I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
- Hiểu khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường.
- Biết chức năng của môi trường; phân tích được vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
- Hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên; biết cách phân loại tài nguyên.
- Khai thác nội dung bài từ tranh ảnh hoặc địa hình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ môi trường sống của con người và phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Tranh ảnh hoặc đĩa hình về môi trường và tài nguyên thiên nhiên; vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV có thể mở bài như: Môi trường tuy không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội, song môi trường cùng với các loại tài nguyên thiên nhiên tồn tại trong môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người. Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Tiết 66 - Bài 56: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
tiết 66 Bài 56: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
Hiểu khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường.
Biết chức năng của môi trường; phân tích được vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
Hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên; biết cách phân loại tài nguyên.
Khai thác nội dung bài từ tranh ảnh hoặc địa hình
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Sơ đồ môi trường sống của con người và phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tranh ảnh hoặc đĩa hình về môi trường và tài nguyên thiên nhiên; vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV có thể mở bài như: Môi trường tuy không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội, song môi trường cùng với các loại tài nguyên thiên nhiên tồn tại trong môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người. Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?..
Bài mới
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
Phương án 1
HĐ 1: Hs làm việc cá nhân:
Đọc mục 1 và dựa vào sơ đồ trả lời các câu hỏi:
Môi trường là gì?
Môi trường sống của on người là gì? Môi trường sống bao gồm các loại môi trường nào?
HS trình bày nội dung tìm hiểu
GV tóm tắ và chuẩn xác kiến thức
Cả lớp
GV hỏi: Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở điểm nào?
GV giải thích về vị trí của con người trong sinh quyển
HĐ 2: Cả lớp
GV hỏi: hãy nêu các chức năng chính của môi trường và cho dẫn chứng chứng minh
Gv giải thích về vai trò của môi trường địa lí
HĐ 3: Cá nhân: Đọc mục III để có khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và phân loại TNTN
GV giải thích, làm rõ khái niệm tài nguyên thiên nhiên
GV hỏi: Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngường.
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về loại tài nguyên không khôi phục được và tài nguyên không bị hao kiệt
GV hỏi: Vì sao phải sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và phải bảo vệ môi trường?
Phương án 2: Hs làm việc theo nhóm
Bước 1:
GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao cho một nửa số nhóm tìm hiểu về môi trường, một nửa nhóm còn lại tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
GV yêu cầu mỗi cá nhân trong nhómlamf việc độc lập, sau đó thảo luận nhóm ( dựa vào nội dung câu hỏi học tập). Kết quả thảo luận nhóm có thể điền vào điền vào câu hỏi học tập hoặc ghi ra giấy riêng
Bước 2:
HS báo cáo kết quả thảo luận ( đại diện một vài nhóm) và góp ý, bổ sung cho nhau
GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. Sau mỗi phần, GV đặt thêm câu hỏi cho HS, đồng thời giải thích hoặc nhấn mạnh thêm những nội dung cần thiết.
Môi trường
Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là môi trường bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường sống của con người (SGK) bao gồm MT tự nhiên, MT xã hội và MT nhân tạo.
MT tự nhiên xuất hiện trên trái đất không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật riêng của nó.
MT nhân tạo là kết quả lao động của con người, tồn tại phụ thuộchoanf toàn vào con người.
Con người là sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên
Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
Môi trtwowngf địa lí có 3 chức năng chính (SGK)
Môi trường địa lí có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội
Tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm tài nguyên thiên nhiên (sgk)
Phân loại tài nguyên
có nhiều cách phân loại tài nguyên:
+ Theo thuộc tính tự nhiên
+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt
+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt
+ Tài nguyên có thể bị hao kiệt gồm tài nguyên không khôi phục được và tài nguyên khôi phục được.
+ Tài nguyên không bị hao kiệt
ĐÁNH GIÁ
Khoanh tròn chỉ một vài chữ cái in hoa đứng trước ý đúng đong các câu sau:
Môi trường sống của con người là:
Tất cả hoàn cảnh bao quang con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người.
Tất cả hoàn cảnh bao quang con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống của con người.
Không gian bao quang trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Sắp xếp các tài nguyên trong ngoặc (nước, đất, khoáng sản, thực vật, không khí) vào mỗi loại cho đúng:
Loại tài nguyên không khôi phục được…………………………………….
Loại tài nguyên khôi phục được……………………………………………
Loại tài nguyên không bị hao kiệt………………………………………….
Câu nói sau đây đúng hay sai? Vì sao?
“Môi trường địa lí có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội”
PHỤ LỤC
Câu hỏi học tập 1
Môi trường là gì?
Môi trường sống của con người là gì?
Các loại môi trường sống?sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo?
Các chức năng của môi trường địa lí?
Vai trò của môi trường địa lí đối với sự phát triển của xã hội?
Phiếu học tập 2
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Nêu các cách phân loại tài nguyên
Kể tên một số tài nguyên thuộc mỗi loại sau đây:
Loại tài nguyên không khôi phục được
Loại tài nguyên khôi phục được
Loại tài nguyên không bị hao kiệt
File đính kèm:
- BÀI 56 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.doc