Bài 8. LIÊN BANG NGA ( tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và giải thích được nền kinh tế của Liên Bang Nga qua các giai đoạn lịch sử và những thành tựu kinh tế đạt được từ sau năm 2000.
- Trình bày được những thành tựu của một số ngành chủ chốt của nền kinh tế Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ từ năm 2000 đến nay.
- Nét đặc trưng của một số vùng kinh tế của Liên Bang Nga.
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của Liên Bang Nga.
- Đọc tên các trung tâm công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm trên bản đồ kinh tế của LB Nga.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 8: Liên Bang Nga ( tiếp theo) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/1/2009.
Ngày dạy: 12/1/2009.
Lớp dạy: 11A, 11B.
Tiết theo phân phối chương trình: 20
Bài 8. LIÊN BANG NGA ( tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và giải thích được nền kinh tế của Liên Bang Nga qua các giai đoạn lịch sử và những thành tựu kinh tế đạt được từ sau năm 2000.
- Trình bày được những thành tựu của một số ngành chủ chốt của nền kinh tế Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ từ năm 2000 đến nay.
- Nét đặc trưng của một số vùng kinh tế của Liên Bang Nga.
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của Liên Bang Nga.
- Đọc tên các trung tâm công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm trên bản đồ kinh tế của LB Nga.
3. Thái độ:
- Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của LB Nga cho nền kinh tê XHCN cũ, trong đó có Việt Nam và cho nền hòa bình của thế giới.
- Tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị Việt – Nga trong thời đại mới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế LB Nga.
- Lược đồ công nghiệp, nông nghiệp LB Nga.
- Các bảng số liệu, các biểu đồ trong SGK, thông tin về kinh tế Liên Xô, hình ảnh một số hoạt động sản xuất kinh tế của LB Nga.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Sự phát triển thăng trầm của nền kinh tế Liên Xô trước đây và của Liên Bang Nga hiện nay.
- Công nghiệp là ngành chủ chốt của LB Nga, nông nghiệp phát triển, dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế LB Nga.
- Lãnh thổ được chia thành 4 vùng kinh tế, có vai trò và đặc điểm khác nhau.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: GV cho HS quan sát ảnh của thủ tướng Nga Vladimirovich Putin và hỏi học sinh đây là ai? Và hãy nêu những vai trò to lớn của ông hiện nay đối với LB Nga.
- GV: Vladimirovich Putin là nhà lãnh đạo tài ba của LB Nga với một loạt các biện pháp như : củng cố quyền lực của chính quyền trug ương, làm trong sạch bộ máy chính quyền, thực thi quyền tự do ngôn luận, trả hết nợ nước ngoài, tăng dự trữ quốc gia đã đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong thập niên 90 và đã có những biện pháp chiến lược để từng bước đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc trên thế giới.
- GV: nền kinh tế của Nga trước kia là Liên Xô đã trải qua thời kì hoàng kim nhưng từ sau nhưng năm 90 của thế kỉ XX sau khi Liên Xô sụp đổ thì nền kinh tế của LB Nga có nhiều biến động, khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây nền kinh tế LB Nga đã có những bước phát triển ổn định và đang đi lên để trỏe lại vị trí cường quốc trên thế giới. Tất cả những điều này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong tiết 2 hôm nay về kinh tế của LB Nga.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: cả lớp.
Tìm hiểu vai trò của LB Nga trong Lb Xô Viết trước đây.
- GV giới thiệu qua về quá trình thành lập của LB Xô Viết, sau đó yêu cầu HS dựa vào mục 1 trong SGK trang 67 trình bày vai trò của LB Nga đối với LB Xô Viết siêu cường.
- HS theo dõi nội dung và trả lời câu hỏi. Sau đó GV chuẩn hóa nội dung về vai trò của LB Nga đối với LB Xô Viết.
Hoạt động 2: cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trình bày đặc điểm của nền kinh tế LB Nga trong thập kỉ 90, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- HS trả lời câu hỏi. GV tổng kết và bổ sung.
- GV bổ sung: sau khi LB Nga thành lập, tình hình chính trị bất ổn định nghiêm trọng, lãng phí, công nghệ sản xuất cũ duy trì làm tiêu hao vốn đầu tư, nguyên liệu, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc vào cuối thập niên 80 và trong suốt thập niên 90.
Hoạt động 3: Theo cặp.
Tìm hiểu chính sách kinh tế của LB Nga từ năm 2000 đến nay.
- GV chia cặp, yêu cầu học sinh đọc mục 3 trong SGK trang 68 và điền thông tin vào phiếu học tập sau để hoàn thiện những thành tựu đã đạt được từ năm 2000 đến nay.
Đặc điểm
Nguyên nhân
- GV hướng dẫn và đôn đốc HS hoàn thiện phiếu học tập. Các cặp trình bày và bổ sung, GV tổng kết.
Hoạt động 4: Theo nhóm.
Tìm hiểu đặc điểm. tình hình các ngành kinh tế chủ chốt của LB Nga.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận và yêu cầu các nhóm hoàn thiện nội dung các phiếu học tập sau:
+ Nhóm 1 và 3 : Tìm hiểu đặc điểm của ngành công nghiệp.
1. Công nghiệp
- Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế: ..
- Cơ cấu ngành:...
.
- Các trung tâm công nghiệp chính:
.
+ Nhóm 2 và 5: Tìm hiểu đặc điểm của ngành nông nghiệp.
