BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 2: KINH TẾ
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được những thành tựu đáng kể từ sau công cuộc hiện đại hóa đất nước.
- Biết được những chính sách phát triển kinh tế ( Công nghiệp, Nông nghiệp) của Trung Quốc và kết quả đạt được.
- Biết được đặc điểm phân bố của nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
- Nắm được mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (tiết 2 ) kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: ổn định tổ chức lớp:
Ngày giảng:
Lớp:
Tiết:
Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa (trung quốc)
Tiết 2: Kinh tế
I – mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được những thành tựu đáng kể từ sau công cuộc hiện đại hóa đất nước.
- Biết được những chính sách phát triển kinh tế ( Công nghiệp, Nông nghiệp) của Trung Quốc và kết quả đạt được.
- Biết được đặc điểm phân bố của nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
- Nắm được mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, bảng số liệu thống kê về một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Trung Quốc.
II – Phương pháp dạy học:
- Hướng dẫn HS khai thác phương tiện dạy học.
- Đàm thoại
- Hoạt động nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề.
III – PHƯƠNG tiện dạy học
- Bản đồ kinh tế Trung Quốc.
- Các hình 10.8, 10.9 trong SGK.
- Phiếu học tập, sơ đồ thông tin phản hồi.
IV – Hoạt động của Thầy – trò
?
1. Kiểm tra bài cũ
Xác định trên bản đồ tự nhiên Trung Quốc ranh giới miền Đông, miền Tây ? Nêu sự khác biệt của hai miền về địa hình?
2. Bài mới
Họat động của thầy – trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân
?
- GV gọi 1 HS đọc phần chữ in nghiêng màu xanh trong SGK trang 91.
Dựa vào nội dung SGK. Hãy cho biết những nét khái quát về kinh tế Trung Quốc sau năm 1987?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Thông tin bổ sung
Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới: 3-4%
GDP Việt Nam (2004): 45,5 tỉ USD
GDP Trung Quốc (2004): 1649,3 tỉ USD
=> Gấp 36 lần Việt Nam.
?
Thượng Hải có tốc độ tăng trưởng GDP là 60%/năm
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Trung Quốc đạt được thành tựu như vậy?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Tìm hiểu các ngành kinh tế Trung Quốc
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, phát phiếu học tập
+ Nhóm 1+2 : Tìm hiểu chính sách và kết quả đạt được của công nghiệp.
+ Nhóm 3+4: Tìm hiểu chính sách và kết quả đạt được của nông nghiệp.
- Bước 2: HS thảo luận, trao đổi.
- Bước 3: GV gọi đại diện nhóm trình bày, gọi bổ sung và hoàn thiện nội dung vào sơ đồ.
?
- Bước 4: GV chuẩn hóa
Dựa vào hình 10.8 và bản đồ treo bảng. Hãy nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc? Giải thích?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
?
Dựa vào hình 10.9 và bản đồ treo bảng. Hãy nhận xét sự phân bố một số ngành nông nghiệp của Trung Quốc? Giải thích?
- HS trả lời:
?
- GV chuẩn hóa:
Tại sao Trung Quốc phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
+ Do chính sách công nghiệp, nông nghiệp sai lầm từ 1949-1987.
+ Có nhiều điều kiện phát triển.
+ Dự đoán được nhu cầu trong nước và thế giới.
?
* Hoạt động 4: Cả lớp
Dựa vào nội dung SGK. Hãy chứng minh mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
I - Khái quát
- Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa đất nước từ năm 1987.
- Tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới 8%/năm (năm 2007: 11,4 %).
- Đời sống được cải thiện: 1269 USD/người (2004).
* Nguyên nhân:
- Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giữ vững ổn định xã hội.
- Mở rộng giao lưu buôn bán.
II – Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a) Chính sách
b) Kết quả
(HS ghi như sơ đồ đã được GV chuẩn hóa – phần phụ lục)
c) Phân bố
- Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
- Miền Tây ít trung tâm công nghiệp.
2. Nông nghiệp
a) Chính sách
b) Kết quả
(HS ghi như sơ đồ đã được GV chuẩn hóa – phần phụ lục)
c) Phân bố
- Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
- Miền Tây ít trung tâm công nghiệp.
III – Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
- Kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước đạt: 8739,9 triệu USD (2005).
