Giáo án Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean)

Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC.

1. Về kiến thức.

- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN.

- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thực với ASEAN. Để từ đó làm nổi bật lên mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN ở phần trên.

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Ngày soạn: 16/06/2010 Ngày giảng: .. Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thực với ASEAN. Để từ đó làm nổi bật lên mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN ở phần trên. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2. Về kỹ năng. - Thành lập sơ đồ lôgic. 3. Về thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ của nước ta với các nước nội khối. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1. Phương pháp dạy học: - Phương pháp giảng giải - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp biểu đồ.(tự chuẩn bị ngoài minh họa cho bài giảng) 2. Phương tiện dạy học. - Sách giáo viên, sách giáo khoa - Máy tính, máy chiếu III. TRỌNG TÂM BÀI. - Các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN. - Những thành tựu đã đạt được và thách thức của các nước nội khối. - Sự tích cực của Việt Nam khi ra nhập ASEAN. IV. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính *Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. - Hình thức: toàn lớp. - Thời gian: 10’ - Các bước thực hiện: + B1: GV trình bày về sơ đồ lôgic đã chuẩn bị. Nhấn mạnh mục tiêu then chốt nhất. “ Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển” + B2: GV giảng giải: Vì sự mong muốn mục tiêu chung này từ các quốc gia trong khu vực mà sự hình thành ASEAN bắt đầu. (dự kiến gia nhập vào năm 2012) +B3: GV chỉ trên máy chiếu sơ đồ lôgic: trải qua 16 lần họp cấp cao, các mục tiêu cụ thể và cơ chế hợp tác của ASEAN mới được phát triển hoàn thiện dần. + B4: GV hỏi học sinh em hãy lấy một vài ví dụ chứng minh cho cơ chế hợp tác của ASEAN? HS: trả lời GV: chuẩn lại (Diễn đàn: ARF (diễn đàn khu vực gồm 27 nước tham gia), ASEM (diễn đàn hợp tác Á – Âu), Hội nghị thượng đỉnh: ASEAN 16 vửa tổ chức thành công ở Việt Nam, thể thao: SEA GAME, PARA GAMES, cộng đồng kinh tế ASEAN: AEC) * Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu và thách thức của ASEAN. - Hình thức: thảo luận nhóm - Thời gian: 15’ - Các bước thực hiện: + B1: GV tiến hành chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8 học sinh, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Yêu cầu các em cùng thảo luận trong vòng 5 phút. Nhóm chẵn làm phiếu học tập số 1. Nhóm lẻ làm phiếu học tập số 2. + B2: Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày nhóm còn lại tiến hành bổ sung. + B3: GV nhận xét chuẩn kiến thức. (Thu nhập bình quân đầu người của cả khối 2003: 1267 USD/người. Xin-ga-po gấp 16.6 lần thu nhập cả khối trong khi thu nhập bình quân của cả khối gấp 7 lần Mi-an-ma ) (bao gồm các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, thất nghiệp tăng Vụ biểu tình ở Thailan hay các vấn đề tôn giáo ở In-do-ne-xia) * Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN - Hình thức: giảng giải, - Thời gian: 10’ - Các bước thực hiện: + B1: GV hỏi học sinh: Gia nhập ASEAN Việt Nam có những thời cơ (cơ hội) nào? Học sinh trả lời GV chuẩn kiến thức ( lấy ví dụ cụ thể: Kinh tế: hợp tác trong các diễn đàn kinh tế, khối kinh tế của khu vực: APTA, ) + B2: GV hỏi: Thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN là gì? Học sinh trả lời GV chuẩn kiến thức (Nhấn mạnh hiện tại Việt Nam đang là chủ tịch luân phiên của ASEAN, rất tích cực trong mọi vấn đề của khu vực) I. MỤC TIÊU CỦA ASEAN. 1. Các mục tiêu chính của ASEAN. 2. Cơ chế hợp tác của ASEAN (dạy bằng sơ đồ lôgic) * Sự hình thành: - Năm 1967: Băng Cốc (Thái Lan): Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. - 1984: Bru-nây 1995: Việt Nam (là quan sát viên từ năm 1992) 1997: Mi-an-ma và Lào 1999: Cam-pu-chia Đông - Timo đang là quan sát viên II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN. - 10/11 quốc gia trong khu vực đã trở thành thành viên của ASEAN. * Về kinh tế: - Năm 2004: GDP ASEAN: 799.9 tỉ USD + Tổng giá trị xuất – nhập: 1040.5 tỉ USD, cán cân dương 60.5 tỉ USD. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực trung bình từ 5 – 6. Có sự chênh lệch giữa các quốc gia. * Về xã hội: - Đời sống nhân dân được cải thiện - Bộ mặt quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng. Nhiều đô thị lớn. Þ tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. III.THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN. 1. Trình độ phát triển còn chênh lệch. - GDP/người: có sự phân hóa Xin-ga-po: 25207 USD Mi-an-ma: 166 USD - Tốc độ tăng GDP cũng có sự phân hóa giữa các quốc gia. Việt Nam: 6.23 % Các nước Lào, Cam-phu-chia, Mi-an-ma,thấp hơn. Þ Tạo những khác biệt về mặt xã hội. 2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo. - Thu nhập bình quân đa số là nước nghèo. - Bình quân lương thực theo đầu người. 3. Các vấn đề xã hội khác. - Hệ quả của đô thị hóa - Các vấn đề khác: tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh IV.VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN. * Thời cơ: - Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác về: + Kinh tế + Văn hóa + Khoa học – công nghệ, trật tự an toàn xã hội - Kết quả: + Xuất khẩu: gạo, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng - Nhập khẩu: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, - Việt Nam – ASEAN: 30% giao dịch thương mại quốc tế nước ta (2005). * Thách thức: còn chênh lệch về: - Trình độ phát triển kinh tế - Công nghệ - Khác biệt về thể chế chính trị và các vấn đề nảy sinh trong nội bộ của các quốc gia. - Các vấn đề về môi trường: khai thác sử dụng tài nguyên chưa hợp lý. V. ĐÁNH GIÁ: 1. Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: 1.1. Mục tiêu chung nhất của ASEAN là gì? a, Thúc đẩy sự phát triển kinh tế b, Xây dựng một khu vực hòa bình ổn định c, Giải quyết các khác biệt trong nội bộ của khối với các tổ chức khác Ö d, Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển 1.2. Buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN chiếm tỉ lệ bao nhiêu giao dịch thương mại quốc tế năm 2005? a, 10 % b, 20 % Ö c, 30 % d, 40 % VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Trả lời các câu hỏi trong SGK, sách bài tập V. PHỤ LỤC: a. Phiếu học tập số 1: Em hãy nêu những thành tựu mà ASEAN đã đạt được trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển ? Thành tựu Kinh tế Xã hội Theo em những thành tựu trên phục vụ cho mục tiêu và là kết quả của cơ chế hợp tác nào của ASEAN ? b. Phiếu học tập số 2: Em hãy nêu những thách thức mà ASEAN đã đạt được trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển ? Thách thức 1. Trình độ phát triển còn chênh lệch 2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo 3. Các vấn đề xã hội khác Theo em những thách thức trên cản trở mục tiêu nào và có tác động đến cơ các chế hợp tác của ASEAN không? Giải đáp phiếu học tập: Số 1: Thành tựu Kinh tế GDP nội khối 799.9 tỉ USD Xuất khẩu: 552.5 tỉ USD Nhập khẩu: 492 tỉ USD Cán cân: 60.5 tỉ USD Xã hội Đời sống nhân dân được cải thiện Bộ mặt quốc gia có nhiều sự thay đổi. Đô thị của các nước mọc lên. * Những thành tựu trên phục vụ cho 2 mục tiêu đầu và tất cả các cơ chế đặc biệt là về kinh tế với việc xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA), để cùng tạo ra một khu vực ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển. Số 2: Thách thức 1. Trình độ phát triển còn chênh lệch Có sự phân hóa: Năm 2004: Xin-ga-po: 25207 USD/người Mi-an-ma: 166 USD/người 2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo - Thu nhập bình quân. - Bình quân lương thực theo đầu người: + Nước nhiều hơn mức trung bình của thế giới: In-do-ne-xia, Việt Nam, Thái Lan, + Nước thấp hơn: Lào, Camphuchia, Brunây, 3. Các vấn đề xã hội khác - Hệ quả của đô thị hóa - Các vấn đề khác: tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh * Thách thức trên cản trở cả 3 mục tiêu, đặc biệt là tạo ra sự ổn định và hạn chế sự phân hóa trong khu vực. Không tác động đến các cơ chế hợp tác. Ghi chú: Sử dụng sách giáo khoa năm 2008

File đính kèm:

  • docBai 11_Dong nam a_tiet 3.doc
  • docbang chieu tren PP.doc
Giáo án liên quan