Bài 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG NHỮNG THẬP NIÊN GẦN ĐÂY
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS phải:
+ Hiểu được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế - xã hội toàn cầu trong những thập niên gần đây và những biến động phức tạp của nó.
+ Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tế.
+ Nhận thức và quan tâm giải quyết các vấn đề lớn mang tính toàn cầu trong thời kỳ hiện nay (đặc biệt là tình hình thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI)
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 1 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện đại
Bài 1: Tình hình kinh tế - xã hội
trong những thập niên gần đây
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS phải:
+ Hiểu được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế - xã hội toàn cầu trong những thập niên gần đây và những biến động phức tạp của nó.
+ Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tế.
+ Nhận thức và quan tâm giải quyết các vấn đề lớn mang tính toàn cầu trong thời kỳ hiện nay (đặc biệt là tình hình thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI)
II.Thiết bị dạy học cần thiết
+ Bản đồ chính trị thế giới.
+ Một số tin thời sự về sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế xã hội các khu vực trên thế giới.
III.Trọng tâm bài:
+ Tình hình gia tăng dân số và các hậu quả nghiêm trọng của nó.
+ Tình hình chính trị thế giới cũng như sự thay đổi bản đồ thế giới sau chiến tranh thế giới II.
+ Vài nét về tình hình sản xuất thế giới trong những năm gần đây.
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Bảng số liệu sau gợi ra điều gì ?
Dân số thế giới giai đoạn (1900 - 2010) - tỉ người
1900
1960
1999
2012
2021
1.5
3
6
7
8
GV: Tổng kết.
- Dân số tăng nhanh gây ra hậu quả gì ? (nhấn mạnh hậu quả với các nước ĐPT). Dân số tăng nhanh thường gắn với hiện tượng quần cư nào ?
- GV : BS làm rõ quá trình ĐTH giả ở các nước ĐPT
HS nhận xét bảng số liệu làm rõ ý nghĩa các con số trong bảng.
HS : trả lời bằng kiến thức xã hội và thực tế địa phương sinh sống.
I. Dân số và sự gia tăng dân số.
- Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt nửa sau thế kỷ XX.
- Hậu quả: tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT-XH, môi trường.
- Biện pháp : Giảm tỉ lệ sinh.
Quan sát lược đồ trong SGK (trang 6) rút ra những nhận xét cần thiết.
GV: Giảng giải kết hợp với đàm thoại gợi mở. Phân tích rõ về sự thay đổi ranh giới hành chính sau ĐC II, sự thay đổi địa danh một số quốc gia trên thế giới. Các nguy cơ tiềm ẩn trên toàn thế giới.
HS: trả lời và liên hệ diễn biến tình hình chiến sự trên thế giới hiện nay.
2. Sự thay đổi trên bản đồ chính trị thế giới.
- Bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi.
- Sau thập kỉ 90 thế giới hình thành 2 nhóm nước PT và ĐPT với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
+ GV sử dụng PP đàm thoại gợi mở kết hợp cùng giảng giải làm rõ các khái niệm mới trong bài.
+ Sau chiến tranh TG II, nền kinh tế thế giới có những thay đổi như thế nào? Sự thay đổi đó đã mang lại những thành tựu gì?
+ Phát triển theo chiều sâu là gì? Tại sao lại phải phát triển KT theo chiều sâu?
HS: thảo luận, trao đổi về những chuyển biến của nền kinh tế xã hội thế giới.
3. Tình hình kinh tế.
a. KT thế giới có những bước phát triển vượt bậc :
+ Giá trị VC tăng:
1990: 18.2 ng tỉ
2000: 31.4 ng tỉ
+ Cơ cấu lao động thay đổi:
b. KT phát triển theo chiều sâu: phân công lại lao động quốc tế -> mâu thuẫn KT
+ Tại sao trong thời kỳ hiện đại, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới trở thành một vấn đề tất yếu. Biểu hiện quốc tế hoá là gì?
4. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế.
- Hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu: dân số, môi trường, PTBV.