3. Củng cố - đánh giá
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài
* Câu hỏi
1. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trong những năm qua là:
A. 7% B. 7,5% C. 8% D. 8,5%
2. Chớnh sỏch cụng nghiệp mới với nội dung chớnh là:
A. Chuyển sang cỏc ngành cụng nghiệp phục vụ xuất khẩu ra vựng ven biển.
B. Phỏt triển cụng nghiệp hướng vào thị trường cỏc nước đang phỏt triển.
C. Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo mỏy, điện tử, hoỏ dầu, sản xuất ụ tụ và xõy dựng.
D. Tập trung vào cỏc ngành cụng nghiệp nhẹ, cần nhiều nhõn lực.
3. Vỡ sao cỏc trung tõm cụng nghiệp Trung Quốc tập trung nhiều ở miền Đụng:
A. Cú vị trớ địa lớ thuận lợi, cú cảng biển, địa hỡnh bằng phẳng.
B. Cú nhiều tài nguyờn thiờn nhiờn.
C. Vỡ miền Tõy chỉ tập trung phỏt triển nụng nghiệp.
D. Cú nguồn lao động dồi dào, trỡnh độ cao.
4. Bài tập về nhà:
- Yêu cầu HS tính toán trước bài tập thực hành Bài 10 (tiết 3).
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
5. Phụ lục:
Phiếu học tập số 1
Nhóm 1 + 2 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung trong SGK. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Ngành
Chính sách
Kết quả
Công nghiệp
Phiếu học tập số 2
Nhóm 3 + 4 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung trong SGK. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Ngành
Chính sách
Kết quả
Nông nghiệp
Bảng thông tin phản hồi
* Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chính sách và kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc.
- Chuyển nền kinh tế chỉ huy => kinh tế thị trường.
- Mở cửa giao lưu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý phát triển, ứng dụng và phát triển ngành kĩ thuật cao.
- Phát triển công nghiệp nông thôn.
- Ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn.
- Năm 2004, FDI vào TQ đứng đầu thế giới.
- Sản lượng 1 số ngành tăng nhanh.
- Chế tạo thành công tầu vũ trụ Thần Châu V.
* Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chính sách và kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp của Trung Quốc.
- Giao quỳên sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng mới đường giao thông và hệ thống thủy lợi.
- Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.
- Phổ biến giống mới.
- Miễn thuế nông nghiệp.
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
- 1 số nông sản đứng đầu thế giới.
Ngày sọan: ổn định tổ chức lớp:
Ngày giảng:
Lớp:
Tiết:
Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa (trung quốc)
Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu sự thay đổi của nền Kinh tế
trung quốc
I – mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu GDP của Trung Quốc tăng nhanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
- Nắm được sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc ngày càng tăng đặc biết sau năm 1985.
- Nắm được sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu của Trung Quốc
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích bảng số liệu 10.2, 10.3, 10.4.
- Biết giải thích những nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi nền kinh tế Trung Quốc.
- Biết vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
II – Phương pháp dạy học:
- Hướng dẫn HS khai thác phương tiện dạy học.
- Đàm thoại
- Dạy học nêu vấn đề.
III – PHƯƠNG tiện dạy học
- Máy tính bỏ túi
- Thước kẻ, phấn màu.
- Các bảng số liệu trong SGK.
IV – Hoạt động của Thầy – trò
Kiểm tra bài cũ
?
Hãy trình bày chính sách và kết quả đạt được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp?
2. Bài mới
Họat động của thầy – trò
Nội dung chính
* Họat động 1: Cả lớp
- Yêu cầu 1 HS cho biết nội dung bài thực hành.
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng 10.2 và tính toán tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với toàn thế giới.
100
GDP thế giới
GDP Trung Quốc
GDP Trung Quốc so với toàn thế giới =
- HS lên bảng tính toán, HS khác tính toán vào trong vở.
?
Dựa vào bảng 10.2 + kết quả tính toán. Hãy nhận xét và giải thích tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với toàn thế giới?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Hoạt động 2: Cặp nhóm
- Hướng dẫn HS tính toán sản lượng năm trước so với năm sau. GV treo bảng phụ lục số 1 và hướng dẫn HS khai thác:
?
Dựa vào bảng 10.3 và bảng phụ trên bảng. Hãy nhận xét sản lượng 1 số nông sản của Trung Quốc qua các năm? Giải thích?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Nguyên nhân:
- Do thực hiện nhiều chính sách hiện đại hóa nông nghiệp.
- Năm 2000 Đồng bằng Hoa Bắc xảy ra trận lũ lụt lớn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm này chủ yếu phân bố ở Hoa Bắc).