2. Nông nghiệp.
- Sản lượng: .....
- Các nông sản chính:
..
- Phân bố:..
+ Nhóm 4 và 6 : Tìm hiểu đặc điểm của ngành dịch vụ.
3. Dịch vụ
- Giao thông:.....
- Ngoại thương:
- Các trung tâm dịch vụ chính:
- GV đôn đốc và hướng dẫn các nhóm trả lời, hoàn thiện phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày và nhận xét. GV tổng kết, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 5: cả lớp
Tìm hiểu một số vùng kinh tế của LB Nga.
- GV hướng dẫn HS xác định ranh giới một số vùng kinh tế trên bản đồ, đọc mục III SGK để ghi nhớ đặc điểm của mỗi vùng. HS chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của mỗi vùng.
- GV tổng kết theo SGK.
Hoạt động 6: Cả lớp
Tìm hiểu quan hệ Nga-Việt trong tình
hình mới.
- Câu hỏi: Hãy kể một số công trình hợp tác hữu nghị Việt-Nga ( trước đây là Liên Xô). Nêu những đặc điểm mối quan hệ hữu nghị Việt-Nga trước đây, và mối quan hệ Nga-Việt trong tình hình mới ngày nay.
- HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV tổng kết và chuẩn hóa kiến thức.
- GV mở rộng thêm mối quan hệ Nga-Việt: Hơn nữa thế kĩ trước, 30/1/1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và xác lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Lịch sử cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây và với LB Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và sự biến động của lịch sử.
I. Quá trình phát triển kinh tế.
1. Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên Xô.
- LB Xô Viết từng là một trong những siêu cường trên thế giới.
- LB Nga đóng góp tỉ trọng lớn trong nền kinh tế LB Xô Viết: dầu mỏ chiếm 87,2%; gỗ, giấy và xenlulô chieemd 90%; lương thực chiếm 51.4%...
2. Thời kì đầy khó khăn và biến động
( thập kỉ 90 của thế kỉ XX).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, nợ nước ngoài lớn.
- Đời sống nhân dân có nhiều khó khăn.
- Tình hình chính trị, xã hội bất ổn định.
- Vị trí và vai trò của nước Nga trên trường quốc tế giảm.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc.
a. Đặc điểm
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định, năm 2000 đạt 10%.
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Xuất siêu tăng, dự trữ ngoại tệ lớn.
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
- Vị trí nâng cao trên trường quốc tế
( thành viên của G8).
b. Nguyên nhân
- Có những thay đổi về mặt nhân sự, chính sách và đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn.
- Lấy lại được niềm tin của nhân dân.
- Hoàn cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi.
II. Các ngành kinh tế
Thông tin phản hồi:
1. Công nghiệp
- Là ngành kinh tế xương sống của LB Nga.
- Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm các ngành truyền thống và hiện đại:
+ Các ngành truyền thống như: luyện kim, sản xuất giấy, bột, xenlulô, năng lượng.
+ Các ngành hiện đại: điện tử, tin học, hàng không,
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở phía Tây và Tây Nam của Nga: Mátxcơva, Xanh-pe-tec-pua, ni-dơ-ni Nô-gô-rôt, Ê-ca-tê-rin-pua
2. Nông nghiệp
- Sản lượng nông sản tăng nhanh: năm 2005 đạt 78.2 triệu tấn.
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: như lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, lợn, bò, cừu
- Sản xuất nông nghiệp tập trung phía Tây đồng bằng Đông Âu và một phần đồng bằng Tây Xibia.
3. Dịch vụ
- Giao thông phát triển đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, hàng không
- Ngoại thương: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, năm 2005 xuất siêu đạt 120 tỉ USD.
- Các trung tâm dịch vụ chính là : Matxcova và Xanhpetecpua.
III. Một số vùng kinh tế quan trọng.
SGK
IV. Quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới.
- Việt Nam và LB Nga đã có mối quan hệ truyền thống từ lâu đời.
- Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, quan hệ giữa VN và LB Nga được đẩy mạnh.
- Hợp tác điễn ra trên nhiều mặt và toàn diện.
V. CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nối đúng đặc điểm trong từng quá trình phát triển kinh tế của LB Nga.
Vị trí trên trường quốc tế giảm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm
Thập kỉ 90 thế kỉ XX
Dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 trên thế giới
Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,
tình hình xã hội bất ổn
Sản lượng công nghiệp
chiếm 20% thế giới
Từ năm 2000 đến nay
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:
Nội dung chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là:
A. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng kinh tế thị trường.
B. Ổn định đồng Rúp, nâng cao đời sống nhân dân.
C. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi dân tộc Nga.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Các ngành công nghiệp hiện đại đang được LB Nga tập trung phát triển là:
A. Điện tử, tin học, sản xuất máy bay. C. Hóa dầu, sản xuất máy bay.
B. Hóa chất, điện tử, tin học. D. Quân sự, điện tử-tin học.
Câu 4: Các nông sản nổi tiếng của LB Nga là:
A. Lúa mì, củ cải đường. C. Củ cải đường, lúa gạo.
B. Lúa mì, lúa gạo. D. Lúa mì, lúa mạch.
Câu 5. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của LB Nga trong giai đoạn hiện nay là:
A. Điện tử-tin học. B. Hàng xa xỉ. C. Nhiên liệu, năng lượng. D. Hàng tiêu dùng.
File đính kèm:
- NHat Ban.doc