Củng cố về nhà:
1. Lựa chọn rồi khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Sự kiện kinh tế- xã hội nào quan trọng nhất trên thế giới từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II đến nay?
Tốc độ tăng dân số nhanh chưa từng có.
Bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi.
Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế- xã hội càng trở nên cấp thiết.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi lớn trong các lĩnh vực sản xuất.
Câu 2: Khu vực nào có tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới?
Các nước đang phát triển ở Châu á
Các nước đang phát triển ở Châu Phi
Các nước đang phát triển ở Châu Mỹ La Tinh
Các nước khu vực Đông Âu.
2. Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại Nền kinh tế tri thức.
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được đặc trưng nổi bật và tác động của cuộc CMKHKTHĐ đến nền kinh tế thế giới.
- Khái niệm kinh tế tri thức và một số nét đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
- Khả năng phân tích số liệu, liên hệ thực tế, so sánh đối chiếu.
II. Trọng tâm bài:
Đặc trưng nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
HĐ. trò
Nội dung
Đọc SGK và khái quát các giai đoạn phát triển của CMKHKTHĐ: CM HĐ chia làm mấy giai đoạn và đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn là gì?
BS: Sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc CM KH và KT:
+ CM công nghiệp: SX thủ công -> SX cơ khí.
+ KH - KT (cuối 19 đầu 20): SX cơ khí -> Đại cơ khí và tự động hoá cục bộ.
+ Hiện đai: xuất hiện bùng nổ công nghệ cao.
Đọc SGK, chọn lọc và trả lời câu hỏi làm rõ các giai đoạn PT của CMKHKHHĐ.
1. Các giai đoạn phát triển
+ Giai đoạn 1: phát triển sản xuất theo chiều rộng -> tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú.
+ Giai đoạn 2: sản xuất theo chiều sâu, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời với hàm lượng kĩ thuật cao dựa trên sự đổi mới công nghệ một cách sâu sắc và toàn diện.
PP: Đàm thoại gợi mở làm việc cá nhân.
+ Hãy kể tên một số thành tựu KHCN tiêu biểu trong thế kỉ XX? Các thành tựu đó tác động như thế nào đến sự phát triển xã hội.
+ GV: Mở rộng bổ sung, phân tích các thành tựu cơ bản (nhấn mạnh thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin)
HS trả lời : Các thành tựu trong sản xuất kinh tế xã hội...
2. Thành tựu
+ Công nghệ sinh học: Tạo ra nhiều giống mới -> bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Công nghệ năng lượng: Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới (hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt...)
+ Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới (vật liệu composit, siêu dẫn...)
+ Công nghệ thông tin: Nâng cao năng lực của con người trong sáng tạo, xử lý và lưu giữ thông tin (kĩ thuật số hoá, công nghệ lade, cáp quang....)
PP : Đàm thoại gợi mở
CMKHKT và CN HĐ đã tác động như thế nào đến nền kinh tế xã hội
+ Sự tham gia vào các hoạt động sản xuất?
+ Sự chuyển biến trong cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu lao động xã hội?
+ Vai trò thương mại quốc tế?
GV: Hoàn thiện bổ sung.
HS trả lời, lấy ví dụ chứng minh cho từng tác động.
4. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Xuất hiện nhiều ngành mới (SX vật liệu mới, năng lượng mới, CN gen.. và các ngành dịch vụ nhiều tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông...) thúc đẩy quá trình chuyển dịch các ngành kinh tế và lao động trong các ngành kinh tế.
+ Lao động trí óc ngày càng nhiều
+ Mậu dịch quốc tế phát triển nhanh chóng -> nền kinh tế toàn cầu
PP : Giảng giải
Hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức? Nền kinh tế tri thức khác nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở chỗ nào ?
Nét đặc trưng của KTTT khác biệt so với các nền kinh tế khác là gì?
5. Nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy công nghệ kĩ thuật cao làm nền tảng, lấy kiến thức làm chỗ dựa chủ yếu.
Dấu hiệu đặc trưng:
+ Công nghệ chủ yếu thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá.
+ Tỷ lệ đóng góp của KH - CN cho tăng trưởng kinh tế: > 80%.
