Giáo án Địa lý 10 - Tiết thứ 20, bài 17: Thổ nhưỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức

- Hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất). Đất khác các vật thể tự nhiên khác ở điểm nào?

- Nắm được các nhân tố và vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

2. Về kỹ năng.

- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC.

- Một mẫu đất của địa phương và miền núi.

- Tranh ảnh về tác động của con người tới đất.

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý.

1. Về nội dung

a) Thông qua việc trình bày về các nhân tố và hiện tượng tự nhiên tham gia vào quá trình hình thành đất trong bài, GV phân tích cho HS tính chất phát sinh và tổng hợp của quá trình hình thành đất. (Quá trình hình thành đất là tiến trình phát sinh và phát triển của đất tương thích với nhóm nhân tố hình thành đất):

- Tính chất phát sinh thể hiện ở chỗ đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, là thể biến động và có quá trình phát triển.

- Tính chất tổng hợp thể hiện ở chỗ quá trình hình thành đất, mỗi nhân tố có vai trò riêng, song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, có thể hỗ trợ hoặc hạn chế lẫn nhau, không nhân tố nào tác động đơn độc.

b) GV cần nêu bật sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ đất có đọ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không.

Độ phì của đất là một thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc cả loài thực vật sinh trưởng trên đất đó

c) Lớp thổ nhưỡng ở bề mặt lục địa tuy mỏng so với các lớp vỏ khác của Trái Đất, nhưng rất đa dạng và phức tạp bởi có đủ vật chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí; có cả vật chất vô cơ và hữu cơ.

d) Đối với từng nhân tố hình thành đất, Gv cần cho HS thấy rõ vai trò chủ yếu của chúng. Ví dụ: Đá mẹ ảnh hưởng tới thành phần khoáng học, thành phần cơ giới và thành phần hóa học của đất; địa hình có tác dụng phân phối lại vật chất và năng lượng

