Giáo án Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu âu (EU) Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn nhất thế giới

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Tiết 1: eu - liên minh khu vực lớn nhất thế giới

I. mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được quá trình phát triển, mục tiêu và thể chế của khu vực EU.

- Chứng minh được rằng. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sự khác biệt trong không gian kinh tế EU.

2. Kĩ năng

Phân tích và khai thác được các kiến thức từ các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê có trong bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu âu (EU) Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn nhất thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 06/ 11/ 2008 Tieỏt 12 - Baứi 7 LIEÂN MINH CHAÂU AÂU (EU) Tieỏt 1: eu - lieõn minh khu vửùc lụựn nhaỏt theỏ giụựi I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được quá trình phát triển, mục tiêu và thể chế của khu vực EU. - Chứng minh được rằng. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sự khác biệt trong không gian kinh tế EU. 2. Kĩ năng Phân tích và khai thác được các kiến thức từ các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê có trong bài học. ii. thiết bị dạy học - Lược đồ quá trình phát triển của EU. - Các bảng số liệu, các biểu đồ trong sgk. III. HOạT động dạy học 1. Hỏi bài củ Không hỏi vì mới học bài thực hành 2. Định hướng bài học : GV bắt đầu từ việc đặt câu hỏi: Em có những hiểu biết gì về EU? Sau khi HS trả lời gv nhấn mạnh đến một số thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU như: Việc thiết lập thị trường chung, sử dụng đồng tiền chung (đồng euro), sản xuất thành công tên lữa đẩy Arian và máy bay E-bớt. Tiếp tục gv đặt vấn đề: Vì sao EU ngày càng nổi tiếng là khu vực có nhiều thành công trên thế giới? Sau đó gv gợi ý cho HS thấy rằng để trả lời được câu hỏi này cần phải tìm hiểu các vấn đề: + EU ra đời và phát triển như thế nào? + Ngày nay EU có vai trò như thế nào trên thế giới? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của EU Hình thức: Cả lớp GV yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 1 và hình 7.2 hãy cho biết: + Vì sao EU được thành lập ? + Hãy làm rõ các con số: 6 - 25 - 27 có ý nghĩa gì ? + Khái quát về quá trình phát triển và mở rộng EU. HS : Dựa vào thông tin ở mục 1 và hình 7.2 để trả lời câu hỏi. GV : Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Những con số này đánh dấu những mốc quan trọng quá trình phát triển và mở rộng EU. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và thể chế của EU Hình thức: Nhóm GV: yêu cầu các nhóm phân tích hình 7.3 và 7.4 và trả lời các câu hỏi sau: + Mục tiêu tối cao của EU là gì ? Nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu đó ? + Hãy nêu tên các cơ quan đầu nảo của EU ? Các cơ quan đầu não này có chức năng gì ? HS : Phân tích các hình, trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời. GV : Đề nghị đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, gv nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 3 : Tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới Hình thức: Nhóm GV Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau : - Nhóm 1, 2 : Dựa vào thông tin trong mục II.1, phân tích các bảng 7.1 và hình 7.5 hãy : Chứng minh rằng EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - Nhóm 3, 4 : Dựa vào thông tin ở mục 2, bảng 7.1 và hình 7.5 hãy: Nêu bật vai trò và chính sách của EU trong thương mại quốc tế. HS : Tiến hành trao đổi thảo luận để hoàn thành nội dung được giao và trình bày kết quả. GV : Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. GV bổ sung thêm sự khác biệt về kinh tế giữa các nước EU. - ở EU bên cạnh những khu vực có kinh tế phát triển mạnh, những vành đai công nghệ cao là những khu vực tăng trưởng kinh tế chậm và có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. - Sự cách biệt giữa những khu vực giàu nhất và những khu vực nghèo nhất là không nhỏ (chỉ số của khu vực giàu nhất đạt 187, chỉ số của khu vực nghèo nhất là 24, chỉ số trung bình của EU là 100). - Có sự cách biệt giưac các nước trong EU là do trình độ phát triển kinh tế của các nước trong EU còn có những khác biệt và những nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực lại không đồng nhất. I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Sự ra đời và phát triển a. Ra ủụứi - EU được thành lập để duy trì nền hoà bình và cải thiện điều kiện sống của người dân các nước Tây Âu sau chiến tranh. - Số lượng các nước thành viên tăng liên tục : Từ 6 nước khi mới ra đời, tăng lên 25 nước vào năm 2004 và hiện nay (1/2007) tổng số nước thành viên của EU là 27. b. Phaựt trieồn - EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí : Lên phía bắc (trong các năm 1973, 1995), sang phía Tây (năm 1986), xuống phía Nam (năm 1981), sang phía Đông (năm 2004, 2007) - Mức độ thống nhất, liên kết ngày càng cao: + Ban đầu chỉ liên kết kinh tế đơn thuần trong cộng đồng kinh tế châu Âu ( 1957) và trong cộng đồng châu Âu (1967). + Sau đó phát triển các liên kết toàn diện về kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh và nội vụ trong EU ( 1993). 2. Mục đích và thể chế a. Muùc ủớch (muùc tieõu) - Nhất thể hoá toàn diện EU ( kinh tế, chính trị, pháp luật, an ninh, đối ngoại, xã hội). - Nền tảng nhất thể hoá EU là 3 trụ cột : + Cộng đồng kinh tế châu Âu. + Liên minh về an ninh và đối ngoại. + Liên minh về pháp luật và nội vụ. b. Theồ cheỏ - Các cơ quan đầu não của EU : + Nghị viện châu Âu: + Hội đồng châu Âu + Hội đồng Bộ trưởng EU. + Uỷ ban châu Âu. + Toà án châu Âu. + Cơ quan kiểm toán. - Chức năng của các cơ quan trên là: Quy định pháp luật trực tiếp đối với các nước thành viên. II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 1. Trung tâm kinh tế thế giới - EU là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. - EU đứng đầu thế giới về quy mô GDP. (trên Hoa Kì và Nhật Bản). - EU chiếm 7,1% dân số và 2,2% về diện tích tự nhiên, nhưng chiếm tới 31% GDP và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới. 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới - EU đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu (chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới). - Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/ GDP đều đứng đầu thế giới (vượt trên cả Hoa Kì và Nhật Bản). - Chính sách của EU với WTO: không tuân thủ đầy đủ những quy định của WTO. Iv. Củng cố - đánh giá 1. EU hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày mục đích và thể chế của EU. 2. Hãy chứng tỏ rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.

File đính kèm:

  • docbai 7 EU hop tac cung phat trien.doc