+ Đầu tư cho giáo dục : 6 - 8% GDP.
+ Công nghệ thông tin truyền thông có vai trò quyết định trong sự phát triển.
IV. Củng cố, về nhà
Trình bày đặc trưng nổi bật và tác động của CMKHKT và công nghệ hiện đại đến nền KTTG.
Phân tích vai trò to lớn của khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức.
Bài 4: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong các nước phát triển và sự tăng cường các quan hệ kinh tế
giữa các nước trên thế giới.
I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh có thể nắm được:
+ Hai đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại và đó là kết quả của trực tiếp và gián tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
+ Nhận thức được các mối quan hệ kinh tế quốc tế trên thế giới, phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội xảy ra trong thời kỳ hiện đại.
II.Phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết.
Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ minh hoạ sự thay đổi các quan hệ kinh tế quốc tế, cơ cấu kinh tế của các nước phát triển.
III. Kiến thức trọng tâm:
+ Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại tới sự thay đổi cấu trúc kinh tế các nước phát triển và sự tăng cường các quan hệ kinh tế quốc tế.
+ Mặt tích cực và tiêu cực do cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại.
IV. Tiến trình dạy học
GV Tại sao cách mạng KHKT chủ yếu chỉ được tiến hành ở các nước phát triển? Phân tích sự tiến hành CMKHKT ở các nước phát triển và đang phát triển. Mặt tích cực cũng như tiêu cực của nó mang lại chủ yếu do ý thức xã hội của con người trong việc sử dụng khoa học kỹ thuật.
Hoạt động của thầy
H. động trò
Nội dung
Cách mạng KHKT đã tác động như thế nào đến cấu trúc kinh tế của các quốc gia phát triển trên thế giới?
+ Cơ cấu ngành, cơ cấu lao động kinh tế?
GV bổ sung sự thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế Hoa Kỳ (%)
Ngành
1960
2001
NN
4
2
CN
33.9
26
DV
62.1
72
+ Tại sao các quốc gia PT lại ưu tiên phát triển các ngành CN cao? Cũng như thay đổi hướng đầu tư? Các quốc gia đầu tư lẫn nhau mang lại lợi ích kinh tế gì?
HS: Đọc SGK, trả lời sự tác động của KHKT tới kinh tế các nước phát triển.
HS phân tích từ thực tế, lấy ví dụ minh hoạ trả lời.
1.Sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước phát triển:
+ Giữa các ngành kinh tế: Giảm tương đối tỉ trọng ngành NN, CN tăng tỉ trọng DV.
+ Giữa các ngành CN: ưu tiên đầu tư các ngành KT cao (điện tử, tin học) so với các ngành CN truyền thống.
+ Hướng đầu tư: Giảm đầu tư sang các nước ĐPT, tăng cường đầu tư lẫn nhau.
Quốc tế hoá là gì? Tại sao trong thời kỳ hiện nay quốc tế hoá trở thành xu hướng tất yếu của thế giới đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế?
Biểu hiện của quốc tế hoá nền kinh tế được thể hiện như thế nào? Hãy phân tích các biểu hiện đó và cho ví dụ minh hoạ?
GV bổ sung:
+ Tình trạng phụ thuộc lẫn nhau: Cần 16 sản phẩm cơ bản (HKỳ nhập 11, NB 16, Đức 15).
+ Các công ti xuyên quốc gia: > 1vạn công ti; Hkỳ 3000 công ti.
+ Mâu thuẫn nền kinh tế thế giới: Cấm vận hàng hoá, hàng rào thuế quan (các nước, trung tâm kinh tế lớn trên thế giới)
+ Thuận lợi và khó khăn do QTH mang lại(nhóm nước ĐPT)
HS dùng kiến thức các bài trước và hiểu biết trả lời.
HS trả lời thông qua nghiên cứu SGK, giải thích từng nội dung của bài.
2. Quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.
+ Sự phân công lao động quốc tế: Chuyên môn hoá, hợp tác hoá.
+ Tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia: Đáp ứng nguyên liệu, lao động thị trường
+ Vai trò các công ti xuyên quốc gia thể hiện ngày càng rõ nét: Cơ sở kinh doanh ở nhiều nước thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ.
+ Tự do hoá thương mại giữa các quốc gia đang trở thành xu hướng tất yếu.
+ Xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế.
Bài 4: Xu hướng toàn cầu hoá. Khu vực hoá
I.Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần:
+ Hiểu được khái niệm và các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá.
+ Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, liên hệ thực tế.
+ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá từ đó xác định trách nhiệm của bản thân.
II.Thiết bị dạy học cần thiết.
Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới.
III. Kiến thức trọng tâm:
Các biểu hiện và xu hướng của toàn cầu hoá, khu vực hoá.
IV. Tiến trình dạy học.
Hiện nay trên TG, khái niện toàn cầu hóa, khu vực hoá đã và đang trở thành khái niệm được dùng rộng rãi và phổ biến. Vậy TCH, KVH là gì?
I. Xu hướng toàn cầu hoá.
1. Khái niệm:
+ Khái niệm TCH: là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng quy mô, cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển.
+ Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới nền kinh tế thống nhất.
2. Biểu hiện TCH kinh tế
+ Thương mại quốc tế phát triển mạnh:
* Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn GDP: 1.87 - 1.35 lần (1990-2000).
* WTO phát triển mạnh với với 146 thành viên, chi phối 95-98% thương mại thế giới.
+ Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh:
Tổng số vốn đầu tư năm tăng từ 500 tỉ USD (1980) lên 4100 tỉ USD (2000)
Phát triển chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
+ Thị trường tài chính mở rộng:
Các ngân hàng thế giới liên thông phát triển qua mạng viễn thông điện tử.
Các tổ chức quốc tế IMF, WB có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
+ Các công ty xuyên quốc gia phát triển chi phối nền kinh tế thế giới.
Năm 2000 thế giới có 60.000 công ty với 500.000 chi nhánh.
Chiếm 35% giá trị GDP, 2/3 buôn bán quốc tế, 75% đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
3. Hệ quả của toàn cầu hóa.
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Phát triển khoa học công nghệ, tăng cương hợp tác quốc tế.
+ Tiêu cực: Làm tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo: Năm 1960: 30 lần; 1990: 60 lần; 2000: 65.5 lần (giữa nước giàu nhất và nghèo nhất).
II. Khu vực hoá.
+ Mục đích: Các tổ chức khu vực này nhằn hỗ trợ nhau phát triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình từng bước tham gia nền kinh tế toàn cầu.
Một số tổ chức liên kết khu vực.
+ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ ( NAFTA) thành lập năm 1994 bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Mehicô, mục đích nhằm tạo ra khu vực tự do thương mại, tạo điều kiện phát triển cho các nước tham gia và tăng cường sự cạnh tranh. Đây là thị trường lớn trên thế giới, dân số 410 triệu người, tổng GDP: 11.710 tỷ USD (2002).
+ Liên minh châu Âu (EU) thành lập 1993 bao gồm 15 nước thành viên, lên 25 quốc gia vào tháng 5/2004. Không gian kinh tế này bao gồm 545 triệu dân với tổng GDP: > 7000 tỷ USD (2001). Từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu ra đời (EURO), ngày 1/1/2002 EURO được sử dụng trong 12 quốc gia, đưa sự liên kết lên mức cao hơn và toàn diện, liên minh kinh tế - tiền tệ. Người dân được tự do di chuyển vốn, lao động sinh sống trong các nước thành viên.
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) thành lập năm 1967, ban đầu chỉ có 5 nước. Đến 1999 tổng số lên 10 thành viên. ASEAN có diện tích 4,7 triệu km2, dân số 555 triệu người (2003), tổng GDP: 554 tỷ USD. Các nước ASEAN hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó hợp tác kinh tế là chủ yếu. Mục tiêu của các nước ASEAN trong thế kỷ XXI được xác định ở Hội nghị cấp cao lần thứ 8 tại Phnômpênh (tháng 11/2002) là: Hướng tới một cộng đồng các nước Đông Nam á phát triển.
