Giáo án địa lý 10 - Tiết 44 - Bài 39: Vai trò đặc điểm của nông nghiệp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học HS cần:

- Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp.

- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Biết phân tích sơ đồ, bảng thống kê để tìm kiến thức

- Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp

- Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Mở bài: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất, nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? Sự phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời trong bài học hôm nay.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lý 10 - Tiết 44 - Bài 39: Vai trò đặc điểm của nông nghiệp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương X ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TIẾT 44 Bài 39. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần: Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Biết phân tích sơ đồ, bảng thống kê để tìm kiến thức Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương. THIẾT BỊ DẠY HỌC Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất, nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? Sự phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm những ngành nào? Nông nghiệp xuất hiện từ khi nào? Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất? Câu hỏi mục 1 trong SGK. HĐ 2: Trả lời câu hỏi ở mục 2 trang 135 SGK Bước 1: HS dựa vào sơ đồ trang 137 SGK trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ là đặc điểm điển hình của nông nghiệp. HĐ 3: Bước 1: Hs dựa vào kênh chứ trong SGK, vốn hiểu biết thảo luận hoàn thành các bài tập sau: Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp? Mỗi nhóm có những nhân tố nào? Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phân bố nông nghiệp, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Gợi ý: GV có thể giao cho các nhóm có số chẵn phân tích nhân tố tự nhiên, các nhóm lẻ phân tích nhân tố KT – XH. Bước 2: HS trình bày, GV có thể giúp học sinh hoàn thành bảng hệ thống về các nhân tố (như phần phụ lục) vai trò và đặc điểm của nông nghiệp Vai trò của nông nghiệp Vai trò quan trọng, không thay thế được. Cung cấp lương thực thực phẩm. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được (quan trọng nhất và không thể sản xuấ nông nghiệp được nếu không có đất) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điwwuf kiện tự nhiên. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành hàng hóa. II, Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp Nhân tố tự nhiên Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu phân bố cây tròng, vật nuôi, năng suất Khí hậu – nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc. Nhân tố kinh tế - xã hội Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Các quan hệ sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và chuyên môn hóa. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ Trình bày vai trò đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới ự phát triển và phân bố nông nghiệp Vì sao đối với các nước đang phát triển và đông dân thì đẩy mạnh sản xuất nông nghiệplaf nhiệm vụ hàng đầu? Khoanh tròn một chữ cái ở đầu ý em cho là đúng hoặc đúng nhất. Ý nào là đặc điểm điển hình của nông nghiệp? Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nhân tố có tác dụng điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa nông nghiệp hóa là: Các quan hệ sở hữu ruộng đất Dân cư và lao động Tiến bộ khoa học kỹ thuật Thị trường tiêu thụ. Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất đai Khí hậu Nguồn nước Sinh vật Nhân tố có vai trò hạn chế sự lệ thuộc của nông nghiệp vào tự nhiên và nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng là: Dân cư, lao động Tiến bộ khoa học ký thuật Thị trường tiêu thụ Quan hệ sở hữu ruộng đất. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 1, 3 SGK trang 138 PHỤ LỤC Bản hệ thống kiến thức của hoạt động 3: Nhóm nhân tố Nhân tố Phạm vi ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Tự nhiên 2. Kinh tế - xã hội - Đất - Khí hậu và nước - Sinh vật Dân cư và nguồn lao động Quan hệ sở hữu rộng đất Tiến bộ khoa học – kỹ thuật Thị trường tiêu thụ Quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất. Thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; là cơ sở thức ăn cho gia súc Cơ cấu và sự phân bố cây trồng vật nuôi Con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa TIẾT THỨ 45 Bài 40. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Nắm được vai trò, đặc điểm sinh thái tình hình phát triển và phân bố cây trồng chủ yếu trên thế giới. Biết được đặc điểm sinh thái của một số cây lương thực, cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới. Biết được vai trò và hiện trạng của ngành trồng rừng Xác định được trên bản đồ khu vực phân bố chính các cây lương thực. Tham gia tích cực và ủng hộ những chủ trương, chính sách phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng của Đảng và Nhà nước. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của cây trồng. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ Nông nghiệp thế giới Tranh ảnh, băng hình mô tả một số cây trồng. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tố chức- sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm Khởi động GV yêu cầu HS nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của công nghiệp. GV nói: Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là cây lương thực, cây công nghiệp. Trên thế giới, ngành trồng trọt có sự phát triển và phân bố như thế nào? Các nhân tố nói trên có ảnh hưởng như thế nào tới ngành trồng trọt? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết nêu vai trò của ngành trồng trọt. HĐ 2: Cặp/nhóm Bước 1: HS làm việc theo phần câu hỏi (phần phụ lục) Các nhóm có số lẻ tìm hiểu về cây lương thực ( câu hỏi số 1) Các nhóm có số chẵn tìm hiểu về cây công nghiệp (câu hỏi số 2) (Chú ý: Mỗi nhóm nhỏ tìm hiểu về 1, 2 cây sau đó tổng hợp thành kết quả chung). Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chẩn kiến thức. H Đ 3: Cả lớp HS dựa vào SGK, Vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi: Vai trò của nghành trông rừng. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghành trồng rừng. Vì sao phải phát triển rừng trồng? Trình bày tình hình trồng rừng trên thế giới. Kể tên những nươcs trồng nhiều rừng. GV: Rừng trên thế giới đang bị tàn phá do con người. Vai trò của ngành trồng trọt Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp. Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư . Cung câos nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cơ sở phát triển chăn nuôi. Nguồn xuất khẩu có giá trị. Cây lương thực (ghi theo phần thông tin phản hồi của câu hỏi 1 phần phụ lục ) Cây công nghiệp Vai trò và đặc điểm Vai trò Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đặc điểm Biên độ sinh thái hẹp (có đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế đọ chăm sóc…) nên chỉ trồng ở những noi có điều kiện thuận lợi. Các cây công nghiệp chủ yếu Nhóm cây lấy đường: + Mía: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới: braxin, Ấn Độ, Cu Ba… + Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt đới: Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, Ba Lan… Cây lấy sợi + Cây bông: có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ… Cây lấy dầu: + Cây đậu tương: có nhiều ở Hoa Kì, Braxin. Trung Quốc… Cây cho chất kích thích: + Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia… Cây lấy nhựa: + Cao su: Có nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi… Ngành trồng rừng Vai trò của rừng Quan trọng với môi trường sinh thái và con người. Điều hòa lượng nước trên mặt đất. Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống sói mòn Cung cấp lâm sản,phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dụng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý… Tình hình trồng rừng Diện tích trồng rừng trên thế giới: + Năm 1980: 17,8 triệu ha + Năm 1990: 43,6 triệu ha. - Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Thái Lan… IV. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ Hãy nêu bức tranh phân bố của lúa mì, lúa gạo, ngô trên thế giới. Giải thích nguyên nhân? Tại sao phải trông rừng? Khoang tròn chữ cái ở đầu ý em cho là đúng hoặc đúng nhất. Lúa gạo là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nào? Ôn đới Cận nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới Lúa gạo xuất khẩu ít so với lúa mì và ngô là do: Vùng trồng lúa gạo có số dân cư đông hơn Nhân dân có tập quán tiêu dùng gạo Cả hai ý A và B. Ý nào không thuộc đạc điểm các cây công nghiệp? rể tính không kén đất Đa số là cây ưa nhiệt, ẩm Đòi hỏi đất thích hợp Cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm sắp xếp. Sắp xếp ý ở cột A và cột B sao cho đúng: Cây công nghiệp Phân bố Mía Củ cải đường Bông Chè Cao su Cà phê Miền cận đới Miền cận nhiệt Miền nhiệt đới Miền nhiệt đới ẩm HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 3 SGK trang 144. PHỤ LỤC. Câu hỏi học tập số 1 Câu 1 Dựa vào kênh chữ và hình 40.3 trong SGK, vốn hiểu biết: Nêu vai trò của cây lương thực. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò và tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu Lúa gạo Lúa mì Ngô Các cây lương thực khác Thông tin phản hồi câu số 1 nêu vai trò của cây lương thực: Cung cấp tinh bột cho người và gia súc. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Xuất khẩu có giá trị. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò, tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu - Lúa gạo Lúa mì Ngô - Các cây lương thực khác (hoa màu) - Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. - Cây cận nhiệt, ưa thích khí hậu ẩm, khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kỳ sinh trưởng. Cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt. Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc, có khả năng chịu hạn giỏi - Sản lượng khoảng 585 triệu tấn/năm - Chiếm khoảng 28% SLLT, nuôi sống hơn 50% dân số thế giới. - Lúa gạo sản xuất chủ yếu dùng trong nước. - Sản lượng khoảng 550 triệu tấn/năm, chiếm 28% SLLT - 20-30% sản lượng được buôn bán trên thị trường. - Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm, chiếm 20% SLLT Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên lieu nấu rượu, cồn, bia. - Lương thực cho người ở các nước đang phát triển - Châu Á gió mùa chiếm 9/10 sản lượng - Nước xuất khẩu nhiều gạo: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì… Các nước sản xuất nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Canada, Ôtrâylia. Nước xuất khẩu nhiều: Hoa kì, Canada. Các nước sản xuất nhiều: Hoa Kì (2/5 sản lượng ngô trên thế giới), Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp…. Ôn đới: Đại mạch, Yến mạch, Khoai Tây. Nhiệt đới và cận nhiệt đới khô: Kê, cao lương, khoai lang, sắn Câu hỏi học tập số 2 Dựa vào SGK và vốn hiểu biết: Trình bày vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp Trình bày đặc điểm sinh thái và sự phân bố của các cây nghiệp chủ yếu trên thế giới TIẾT 46 Bài 41. ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành chăn nuôi quan trọng trên thế giới. Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trông thủy sản. Dựa vào bản đồ nhận biết sự phân bố vật nuôi chủ yếu trên thế giới THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ nông nghiệp thế giới. Biểu đồ thể hiện số lượng gia súc, gia cầm. Các sơ đồ về đặc điểm và địa lí các ngành chăn nuôi. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tố chức- sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm Mở bài: Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nông nghiệp, chăn nuôi có những vai trò, đặc điểm gì khác biệt, phân bố và xu hướng phát triển của vật nuôi, nuôi trồng thủy hải sản ra sao? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Làm việc cả lớp HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Câu hỏi mục I SGK HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: GV vẽ sơ đồ lên bảng (Sơ đồ ở phần phụ lục): HS dựa vào sơ đồ trên và nhận xét: Cơ sở thức ăn có vai trò như thế nào? Hãy nêu nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Bước 1: Học sinh trả lời các câu hỏi (phần phụ lục) Mỗi nhóm hoàn thành một câu hỏi, ví dụ: Nhóm 1,2 tìm hiểu về chăn nuôi gia súc lớn. Nhóm 3,4 tìm hiểu về chăn nuôi gia súc nhỏ, nhóm 5 tìm hiểu về chăn nuôi gia cầm. Bước 2: Làm việc cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: Trình bày vai trò của nuôi trồng thủy sản. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới? Liên hệ với Việt Nam? (Việt Nam: Đang phát triển mạnh, tác dụng tích cực trong việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu) Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi Vai trò Cung cấp cho con người thực phẩm dinh dưỡng cao, các đạm động vật như: thịt, trứng, sữa… Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt. Đặc điểm Đặc điểm quan trọng nhất: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ với cơ sở thức ăn của nó. Trong nền ngông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa. Các ngành chăn nuôi Ngành nuôi trồng thủy sản Vai trò Cung cấp đạm, nguyên tốvi lượng dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, xuất khẩu có giá trị Tình hình sản xuất và phân bố Gồm: Khai thác và nuôi trồng, nuôi trồng ngày càng phát triển. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gấp 3 lần, đạt 35 triệu tấn (10 năm trở lại đây) Những nước nuôi trồng thủy sản nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đông Nam Á… ĐÁNH GIÁ Nêu vai trò của ngành chăn nuôi? Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển? Khoanh tròn ở đầu một chữ cái mà em cho là đúng. Ý nào không thuộc nguyên nhân làm cho ở các nước đang phát triển, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp? A. Cơ sở thức ăn không ổn định B. Cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ thú y, giống còn hạn chế C. Người dân chưa có tập quán chăn nuôi. D Công nghiệp chế biến chưa thật sự phát triển. 4. Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp: A. Vật nuôi B. Phân bố chủ yếu Bò thịt Bò sữa. Trâu Lợn Cừu Dê Gần nơi đông dân, có chuồng trại chăm sóc chu đáo Vùng nhiệt đới nóng ẩm Vùng đồng cỏ tươi tốt Vùng khí hậu cận nhiệt đới Vùng khô hạn Vùng trồng cây lương thực thâm canh. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 2 SGK trang 149. PHỤ LỤC sơ đồ của hoạt động 2 Sơ đồ mối quan hệ giữa cơ sở thức ăn và chăn nuôi Quyết định sự phát triển và phân bố Chăn nuôi Cơ sở thức ăn Trồng trọt Công nghiệp chế biến Đồng cỏ tự nhiên, diện tích mặt nước. Cây thức ăn cho gia súc. Hoa màu, cây lương thực Thức ăn chế biến tổng hợp Phụ phẩm của công nghiệp chế biến Thúc đẩy ngành trồng trọt và công nghiệp chế biến phát triển Câu hỏi của hoạt động 3 Dựa vào SGK và hình 41.3, hoàn thành bảng sau: Ngành chăn nuôi Mục đích chăn nuôi Tình hình phát triển Phân bố chủ yếu Gia súc lớn Trâu Bò Gia súc nhỏ Lợn Cừu Dê 3. Gia cầm Thông tin phản hồi Ngành chăn nuôi Mục đích chăn nuôi Tình hình phát triển Phân bố chủ yếu 1. Gia súc lớn + Trâu + Bò 2. Gia súc nhỏ + Lợn + Cừu + Dê 3. Gia cầm - Lây thịt, sữa, da - Phân bón, sức kéo (các nước phát triển) Lấy thịt, mỡ, da, phân Lấy thịt, sữa, mỡ, lông. Lấy thịt, sữa, da - Lấy thịt, trứng. Thịt trâu, bò chiếm 40% sản lượng thịt sử dụng trên thế giới Quan trọng thứ hai sau thịt bò, sản lượng thịt vượt sản lượng thịt trâu bò Trên 900 triệu con (1/2 thuộc về Trung Quốc) Có trên 1 tỉ con Hiện có trên 700 triệu con Nuôi phổ biến trên thế giới Số lượng tăng nhanh, hiện có 1,5 tỉ con Trâu: Vùng nhiệt đới ẩm. Bò: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Baraxin, EU… Nuôi rộng rãi trên thế giới. Tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực. - Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt ở vùng cận nhiệt đới. Vùng khí hậu khô hạn Nam Á, Châu Phi: Dê là nguồn đạm động vật quan trọng - Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, LB Nga, Mêhicô Tiết 47 Bài 42. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần Nắm được trong nông nghiệp có một số hình thức tổ chức sản xuất và phân biệt được các hình thức khác nhau của tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thấy được sự phát triển từ thấp lên cao của hình thức này. Nhận thức được các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và địa phương. THIẾT BỊ DẠY HỌC Sơ đồ hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tranh ảnh, băng hình về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tố chức- sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm Mở bài: phần mở bài trong SGV Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp HS dựa vào SGK nêu tên các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp HĐ 2: Nhóm Bước 1: Các nhóm làm việc theo phiếu học tập Các nhóm số chẵn làm việc theo câu hỏi số 1 Các nhóm số lẻ làm việc theo câu hỏi số 2 Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời khái niệm và đặc điểm thể tổng hợp nông nghiệp. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 4: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời khái niệm và đặc điểm của vùng nông nghiệp. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. VD: vùng nông nghiệp đồng bằng Sông Hồng, đất phù sa lâu đời, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, dân cư đông đúc, có kinh nghiệm trồng lúa nước, hệ thống giao thông thủy lợi phát triển, có nhiều mạng lưới đô thị, tập trung nhiều cơ sở chế biến nông sản. Hướng chuyên môm hóa là lúa, cây thực phẩm, rau quả, chăn nuôi lợn… Hội gia đình Trang trại Hợp tác xã nông nghiệp Nông trường và quốc doanh Thể tổng hợp nông nghiệp Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao, kết hợp công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ Đặc điểm cơ bản: + Nông phẩm hàng hóa sản xuất ra được quy định bởi vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… + Các xí nghiệp nông – công nghiệp là hạt nhân của thêr tổng hợp nông nghiệp. VD: Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành gồm: Xí nghiệp nông nghiệp trồng rau quả xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm lấy thịt, trứng, sữa và các sản phẩm này cung cấp nhu cầu ăn uống hàng ngày của dân cư thành phố. Vùng nông nghiệp Hình thức cao nhất, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ cấp thấp. Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, bao gồm những địa phương có nét tương tự nhau về: + Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Khí hậu, đất đai, nguồn nước. + Dân cư: Số lương, chất lượng, kinh nghiệm, truyền thông sản xuất. + Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật, chế đọ canh tác + Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ Nêu những đặc điểmcow bản của thể tổng hợp nông nghiệp trên thế giới và vùng nông nghiệp. Nêu những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 1 SGK trang 153. PHỤ LỤC Câu số 1: Dựa vào SGK và hình 42.1, 42.2 phân biệt hai hình thức: Hộ gia đình và trang trại bằng cách điền nội dung vào bảng sau: Tiêu chí Hộ gia đình Trang trại Mục đích Quy mô Trình độ Tiêu chí Hộ gia đình Trang trại Mục đích Quy mô - Trình độ Chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình. - Nhỏ bé, tiểu nông, ít vốn, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình. Trình độ kĩ thuật mang tính truyền thống. Sản xuất hàng hóa Quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn. Cao hơn hộ gia đình Cách thức tổ chức và quản lí tiến bộ (chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT, sử dụng lao động làm thuê). Liên hệ với Việt Nam Câu số 2 Dựa vào SGK và vốn hiểu biết phân biệt hai hình thức: Hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh. Thông tin phản hồi 3. Hợp tác xã nông nghiệp 4. Nông trường quốc doanh Hình thức: Phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới. Hợp tác xa nông nghiệp ra đời trên tinh thần tự nguyện của nông dân. Hợp tác với nhau trên lĩnh vực: Vốn, máy móc, kĩ thuật, nhân lực, bảo vệ lợi ích cho nhau. Việt Nam: Xây dựng các hợp tác xã nông nhiệp kiểu mới, phù hợp với kinh tế thị trường: Sau 1986 đã có chính sách khoán hộ gia đình Xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước (ở các nước XHCN). Quy mô tới vài trăm nghìn ha. Trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt, có phương hướng chuyên môn rõ. - Việt Nam: Các nông trường thành lập chủ yếu vùng thưa dân: Trung du cao nguyên, vùng đất mới khai hoang, các công nhân nông nghiệp tổ cưhcs thành đội sản xuất hưởng lương nhà nước. Tiết 48 Bài 43. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯƠNG THỰC VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Củng cố các kiến thức về phân bố cây lương thực trên thế giới. Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ - biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và cơ cấu sản lượng lương thực của một quốc gia trên bản đồ hành chính – chính trị thế giới. Biết cách nhận xét bản đồ - biểu đồ về tình hình sản xuất lương thực trên thế giới và cơ cấu lương thực của từng nước. THIẾT BỊ DẠY HỌC Thước kẻ, compa, bút chì. Máy tính cá nhân. Các bản đồ: Nông nghiệp thế giới, các nước trên thế giới. Tập bản đồ Thế giới và các châu lục HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tố chức- sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm Mở bài GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong bài học GV hướng dẫn cách làm để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học. HĐ 1; Cá nhân/nhóm Bước 1: HS dựa vào bản đồ thế giới treo tường hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục tìm 7 nước sản xuất lương thực nhiều nhất trên thế giới (năm 2000) cần phải vẽ. Bước 2: HS xác định vị trí các nước trên bản đồ, GV chuẩn lại. HĐ 2: Cả lớp – Cá nhân – Nhóm Bước 1: GV hướng dẫn HS cách bố cục bản đồ. Tên lược đồ: Các nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới năm 2000 (viết chữ in to ghi phía trên bản đồ). Chọn vị trí để ghi chú giải trên lược đồ. Nội dung chú giải: + Kích thước đường tròn phù hợp với tổng sản lượng lương thực từng nước: Kích thước nhỏ: từ 50 triệu tấn àdưới 100 triệu tấn: Pháp, LB Nga. Inđônễia, Canađa. Kích thước trung bình: từ 100 triệu tấn à 300 triệu tấn: Ấn Độ. Kích thước lớn: từ trên 300 triệu tấn trở lên: Hoa Kì, Trung Quốc. Hướng dẫn HS thể hiện cơ cấu lương thực trong hình tròn theo thứ tự: Lúa mỳ, lúa gạo, ngô, các laoij khác (Lưu ý: Vẽ bắt đầu từ tia thẳng đứng – tia 12 giờ theo chiều kim đồng hồ). Bước 2: HS vẽ biểu đồ và nhận xét …(bài tập số 2 của bài thực hành) Bước 3: các nhóm trao đổi, bổ sung lẫn nhau, Gv chuẩn kiến thức. Có 3 nước đứng đầu sản lượng lương thực theo thứ tự: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ. Những nước sản xuất dâyd đủ các loại lương thực: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ Những nước trồng lúa mỳ chủ yếu: Pháp, LB Nga, Canađa. Những nước trồng lúa gạo: Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc. Những nước trồng nhiều ngô: Hoa kì, Trung Quốc, Pháp. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ Gv chấm một số bài của HS, sau đó rút ra những vấn đề còn tồn tại, yêu cầu HS tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. CĂN DẶN VỀ NHÀ HS hoàn thiện nốt những phần chưa làm xong của bài thực hành. TIẾT 49 - ÔN TẬP. M Đ YC. Ôn tập kiến thức từ bài 2 đến bài 14. Củng cố nội dung kiểm tra 1 tiết. 1) Một số nhân tố ảnh hưởng tới nông nghiệp 2) Vai trò và đặc điểm của nn 3) Các cây lương thưc chính 4) Các cây công nghiệp và sự phân bố. 5) Địa lý 1 số ngành chăn nuôi. 6) Các bảng số liệu: và bản đồ chương X Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghi

File đính kèm:

  • docBai 39 vai tro va dac diem cua ngong nghiep.doc