* Hoạt động 3: Cá nhân
?
GV yêu cầu HS quan sát bảng 10.4
Dựa vào bảng 10.4. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc?
- GV lấy ý kiến của HS về loại biểu đồ có thể sử dụng và đưa ra kết luận biểu đồ miền là thích hợp.
* Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ theo các bước.
- Bước 1: Chọn biểu đồ
- Bước 2: Đưa số liệu lên biểu đồ
- Bước 3: Ghi chú giải và tên biểu đồ
* Yêu cầu một HS lên bảng vẽ, HS khác vẽ vào vở.
- GV quan sát và chuẩn hóa biểu đồ.
?
Dựa vào bảng số liệu và biểu độ nhận xét và giải thích về họat động xuất – nhập khẩu của Trung Quốc?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
I- Thay đổi tỉ trọng giá trị GDP
1. Xử lí số liệu
Tỉ trọng GDP Trung Quốc so với thế giới (%)
Năm
1985
1995
2004
T.Quốc
1,93
2,37
4,03
Thế giới
100
100
100
2. Nhận xét
- GDP Trung Quốc tăng nhanh: 7 lần (1985-2004).
- Tỉ trọng GDP so với toàn thế giới tăng : 2,1% (1985-2004).
=> Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
II – Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp
1. Xử lí số liệu
(Thông tin phản hồi - Phần phụ lục)
2. Nhận xét
- Các nông sản đều tăng:
+ Lương thực: 82,7 triệu tấn
+ Lợn : tăng 47 triệu tấn
- 1 số nông sản giảm (1995-2000)
+ Lương thực: 11,3 triệu tấn
+ Bông: 0,3 triệu tấn
- Xếp hạng thế giới:
+ Thứ 1: Lương thực, bông, thịt cừu, thịt lợn.
+ Thứ 3: Mía, thịt bò.
III – Thay đổi cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu
1. Vẽ biểu đồ
Yêu cầu:
- Biểu đồ đúng, tỉ lệ hợp lí, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, đẹp..
2. Nhận xét và giải thích
- Từ năm 1985 Trung Quốc là một nước nhập siêu (21,4%). Do nhập nhiều thiết bị, máy móc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Từ 1995 ->2004 Là nước xuất siêu. Do nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến.
=> Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc
3. Củng cố - đánh giá
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- Hoàn thiện bài thực hành cho HS, chấm điểm một số bài để khuyến khích tinh thần học tập của HS.
4. Bài tập về nhà
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài thực hành.
- Tìm thông tin liên quan tới khu vực Đồng Nam á.
5. Phụ lục
Bảng 1: Sự thay đổi sản lượng nông sản Trung Quốc qua các năm
(Đơn vị: triệu tấn; Tăng: + ; Giảm : - )
Nông sản
SL năm 1995 so với năm 1985
SL năm 2000 so với năm 1995
SL năm 2004 so với năm 2000
- Lương thực
- Bông
- Lạc
- Mía
- Thịt lợn
- Thịt bò
- Thịt cừu
+ 78,8
+ 0,6
+ 3,6
+ 11,5
-
-
-
- 11,3
- 0,3
+ 4,2
- 0,9
+ 8,7
+ 1,8
+ 0,9
+ 15,3
+ 1,3
- 0,1
+23,9
+ 0,7
+ 1,4
+1,3
* Phụ lục 2
Ngày sọan: ổn định tổ chức lớp:
Ngày giảng:
Lớp:
Tiết:
Bài 11: Khu vực đông nam á
- Diện tích: 4,5 triệu km2
- Dân số: 556,2 triệu người
- Gồm: 11 quốc gia
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I – mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Đông Nam á và những thế mạnh về điều kiện tự nhiên của khu vực này.
- Nắm chắc đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam á và thế mạnh của dân cư để phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích lược đồ các nước khu vực Đông Nam á.
- Biết phân tích hình 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, trong SGK.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia vào các chính sách phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam á.
II – Phương pháp dạy học:
- Hướng dẫn HS khai thác phương tiện dạy học.
- Đàm thoại
- Dạy học nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm
III – PHƯƠNG tiện dạy học
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phiếu học tập.
- Hình 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 trong SGK
IV – Hoạt động của Thầy – trò
1 . Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài tập thực hành của một số HS
2. Bài mới
Họat động của thầy – trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cả lớp
GV treo bản đồ các nước trên thế giới và đặt câu hỏi
?
Quan sát bản đồ trên bảng. Hãy xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của Khu vực Đông Nam á?