+ Diễn đàn hợp tác châu á - Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm 1989. Năm 1998 kếp nạp Việt Nam, Pêru và Nga. Đến nay có 21 thành viên APEC là khu vực kinh tế lớn nhất (chưa phải là khối kinh tế), với dân số 2,5 tỷ người, chiếm 52% GDP toàn cầu. Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế của các nước rất khác nhau. Mục tiêu chủ yếu là phối hợp hoạt động của các nước để tăng cường phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại đa phương. Hình thành khu vực mậu dịch tự do với các nước phát triển kinh tế vào năm 2010, các nước đang phát triển là 2020.
Hệ quả của khu vực hoá:
+ Các khối kinh tế khu vực hình thành đã thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
+ Tuy vậy, xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia, dễ mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
+ Hiểu được sự tương phản về xã hội, kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển.
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ.
+ Liên hệ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó ý thức trách nhiệm với việc xây dựng tổ quốc.
II. Phương tiện dạy học:
Bản đồ chính trị thế giới, lược đồ phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo thu nhập.
III. Kiến thức trọng tâm:
+ Sự tương phản về kinh tế - xã hội của các nước phát triển và đang phát triển.
+ Sự phân hoá trong trong các nhóm nước trên thế giới.
IV. Tiến trình dạy học:
Sau chiến tranh Lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, các quốc gia chú trọng vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà các nước có sự phát triển khác nhau. Sự chênh lệnh này đã dẫn đến sự phân hoá thành các nhóm nước khác nhau. Vậy sự phân hoá này cụ thể ở từng nhóm nước diễn ra như thế nào?
Hoạt động của thầy
H. động trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Hiện nay trên thế giới có các nhóm nước nào? Dấu hiệu chủ yếu để thế giới phân chia thành các nhóm nước khác nhau?
GV gợi ý: Dựa vào GDP, cấu trúc kinh tế, GDP/người.
HS dựa theo gợi ý của giáo viên trả lời.
I. Sự phân chia thành các nhóm nước.
1. Các nước phát triển: giá trị GDP lớn, đầu tư ra nước ngoài nhiều, GDP/người cao.
2. Các nước đang phát triển: KT chậm phát triển, nợ nước ngoài, GDP/người thấp.
3. Các nước CN mới (NIC): Cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, chú trọng xuất khẩu.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp, thảo luận theo nhóm nhỏ.
Đọc SGK xác định vị trí các quốc gia đang phát triển (chủ yếu nằm ở khu vực nào?). Các nước đang phát triển có những đặc điểm nổi bật nào về mặt xã hội?
+ Tình hình dân số giữa các nhóm nước.
Nhóm
Tỉ trọng dân số(%)
1990
2025
PT
22.8
15.9
ĐPT
77.2
84.1
GDP/người, các chỉ tiêu khác.
TG
PT
ĐPT
Chậm
GDP
7116
23596
3783
1216
Tuổi
66.9
76.8
64.7
51.9
GV bổ sung một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển trên thế giới. Nhằm làm cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của hai nhóm nước
HS trả lời thông qua các số liệu do giáo viên cung cấp:
Yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước đang phát triển.
Đặc điểm xã hội:
+ Dân số đông, tỉ lệ gia tăng cao: chiếm 80% DSTG, tốc độ gia tăng 1.9% (0.2%).
+ Trình độ KHKT, dân trí thấp, số người mù chữ cao, lực lượng lao động có trình độ ít, chảy máu chất xám. Ytế, giáo dục kém.
+ GDP bình quân đầu người thấp có nước 150 - 200 USD/ người/ năm, thiếu việc làm, khoảng cách giàu nghèo lớn.
+ Nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết: nội chiến, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc...
Đặc điểm kinh tế.
+ Trình độ kinh tế thấp: CNH muộn, cơ cấu kinh tế bất hợp lý: NN ở nhiều nước vẫn đóng vai trò quan trọng
+ Phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Nợ nhiều khó có khả năng chi trả.
+ Nhập siêu.
