TIẾT 9- BÀI 9:TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học sinh cần:
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
II- PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC:
III.- CÁC HOẠT ĐỘNG
1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Trình bày các vận động kiến tạo. Tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Tiết 9- Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 9- BÀI 9:TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học sinh cần:
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
II- PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC:
III.- CÁC HOẠT ĐỘNG
1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Trình bày các vận động kiến tạo. Tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất.
3- Bài mới.
Khởi động: trong thiên nhiên nhiều xảy ra hiện tươngj dá trượt dá lở, ở biển có những cồn cát Đó là tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất. Ngoại lực là gì? Ngoại lực còn tác động như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- Hoạt động 1: Nghiên cứu sách giáo khoa
?Nêu khái niệm ngoại lực. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực.
- Hoạt động 2: So sánh sự khác nhau giữa ngoại lực và nội lực.
- Hoạt động 3: Vì sao nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời ?
- Hoạt động 4: Khái niệm quá trình phong hóa.
- Vì sao quá trình này xẩy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất ?
- Hoạt động 5: Học sinh đọc sách giáo khoa, nghiên cứu hình 9.1. Nêu khái niệm phong hóa lý học, nguyên nhân, kết quả.
? Lấy ví dụ tác động của con người gây ra hiện tượng phong hoá lí học
+ Học sinh suy nghĩ, trả lời vì sao sự thay đổi của nhiệt độ (sự đóng băng của nước) làm đá vỡ vụn ?
+ Vì sao phong hóa lý học xẩy ra mạnh ở miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh ?
- Hoạ động 6: tìm hiểu phong hoá hoá học
? Thế nào là phong hoá hoá học
? Những tác nhân nào là nguyên nhân gây ra phong hoá hoá học
?Kết quả của quá trình phong hoá hoá học
- Giáo viên củng cố.
. Lấy ví dụ dạng địa hình này ở Việt Nam: các hang động.
- Hoạt động 7: Vì sao rễ cây có thể làm cho đá bị phá hủy (nghiên cứu kỹ hình 9.3)
I- Ngoại lực:
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt trái đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
II- Tác động của ngoại lực:
Các quá trình ngoại lực bao gồm: Phong hóa bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
1.Quá trình phong hóa:
- Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Quá trình phong hóa xẩy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất.
a/ Phong hóa lý học:
- Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
- Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu là do sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước...
b/ Phong hóa hóa học:
- Là quá trình phá hủy đá, làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Tác nhân: Tác động của chất khí, nước, những khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả
c/ Phong hóa sinh học:
- Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Chọn câu trả lời đúng:
A/ Quá trình phong hóa làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá, khoáng vật là:
1- Phong hóa lý học.
2- Phong hóa hóa học.
3- Phong hóa sinh học.
B/ Ngoại lực là:
1- Lực có nguồn gốc từ bên trong trái đất.
2- Lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt trái đất.
3- Cả 1 và 2
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Đọc trước bài mới.
Học bài cũ.
File đính kèm:
- bai 9 tac dong ngoai luc.doc