- HS lên bảng xác định:
- GV gọi bổ sung và chuẩn hóa:
?
Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của khu vực ĐNA ?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Đông Nam á
GV hướng dẫn HS xác định những quốc gia thuộc ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo.
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập.
+ Nhóm 1: tìm hiểu về địa hình + đất.
+ Nhóm 2: tìm hiểu về khí hậu.
+ Nhóm 3: tìm hiểu về sông ngòi.
+ Nhóm 4: tìm hiểu về khoáng sản.
- Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Bước 3: GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Bước 4: Gọi bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
Việc phát triển giao thông Đông – Tây của ĐNA lục địa có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
?
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên ĐNA đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
?
* Hoạt động 3: Cả lớp
Dựa vào nội dung SGK. Hãy cho biết những đặc điểm chính về dân cư khu vực Đông Nam á?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Thông tin bổ sung:
- Mật độ dân số đông nhất: Xingapo: 7.000 người/km2, Philippin: 280 người/km, Việt Nam 254 người/km2, Lào 24 người/km2.
?
Đánh giá thuận lợi và khó khăn do đặc điểm dân số mang lại của khu vực ĐNA?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
?
Chứng minh ĐNA là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
I – Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm phía Đông Nam Châu á
- Tọa độ: 10,5ON -> 28,5O B
92OĐ ->140OĐ
- Tiếp giáp:
+Phía Bắc giáp Trung Quốc, ấn Độ.
+Phía Nam: gần Ôxtrâylia.
+Phía Đông: Thái Bình Dương.
+Phía Tây: ấn Độ Dương.
- Bao gồm một hệ thống đảo và quần đảo
* Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển tổng hợp.
+ Giao lưu về kinh tế văn hóa.
- Khó khăn
+ Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt => ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
2. Đặc điểm tự nhiên
(HS hoạt động như phiếu học tập – phần phụ lục)
(Thông tin phản hồi – phần phụ lục)
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của ĐNA.
- Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Phát triển công nghiệp.
+ Phát triển du lịch.
- Khó khăn
+ Thông thương giữa các đảo khi thời tiết xấu.
+ Trữ lượng khoáng sản ít, phân bố nhỏ bé => Khó phát triển công nghiệp theo quy mô lớn.
II – Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông
- Dân số trẻ (50% số người trong độ tuổi lao động), Tg: 1,6%
- Dân cư phân bố không đều.
* Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Sức ép dân số tới việc làm, môi trường, xã hội.
+ Nguồn lao động trình độ không cao => phát triển các ngành kinh tế.
2. Xã hội
- Đa dân tộc.
- Đa tôn giáo.
=> Có sự tương đồng trong nét văn hóa, xã hội
3. Củng cố - đánh giá
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
* Câu hỏi:
1. Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực?
2. Kể tên thủ đô của 11 quốc gia trong khu vực ĐNA?
4. Bài tập về nhà
- Yêu cầu HS học bài.
- Tìm các thông tin liên quan đến kinh tế Đông Nam á.
5. Phụ lục
* Phiếu học tập số 1
Nhóm 1 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung SGK và hình 11.1. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
Đông Nam á biển đảo
Địa hình + Đất
* Phiếu học tập số 2
Nhóm 2 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung SGK và hình 11.1. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
Đông Nam á biển đảo
khí hậu
* Phiếu học tập số 3
Nhóm 3 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung SGK và hình 11.1. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
Đông Nam á biển đảo
Sông ngòi
* Phiếu học tập số 4
Nhóm 4 Thời gian: 5 phút
Dựa vào nội dung SGK và hình 11.1. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
Đông Nam á biển đảo
KHoáng sản
* Thông tin phản hồi:
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
Đông Nam á biển đảo
Địa hình + Đất
+ Bị chia cắt mạnh bởi các núi, đan xen là đồng bằng và thung lũng.
+ Đất ferarit đồi núi + Bazan, phù sa do sông bồi đắp.
+ Nhiều núi. Có dải đồng bằng ven biển.
+ Đất phù sa do dung nham núi lửa.
Khí hậu
+ Nhiệt đới gió mùa
+ Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
Sông ngòi
+ Mật độ dày đặc, chế độ nước theo mùa.
+ ít sông, tập trung trên đảo lớn.
Khoáng sản
+ Sắt, thiếc, than.
+ Dầu mỏ, than, đồng.