V. Củng cố, dặn dò:
1. Trả lời các câu hỏi cuối bài.
2. Chuẩn bị bài thực hành.
Bài 6: Thực hành Lập biểu đồ so sánh giá trị xuất và nhập khẩu của các nước ĐPT năm 1990 và 1992
I. Mục đích
+ Hướng dẫn học sinh lập các biểu đồ hình cột so sánh các đại lượng bằng giá trị tuyệt đối và tương đối.
+ Học sinh làm quen với cách vẽ biểu đồ hình cột
II. Phương tiện đồ dùng dạy học cần thiết.
- Thước kẻ dài, phấn màu.
- Bút chì màu.
III. Cách tiến hành
1. Yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài, xác định rõ yêu cầu của biểu đồ: Mối quan hệ so sánh giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong 2 năm 1990 và 1992 của các nước đang phát triển.
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
+ Học sinh có thể vẽ thành 2 biểu đồ so sánh giá trị xuất và giá trị nhập trong 2 năm 1990 và 1992 thành 2 biểu đồ riêng biệt với giá trị tuyệt đối.
Biểu đồ so sánh giá trị xuất nhập
khẩu năm 1990
Biểu đồ so sánh giá trị xuất nhập khẩu năm 1992
+ Hoặc học sinh có thể vẽ so sánh giá trị nhập và xuất của các quốc gia trong 2 năm trên cùng một biểu đồ.
Biểu đồ so sánh giá trị xuất khẩu
Biểu đồ so sánh giá trị nhập khẩu
+ Học sinh cũng có thể quy đổi số liệu thành số liệu tương đối sau đó vẽ biểu đồ cột tương đối trong 2 năm giữa các quốc gia là hợp lý nhất.
Bảng quy đổi giá trị xuất nhập khẩu 1990 và 1992 (%)
Nước và lãnh thổ
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1990
1992
1990
1992
Hàn quốc
54
48
46
52
Inđônêxia
59.5
56
40.5
44
Malaixia
58
52
42
48
Philipin
47
40
53
60
Thái lan
47
47
53
53
Biểu đồ so sánh giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của các nước.
III. Củng cố dặn dò về nhà.
Bài 7: Các nước đang phát triển ở Tây á.
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS có thể
- Nắm được vị trí khu vực Tây á, nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú của khu vực Tây á.
- Thấy được vị trí chiến lược quan trọng của việc giải quyết các bất đồng mâu thuẫn trong khu vực.
- Có khả năng phân tích lược đồ, bản đồ, bảng số liệu trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Tự nhiên và hành chính khu vực Tây á.
- Biểu đồ, bảng số liệu và tình hình sản xuất và khai thác dầu mỏ của khu vực.
III. Kiến thức trọng tâm.
- Nguồn dầu mỏ của Tây á dồi dào, với sản lượng khai thác hàng năm cao.
- Sự thay đổi của ngành công nghiệp dầu khí sau khi quốc hữa hóa.
- Nền công nghiệp thấp kém, phụ thuộc nước ngòa về lương thực.
- Tầm quan trọng chiến lược của khu vực Tây á.
IV. Tiến trình dạy học.
Vào bài mới: Giới thiệu Tây á hay còn được gọi là khu vực trung đông, có nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội cần quan tâm.
Hoạt động của thầy
trò
Nội dung
Hãy xác định trên bản đồ và cho biết vị trí của khu vực Tây á? Kể tên một số quốc gia trong khu vực. Vị trí đó mạng lại cho Tây á, những thuận lợi và khó khăn gì?
Em hãy trình bày một số hiểu biết về dân cư xã hội của Tây á.
GV: Bổ sung làm rõ quê hương của 3 tôn giáo, văn minh cổ đại. Các xung đột tại khu vực này.
HS lên bảng xác định vị trí các nước Tây á.
HS trả lời dựa trên sự hiểu biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Vị trí và xã hội Tây á.
+ Nằm ở phía Tây và Tây nam châu á, diện tích khoảng 7 triệu km2.
+ Ngã 3 nơi qua lại giữa Châu á, âu, Phi, xung quanh có 5 biển bao bọc.