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16535 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Tiết thứ 20, bài 17: Thổ nhưỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 20: BÀI 17 THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, HS cần: Về kiến thức Hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất). Đất khác các vật thể tự nhiên khác ở điểm nào? Nắm được các nhân tố và vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất. Về kỹ năng. Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất. THIẾT BỊ DẠY HỌC. Một mẫu đất của địa phương và miền núi. Tranh ảnh về tác động của con người tới đất. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý. Về nội dung Thông qua việc trình bày về các nhân tố và hiện tượng tự nhiên tham gia vào quá trình hình thành đất trong bài, GV phân tích cho HS tính chất phát sinh và tổng hợp của quá trình hình thành đất. (Quá trình hình thành đất là tiến trình phát sinh và phát triển của đất tương thích với nhóm nhân tố hình thành đất): Tính chất phát sinh thể hiện ở chỗ đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, là thể biến động và có quá trình phát triển. Tính chất tổng hợp thể hiện ở chỗ quá trình hình thành đất, mỗi nhân tố có vai trò riêng, song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, có thể hỗ trợ hoặc hạn chế lẫn nhau, không nhân tố nào tác động đơn độc. GV cần nêu bật sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ đất có đọ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không. Độ phì của đất là một thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc cả loài thực vật sinh trưởng trên đất đó Lớp thổ nhưỡng ở bề mặt lục địa tuy mỏng so với các lớp vỏ khác của Trái Đất, nhưng rất đa dạng và phức tạp bởi có đủ vật chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí; có cả vật chất vô cơ và hữu cơ. Đối với từng nhân tố hình thành đất, Gv cần cho HS thấy rõ vai trò chủ yếu của chúng. Ví dụ: Đá mẹ ảnh hưởng tới thành phần khoáng học, thành phần cơ giới và thành phần hóa học của đất; địa hình có tác dụng phân phối lại vật chất và năng lượng… Về phương pháp Đất là một vật thể tự nhiên rất gần gũi và quen thuộc đối với các em HS, vì thế GV nên dùng phương pháp đàm thoại. GV cần chuẩn bị sẵn cau hỏi trong bài, hoặc đặt thêm các câu hỏi khác nhau dựa vào vốn kiến thức và vốn sống của HS để các em trả lời và rút ra những kết luận cần thiết. Lên lớp: - kt sĩ số, ôn định tổ chức. - kt bài cũ theo câu hỏi sgk HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Bước 1: Hs dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: Trình bày các khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển. Vì sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo? Trả lời câu hỏi của Mục I trang 63 SGK: vai trò thổ nhưỡng đối với sx và đờ sống con người Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Đất được hình thành từ các chất hữu cơ và vô cơ do tác động của các nhân tố tự nhiên. Vậy có các nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đất. Mỗi nhân tố có vai trò như thế nào trong việc hình thành đất. HĐ 2: Bước 1: Mỗi hs tìm hiểu hai nhân tố: - Dựa vào SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo các câu hỏi: Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ Các câu hỏi mục 1 trang 64 SGK Gợi ý: Các em có thể tham khảo, đối chiếu với hình 17 để biết mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu với việc hình thành đất, từ đó nhận thức được ứng với các kiểu khí hậu khác nhau có những loại đất khác nhau. - Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo các câu hỏi: Nhân tố sinh vật và địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ. Câu hỏi mục 3 trang 64 SGK Chú ý: Vai trò của sinh vật trong việc hình thành lớp mùn cho đất. Sự khác nhau về hình thái của địa hình, độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới hình thành đất? - HS dựa vào SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận theo các câu hỏi: Nhân tố thời gian và con người có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Câu hỏi mục 6 trang 65 SGK Gợi ý: Chú ý phân tích tác động của con người trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực Bước 2: Đại diện hs trình bày, các hs khác góp ý. GV chuẩn kiến thức. GV liên hệ thực tế ( cho ví dụ cụ thể) về hiện trạng sử dụng đất ở VN để giáo dục ý thức, thái độ bảo vệ đất cho HS. VD: Tình trạng đốt rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, việc lạm dụng phân hóa trong quá trình sản xuất, tình trạng nhiễm nặm, nhiễm phèn… Thổ nhưỡng (đất) Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi đồ phì. Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Thổ nhưỡng quyển: Lớp chứa vật chất tơ xốp trên bề mặt các lục địa. II.Các nhân tố hình thành đất. 1.Đá mẹ - Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc. - Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất lí, hóa của đất. 2. Khí hậu - Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đấ bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa; hòa tan – rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hữu cơ. 3. Sinh vật Đóng vai trò chủ đạo trong viec hình thành đất Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá. Vi sinh vậy: phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn Động vật: Góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí của đất. 4. Địa hình - Ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm - vùng núi lớp đất mỏng và bạc màu - Vùng bằng phẳng: đất màu mỡ 5. Thời gian - THời gian hình thành đất là tuổi đất - Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuoir trẻ nhất ở cực và ôn đới. 6. Con người - Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất. - Đất bị sói mòn do đốt rừng làm rẫy - Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác lúa nước. - Việc bón phân hữu cơ, thua chua, rửa nặm sẽ làm cho đất tốt hơn. ĐÁNH GIÁ Nối các ý ở cột A và cột B cho hợp lí A. Nhân tố ảnh hưởng B. Vai trò, đặc điểm Đá mẹ Sinh vật Khí hậu Con người Thời gian Địa hình Làm đất bị gián đọa hoặc thay đổi hướng phát triển Cung cấp vật chất vô cơ cho đất Ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua thay đổi nhiệt lượng và độ ẩm Ảnh hưởng trực tiếp đến các gia đoạn hình thành đất Là sản phẩm phong hóa từ đá gốc Quyết định tuổi đất Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất Củng cố KT: - nhắc lại kiến thức. - HS cho biết đất ở SH chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Nhắc: hs về tìm hiểu tiếp bài học. Chuẩn bị bài mới. Tiết thứ 1 BÀI 18 SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần: Về kiến thức. Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố của môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật. Về kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng tu duy cho HS (Kĩ năng phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường). Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Về thái độ hành vi Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăn sóc cây xanh và bảo vệ các loài động, thực vật. THIẾT BỊ DẠY HỌC. Tranh, ảnh về thực vật ở một số đới tự nhiên (đài nguyên, ôn đới, nhiệt đới…) Băng hình, đĩa CD về thực, động vật các đới tự nhiên. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý. Về nội dung Bài này có 2 nội dung: Sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Tuy vậy, trọng tâm của bài là phần thứ hai. Nội dung khó là vấn đề xác định giới hạn của sinh quyển Giới hạn phân bố của sinh vật quyết định quyết định giới hạn của sinh quyển. Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp với tầng ôdôn của khí quyển (22- 25Km) . Sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại trong tầng ôdôn, vì tầng này hấp thụ tia tử ngoại, làm cho sinh vật bị tiêu diệt. Giới hạn phía dưới là đáy vực thảm của đại dương (trên 11 Km); trong lục địa giới hạn cuối cùng của vỏ phong hóa, ở độ sâu trung bình 60m, hiếm khi tới 100 – 200m. Tuy nhiên, sinh vâth không phân bố đều khắp sinh quyển, mà chỉ tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét, nơi chủ yếu có thực vật mọc. Như vậy sinh quyển gồm có tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, thổ nhưỡng và vỏ phong hóa. Về phương pháp Đàm thoại. Thảo luận nhóm. Khai thác các kênh chữ và ảnh đê làm rõ kiến thức trọng tâm. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Lên lớp: - kt sĩ số, ổn định tổ chức. - kt bài cũ theo câu hỏi sgk Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: hs: Bước 1: HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: Sinh quyển là gì? Câu hỏi mục 1 trong SGK. Bước 2: HS phát biểu, GV giúp HS chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trình bày vai trò của sinh quyển * Chuyển ý: Tương tự như sự hình thành và phân bố của đất. Sinh vật cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên: khí hậu. HĐ 3: Nhóm Bước 1: Nhóm 1: Dựa vào hình ảnh cây xung quanh, Hinhg 18, kênh chữ SGK thảo luận theo các câu hỏi.: - Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng gì đến SV? - Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo các câu hỏi: - Nhân tố đất và địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến SV? Gợi ý cho hs. Chú ý: - Mối quan hệ giữa TV và ĐV. - Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đối với SV/ Bước 2: Đại diện hs lên trình bày, các ks khác bổ xung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. I. Sinh quyển 1. Khái niệm Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sống (gồm thực động vật, vi sinh vật) 2. Vai trò của sinh quyển - Tạo ra ôxi tự do thông qua quá trình quang hợp - Tham gia vào quá trình hình thành 1 số loại đá, mỏ quặng, khoáng sản: than bùn, than đá. - Đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành đất. - Ảnh hưởng tới thủy quyển qua quá trình trao đổi vật chất giữa sinh vật và môi trường nước. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật 1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng - Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của SV. - Nước và độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn dến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật 2. Đất. - Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc lí, hóa và độ ẩm. 3. Địa hình: - Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố SV vùng núi. - Vành đai SV thay đổi theo độ cao. - Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau. 4. Sinh vật - Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV Mối quan hệ giữa ĐV và TV rất chặt chẽ vì: Thực vật là nơi cư trú của động vật. Thức ăn của động vật Con người tác đọng 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng lớn đến phân bố SV: du nhập, vận chuyển sv( vd ốc bươu vàng) .. Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của SV: VD chặt hạ rừng, trồng rừng., bảo vệ khôi phục sv.. Việt nam: Diện tích rừng bị suy giảm ĐÁNH GIÁ Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí. A. Nhân tố B. vai trò Sinh vật Khí hậu Con người Địa hình Đất Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của SV Ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật Quyết định hoạt sự sống, phát triển và phân bố của TV Hình thành vành đại SV thay đổi theo độ cao Củng cố KT: - nhắc lại kiến thức chình: kn, các nhân tố. - HS cho biết sinh vật xung quanh ta chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Vì sao lại có cây lá rụng ? Nhắc: hs về tìm hiểu tiếp bài học và hình 18 Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docBÀI 24 THỔ NHƯỠNG QUYỂN.doc