP kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
PP bản đồ-biểu đồ
Các nhà máy điện,đường dây,trạm điện
Chế độ gió,bão
Phân bố dân cư
Diện tích trồng lúa và sản lượng lúa
Số lượng,chất lượng,động lực
Hướng gió,bão và tần suất gió,bão
Số lượng
Thể hiện diện tích và sản lượng
Ngày soạn 28 tháng 08 năm 2011
Ngày dạy 29 tháng 08 năm 2011
Tiết : 5
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ
Bài 5 : VŨ TRỤ-HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT ,HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG
TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Mục tiêu bài học:
Sau bài này học sinh cần đạt :
1. Về kiến thức :
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó Trái Đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong Vũ Trụ .
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời , Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Giải thích được các hiện tượng : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất ,sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
2. Về kỹ năng :
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời ,vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Xác định các múi giờ , hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất
3. Về thái độ:
Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể
II- Thiết bị dạy học :
- Quả địa cầu, ngọn nến
- Hình vẽ trong sgk phóng to
III- Trọng tâm bài học
Trái đất trong hệ mặt trời , vận động tự quay quanh trụccủa Trái Đất và các hệ quả
IV- Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Mở bài :
Từ xa sưa con người đã quan tâm đến bầu trời và vị trí của con người trong vũ trụ bao la,và các em!Các em biết gì về Hệ Mặt Trời,về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.Bai học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khai quát về Vũ Trụ,vè Hệ MT về TĐ và những hệ quả do sự chuyển động tự quay của nó
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp
Học sinh dựa vào hình 5.1 ,kênh chữ SGK trả lời các câu hỏi :
- Vũ Trụ là gì ?
- Phân biệt thiên hà với dải Ngân Hà?
GV: Dải ngân hà là thiên hà co chứa hệ Mặt Trời của chúng ta
HĐ 2: Cá nhân
* Bước 1 : HS dựa vào hình 5.2 ,kênh chữ trong SGK ,vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Hãy mô tả về hệ Mặt Trời
- Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần từ Mặt Trời ?
-Câu hỏi ở mục 2 trong SGK
- Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có những chuyển động chính nào?
* Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức .
HĐ 3 : nhóm
* Bước 1: HS quan sát hình 5.2 trong SGK và dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau :
- Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời ? vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống?
- Trái Đất có mấy chuyển động chính? Đó là những chuyển động nào ?
- Trái Đất tự quay theo hướng nào? Trong khi tự quay có điểm nào trên trái đất không thay đổi vị trí ? thời gian trái đất tự quay?
* Bước 2: Học sinh trình bày kết quả ,dùng quả cầu biểu diễn hướng tự quay và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
GV giúp học sinh chuẩn kiến thức.
HĐ 4: Cả lớp
* Bước 1: GV làm thí nghiệm :
GV yêu cầu học sinh quan sát trả lời các câu hỏi:
- Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm?
- Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng?
HĐ 5: Cá nhân
* Bước 2: Học sinh quan sát hình 5.3 , kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi:
- Thế nào gọi là giờ địa phương ?
- Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế?
- Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên TG ?
-Trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số các múi giờ ?
- VN ở múi giờ thứ mấy?
-Vì sao ranh giới các múi giờ không hòan toàn thẳng theo kinh tuyến ? vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế ?
- Tìm trên hình 5.3 vị trí đường đổi ngày quốc tế ? Và nêu qui ước quốc tế về đổi ngày?
* Bước 3: Học sinh phát biểu và xác định trên quả cầu múi giờ số 0 và kinh tuyến 180. GV chuẩn kiến thức.
HĐ 6: Cá nhân
* Bước 1:hs dựa vào hình 5.4 và vố hiểu biết hãy cho biết :
- Ở BBC nhìn xuôi theo hướng chuyển động,khi các vật thể chuyển động sẽ bị õ lệch về phía nào so với hướng chuyển động ban đầu?
- Giải thích vì sao có sự lệch hướng đó ?
* Bước 2: Học sinh trình bày GV chuẩn kiến thức
I- Khái quát về Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời,Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể,cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời được gọi là Dải Ngân Hà
2. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh.
- Tám hành tinh trong hệ Mặt Trời : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất , Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh , Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trong Hệ Mặt trời Trái Đất ở vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình đến Mặt Trời là 149,6 triệu km,cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
II-Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
1. Sự luân phiên ngày và đêm.
Do Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục, nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương (giờ mặt trời) : các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế : Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
-Quy định lấy kinh tuyến 180 làm đường chuyển ngày quốc tế
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Do Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông nên các vât thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng so với chuyển động ban đầu. Đó là lực Coriolit .
Lực Côriôlit làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất :
- BBC lệch về bên phải
- NBC lệch về bên trái
( Theo hướng chuyển động )
Lực Coriolit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí , dòng biển.
V- Đánh giá
1. Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì?
2. Hãy trình bày các hệ quả địa lý của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
3. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời : Kim tinh-Trái Đất- Mộc tinh-Thổ tinh- Thủy tinh-Thiên Vương tinh-Hải Vương tinh-Hỏa tinh .
4. Khoanh tròn chữ các đứng trước câu trả lời đúng nhất:
*. vận tốc dài của các địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau không bằng nhau là do trái` đất:
a. Chuyển động theo hướng từ tây sang đông
b. Có hình khối cầu
c. Tự quay với vận tốc rất lớn
d. Vừa tự quay vừa chuyển động quanh Mặt Trời
* Do tác động của lực Coriolit nên BCB vật chuyển động bị lệch về:
a. Bên phải theo hướng chuyển động b. Bên trái theo hướng chuyển động
c. Hướng đông d. Hướng tây
* Ýù nào không thuộc nguyên nhân sinh ra lực Coriolit?
a. Trái Đất có hình khối cầu
b. Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông
c. Khi Trái Đất tự quay vận tốc dài trên bề mặt đất khác nhau ở các địa điểm
d. Trái Đất tự quay với vận tốc rất lớn
VI-. Họat động nối tiếp: Học sinh làm bài tập 3 trang 21 SGK
Về nhà học bài cũ ,chuẩn bị bài mới
Ngày soạn 05 tháng 09 năm 2011
Ngày dạy 06 tháng 09.năm 2011
Tiết 6
Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần đạt :
1. Về kiến thức :
Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời ,các mùa ,ngày đêm dài ngắn theo mùa.
2. Về kỹ năng :
- Xác định đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm.
- Xác định góc chiếu sáng của tia tới Mặt Trời trong các ngày 21/3,22/6.23/9 và 22/12 luc12 giờ trưa để rút ra kết luận : trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất, dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa
3. Về thái độ:
Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên
II- Thiết bị dạy học :
Phóng to các hình vẽ trong SGK
Mô hình Trái Đất – Mặt Trời
II- Trọng tâm bài học
Các mùa trong năm và ngày đêm dài ngắn theo mùa
IV- Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
Trình bày các hệ quả địa líù của chuyển động tự quay quanh trục của TĐ
Bài mới:
Mở bài :
GV yêu cầu HS trình bày các hệ quả vận động tự quay của TĐ,sau đó hỏi:chuyển động quanh MT của TĐ tạo ra các hệ quả nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cá nhân
* Bước1 : Hỏi : Thế nào được gọi là M.Trời lên thiên đỉnh ?
* Bước 2: Dựa vào kênh chữ và hình 6.1 SGK trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?
-Nguyên nhân ?
- Câu hỏi mục I trong SGK.
* Bư
File đính kèm:
- Giao an Dia li 10- Ki 1.doc