+ Dân cư không đông, dân số 2003: 290 triệu.
+ Quê hương của 3 tôn giáo lớn: Hồi, Do Thái, thiên chúa.
+ Cái nôi của nền văn minh cổ đại: Lưỡng hà, Ai cập, Babilon
+ Tây á, điểm nóng của thế giới.
- Vị trí chiến lược về kinh tế và quân sự.
- Mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc.
Tại sao nói dầu mỏ là nguồn sống của các nước Tây á. Dầu mỏ khu vực tây á có đặc điểm gì?
Thông qua thu nhập đầu người năm 94 em rút nhận xét gì?
HS đọc SGK trả lời.
Nhận xét: Bình quân thu nhập cao do nguồn lợi lớn từ dầu mỏ.
2. Dầu mỏ, nguồn sống của các nước Tây á.
- Trữ lượng lớn, tập trung ở các nước Arập Xê út, Iran, Irắc, Coet, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. (4 nước > 1000 tỉ thùng).
- Khu vực khai thác dầu mỏ nhiều nhất trên thế giới (1/3 TG).
- Nguồn thu ngoại tệ lớn.
Ngành công nghiệp dầu khí của Tây á đã có những chuyển biến như thế nào?
HS trả lời
3. Sự phát triển ngành CN dầu khí.
- Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang XK dầu lọc.
- Nhiều nhà máy lọc dầu, khí hiện đại được xây dựng.
Tại sao nói nông nghiệp của Tây á là một nền nông nghiệp lạc hậu kém phát triển.
HS đọc SGK trả lời.
4. Nền nông nghiệp kém phát triển.
- Sản lượng lương thực thấp, chăn nuôi nhỏ bé. 50 -75% lương thực phải nhập khẩu.
-> Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, trình độ sản xuất lạc hậu.
Bài 8. các nước đang phát triển ở đông nam á.
8.1 Một khu vực giàu tiềm năng phát triển.
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần nắm được
- Vị trí địa lý của khu vực ĐNA, vai trò cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế, xã hội các nước.
- Phân tích các đặc điểm xã hội và ảnh hưởng các đặc điểm đó tới sự phát triển kinh tế của khu vực.
- Phân tích được các bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ về khu vực Đông Nam á.
II. Phương tiện dạy học
Bản đồ hành chính, địa lý tự nhiên khu vực Đông Nam á.
III. Kiến thức trọng tâm.
Vị trí địa lý đặc thù của khu vực Đông Nam á, các đièu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.
IV. Tiến trình dạy học.
Vào bài mới:
Hoạt động của thầy
trò
Nội dung
Em hãy xác định vị trí và kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam á. (Tiếp giáp, tọa độ, diện tích)
GV: Yêu cầu đọc SGK và bằng kiến thức của mình đánh giá vị trí địa lý khu vực.
+ Thuận lợi?
+ Khó khăn?
GV bổ sung vị trí chiến lược của khu vực trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay.
HS lên bảng trả lời, xác định vị trí các nước.
HS trả lời theo sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
1. Vị trí địa lý
- Bao gồm 11 quốc gia, diện tích 4.5 triệu km2.
- Tiếp giáp: Các biển và đại dương lớn: Thái bình dương, ấn độ dương -> thuận lợi giao lưu thông thương
- Nằm trong vành đai nội chí tuyến gió mùa -> hoạt động đời sống và SX.
- Vị trí địa chính trị quan trọng, nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn -> an ninh, kinh tế.
Tài nguyên thiên của khu vực có đặc điểm như thế nào? Liên hệ thực tế với Việt Nam.
Đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn do tự nhiên mang lại với các nước Đông Nam á.
GV: bổ sung và phân tích rõ một số hạn chế về mặt tự nhiên trong khu vực.
HS quan sát bản đồ tự nhiên và liên hệ thực tiễn
HS làm việc theo nhóm,điền vào các nội dung trong phiếu.
2. Đặc điểm tự nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
+ Địa hình: núi cao v
File đính kèm:
- Giao an lop 11(1).doc