Ngày sọan: ổn định tổ chức lớp: Đủ
Ngày giảng:
Lớp: A5
Tiết: 40
Chương ix: Địa lí dịch vụ
--------------------
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố
các ngành dịch vụ
I – mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành dịch vụ.
- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
- Biết được những đặc điểm phân bố của các ngành dịch vụ trên thế giới.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc và phân tích lược đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới năm 2001.
- Xác định được trên bản đồ trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
II – Phương pháp dạy học:
- Hướng dẫn HS khai thác phương tiện dạy học.
- Đàm thoại
- Dạy học nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm
III – PHƯƠNG tiện dạy học
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phiếu học tập.
- Hình 35 trong SGK phóng to
IV – Hoạt động của Thầy – trò
1 . Kiểm tra bài cũ
Nêu vai trò của ngành công nghiệp? Lấy ví dụ?
Bài mới
Họat động của thầy – trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV cung cấp khái niệm ngành dịch vụ cho HS và chỉ cho HS thấy sự khác biết về sản phẩm của ngành công nghiệp, nông nghiệp so với ngành dịch vụ.
?
Dựa vào khái niệm về dịch vụ. Hãy kể tên một số loại hình dịch vụ mà em biết?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa: Dựa trên câu trả lời của HS giúp các em phân loại hoạt động dịch vụ.
* Họat động 3: Cả lớp
GV đưa bảng câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS lựa chọn đâu là vai trò của ngành dịch vụ.
- HS lên bảng xác định, lấy ví dụ
- GV chuẩn hóa thông tin.
?
Dựa vào nội dung SGK. Hãy cho biết số người họat động trong các ngành dịch vụ thể hiện như thế nào?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
* GV treo bảng các nhân tố phóng to lên bảng
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, tìm hiểu các ô thông tin, giao nhiệm vụ.
- Bước 2: HS tiến hành thảo luận
- Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày, gọi bổ sung
?
- Bước 4: GV chuẩn hóa.
Trong các nhân tố trên, nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa: Nhân tố Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội là quan trọng nhất.
?
* Hoạt động 5: Cá nhân
Dựa vào hình 35, hãy nhận xét sự phân hóa tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới? Giải thích?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
* Thông tin bổ sung: Việt Nam tỉ trọng ngành dịch vụ là 38 % (2004), Tuyên Quang 35,7% (2006)
- Hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ kiến thức. Bằng các câu hỏi gợi mở.
?
Trong mỗi một quốc gia thì ngành dịch vụ được phân bố như thế nào?
?
Kể tên các trung tâm dịch vụ lớn thứ 1 và thứ 2 thế giới?
?
Trong các thành phố lớn các trung tâm dịch vụ nào được hình thành?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa:
Theo em ở Việt Nam ngành dịch vụ nào đang phát triển rất nhanh?
- HS trả lời:
- GV chuẩn hóa: Ngành du lịch đang phát triển rất nhanh và mạnh.
I- Khái niệm, cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ
1. Khái niệm
Dịch vụ bao gồm các ngành không trực tíêp tạo ra sản phẩm vật chất, phụ vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
2. Cơ cấu
- Đa dạng
- Bao gồm: Dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ công
Dịch vụ tiêu dùng
3. Vai trò
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
- Tạo thêm nhiều việc làm.
- Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, di sản, thành tựu khoa học kĩ thuật.
* Xu hướng
- Cơ cấu lao động trong dịch vụ tăng nhanh.
- Có sự khác biệt giữa các nhóm nước.
II – Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Trình độ phát trỉên kinh tế.
- Năng suất lao động xã hội.
- Quy mô, cơ cấu dân số.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
- Mức sống và thu nhập thực tế,
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Di sản văn hóa, lịch sử.
- Cơ sở hạ tầng du lịch.
III- Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới
Đặc điểm phân bố
Nước phát triển: trên 60%
Nước đang phát triển: dưới 50%
Trung tâm dịch vụ lớn
Thành phố chuyên môn hóa về 1 loại hình DV
TT giao dịch
TT Thương mại
3. Củng cố - đánh giá
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
* Câu hỏi:
1. Phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội?
2. Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới?
4. Bài tập về nhà
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 trong SGK
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải.
5. Phụ lục
Bảng câu hỏi trắc nghiệm: Xác định vai trò của ngành dịch vụ
Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
Sản xuất ra lương thực, thực phẩm
Tạo thêm nhiều việc làm.
Khai tác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản, thành tựu khoa học
File đính kèm:
- trung quoctiet 2.doc