Giáo án Địa lý 10 Tiết 42 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 33 : MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC

LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I - Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

1-Kiến thức

- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này

2-Kỹ năng

- Nhận diện những đặc điểm chính của TCLTCN

3-Thái độ

- Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và ở địa phương em.

- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Tiết 42 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT :42 Ngày soạn :27/2/2013 Bài 33 : MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I - Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1-Kiến thức - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này 2-Kỹ năng - Nhận diện những đặc điểm chính của TCLTCN 3-Thái độ - Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và ở địa phương em. - Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương. II- Phương pháp - phương tiện dạy học 1. Phương pháp - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp nêu vấn đề. 2. Phương tiện - Sơ đồ các hình thức TCLTCN(phóng to sgk) III- Tiến trình dạy học 1-Ổn định lớp 2- Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học? Câu 2: Tại sao ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phân bố ở nhiều quốc gia? 3- Bài mới Định hướng: Ở bài 32 chúng ta đã tìm hiểu một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới. Vậy ngành công nghiệp có tổ chức lãnh thổ ra sao? Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài Bài 33 Một số hình thức TCLTCN TCLTCN được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đặc thù của từng lãnh thổ nên có sự khác biệt giữa các nơi cũng như các loại hình. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay để thấy sự khác biệt đó . TG Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản 10’ 25’ 5’ HĐ1: Tìm hiểu vai trò của TCLTCN (cả lớp) GV: Trình bày khái niệm về hình thức tổ lãnh thổ công nghiệp. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: -Là sự bố trí, sắp xếp phối hợp giữa các ngành sản xuất, giữa các xí nghiệp công nghiệp trên một vùng lãnh thổ nhất định. - Nhằm phát huy những nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao. HS dựa vào mục sgk và sự hiểu biết của bản thân cho biết: ? Em hãy nêu vai trò của các hình thức TCLTCN ? Chuyển ý: Vai trò của TCLTCN quan trọng như vậy thì HTTC của nó ra sao ta đi sang phần II. HĐ 2: Tìm hiều một số hình thức TCLTCN ( nhóm) ? Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết có những hình thức TCLTCN nào? GV chia phân lớp thành 4 nhóm, yêu cầu : Nhóm 1: Cho biết hình 33, hình nào biểu thị điểm công nghiệp CN. Dựa vào hình đó và bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu khái niệm, đặc điểm của điểm công nghiệp. Lấy ví dụ các điểm công nghiệp ở Việt Nam (ở địa phương) Nêu ví dụ: Điểm chế biến chè Tân Cương, Nhà máy gang thép Thái Nguyên -Nhóm 2 : Cho biết hình 33, hình nào là khu công nghiệp tập trung. Dựa vào hình đó và bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu khái niệm, đặc điểm của khu công nghiệp tập trung. Lấy ví các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Nêu ví dụ:KCN Sông Công, KCN Nội Bài -Nhóm 3 : Cho biết trong hình 33, hình nào biểu thị trung tâm công nghiệp.Dựa vào hình đó và bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu khái niệm, đặc điểm các trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam. Nêu ví dụ: Ví dụ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm 4 :Cho biết trong hình 33, hình nào biểu thị vùng công nghiệp. Dựa vào hình đó và bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nêu khái niệm, tính chất, đặc điểm của vùng công nghiệp Lấy ví dụ các vùng ở Việt Nam. Nêu ví dụ: Ví dụ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm làm việc 5 phút sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày. GV củng cố kiến thức ? Ngoài những hình thức TCLTCN trên, em có biết trên thế giới và Việt Nam còn có hình thức TCLTCN nào khác không? Ví dụ? - Còn có hình thức: dải công nghiệp, vành đai công nghiệp, địa bàn (vùng) công nghiệp trọng điểm - Cho HS nhận dạng các HTTCLTCN trong hình 33. + Hình a: là điểm CN + Hình b: KCN tập trung + Hình c: Trung tâm CN + Hình d: Vùng CN I. Vai trò: -Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. -Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển. II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp: 1. Điểm công nghiệp. a.Khái niệm: Là hình thức tổ chức công nghiệp đơn giản nhất, trên đó gồm một hoặc hai ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên nhiên liệu. b.Đặc điểm: - Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán - Nằm cùng với một điểm dân cư - Phân công lao động về mặt địa lý , các xí nghiệp độc lập về kinh tế, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh -Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thôn xã, thành phố nhằm khai thác nguồn tài nguyên tận dụng nguồn lao động tại chỗ -Quy mô: nhỏ. 2. Khu công nghiệp tập trung (KCN) a. Khái niệm: Là khu vực có ranh giới nhất định, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. b. Đặc điểm -Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân cư sinh sống -Có ranh giới rõ ràng - Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. - Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu - Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước. -Gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau có số công nhân nhiều và có tay nghề. - Quy mô: Diện tích 50 ha đến vài trăm ha 3.Trung tâm công nghiệp a.Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn. b.Đặc điểm: -Vị trí địa lý thuận lợi. -Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quá trình công nghệ. -Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ. -Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. -Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo. - Công nhân có trình độ tay nghề cao. - Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân Quy mô:- Quy mô lớn 4. Vùng công nghiệp a.Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Có hai loại : -Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp các xí nghiệp cùng loại . -Vùng công nghiệp tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.èĐa ngành b.Đặc điểm -Có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước và sức hút với khu vực và thế giới. -Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác, có mối quan hệ mật thiết với nhau. -Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao - Các ngành phục vụ bổ trợ -Quy mô:-Vùng cn phân bố trên một lãnh thổ rộng lớn IV- Đánh giá : So sánh Đặc điểm của KCN và TTCN Hình thức Đặc điểm Khu công nghiệp Trung tâm Công nghiệp Khái niệm Có ranh giới rõ ràng Không có dân cư sinh sống Gắn với đô thị vừa và lớn. Có dân cư sinh sống Quy mô: Từ 50 ha trở lên Lớn tới vài trăm ha V- Hoạt động nối tiếp : - Hoàn thành bảng thông tin kiến thức sau  Các đặc trưng Điểm CN Khu CN TT CN Vùng CN Vị trí trong hệ thống lãnh thổ Các đặc điểm chính Ví dụ cụ thể - So sánh điểm công nghiệp và khu công nghiệp Hình thức Đặc điểm Điểm công nghiệp Khu Công nghiệp Khái niệm Quy mô: MLH giữa các xí nghiệp VD

File đính kèm:

  • docbai 33 Mot so hinh thuc to chuc lanh tho congnghiep.doc