Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Hiểu rõ sự hình thành sương mù, mây và mưa.
- Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ.
2. Về kĩ năng
- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa.
- Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Vẽ phóng to hình 13.1 của SGK
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6337 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Tiết thứ 14 - Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 14 BÀI 13
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Về kiến thức
Hiểu rõ sự hình thành sương mù, mây và mưa.
Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ.
Về kĩ năng
Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương… với lượng mưa.
Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
Vẽ phóng to hình 13.1 của SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Lên lớp: - Kiểm tra sĩ số, điểm danh hs vắng mặt.
Kiểm tra bài cũ: - sử dụng các câu hỏi cuối bài trước, và yêu cầu hs nhận xét, giải thích về các nội dung có trong các hình vẽ 12.1 đến 12.5 GV Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
GV nhắc lại khái niệm về độ ẩm không khí, hơi nước có trong không khí là do bốc hơi từ ao, hồ, sông, biển, đại dương đã được học ở lớp 6.
HĐ 2:
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý.
Khi nào thì hơi nươc trong không hkis ngưng đọng? (điều kiện ngưng đọng hơi nước)
Nguyên nhân làm nhiệt độ không khí giảm?
Sương mù hình thành ở đâu? Điều kiện hình thành sương mù?
Mây được hình thành như thế nào?
Dựa vào hình 16, đọc tên các loại mây từ thấp lên cao. Mây nào thường gây mưa?
Bước 2 :
HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
+ Mây tầng tích thấp nhất, hình thành ở độ cao vài trăm mét.
+ Mây trung tích ở độ cao trên 4000m.
+ Mây ti ở độ cao trên 6000m.
HĐ 3:
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Mưa được hình thành như thế nào?
Nước rơi trong điều kiện nào thì được gọi là tuyết rơi?
Giải thích sự hình thành mưa đá
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
GV có thể sử dụng sơ đồ hình thành mây, mưa. Các hạt nước trong đám mây thường xuyên vận động, chúng kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước trở nên lớn hơn đủ để thắng những dòng thăng của không khí và rơi xuống thành mưa.
HD 3: phân tích tìm hiểu hình 13.1 và 13.2
I. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN.
1. Ngưng đọng hơi nước.
- Không khí đã bảo hòa vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng. Nhưng hơi nước chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng. Hạt nhân ngưng tụ này là những hạt nhỏ li ti như hat bụi, khói, hạt muối biển…do đó đưa tới.
2) Sương mù
Điều kiện hình thành: độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
3) Mây và mưa:
- Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ tụ thành đám ở trên cao.
c) Mưa
- Các hạt nước trong đám mây vận động, kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống thành mưa.
- Tuyết rơi: tuyết rơi khi nhiệt độ ở 0oC, không khí yên tĩnh.
- Mưa đá:
+ Sảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, oi bức.
+ Không khí đối lưu mạnh hạt nước trong mây bị đẩy lên đẩy xuống nhiều lần, gặp lạnh hạt băng lớn dần rơi xuống đất thành mưa đá.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA.
1. Khí áp.
- Khu vực áp thấp: thường mưa nhiều.
-Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa.
2. Frông (diện khí)
- Do tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền frông, dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều.
3. Gió
- Miền có gió tây ôn đới mưa nhiều.
- Miền có gió mùa mưa nhiều;
- Miền có gió mậu dịch: mưa ít.
4. Dòng biển
- Ở ven bờ các đại dương những nơi có dòng biển nóng đo qua thường có mưa nhiêu; nơi có dòng lạnh đi qu ít mưa vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi ở ven bờ đại dương nhưng vẫn là miền hoang mạc như: A-ta-ca-ma, Na-míp,…
5.Địa hình
- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi… mưa nhiều.
-Sườn đón gió: mưa nhiều; sườn khuất gió thường ít mưa.
III. Sự phân bố mưa trên TĐ
Do tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên T Đ không đều.
Lượng mưa trên T Đ phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ( từ Xích đạo về cực).
+khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
+ Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc Nam.
+ Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới ( hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam).
+ Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc Nam.
2. Lượng mưa phân bố không đều do sự ảnh hưởng của đại dương.
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.
- Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương địa hình…
- Chẳng hạn như khu vực Tây Âu và Đông Âu, Tây và đông của Bắc Mĩ… có lượng mưa rất khác nhau.
Củng cố kiến thức:
Lượng mưa phụ thộc những yếu tố nào?
Phân tích hình 13.1 và 13.2 e có nhận xét gì?
Nhắc nhở: hs về nhà tìm hiểu thêm các hình vẽ đó.
File đính kèm:
- Tiet 14.doc