Bài 8: LIÊN BANG NGA
Tiết 1: Tự Nhiên , Dân cư và Xã hội
I. MỤC TIÊU:
1, Về kiến thức
- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của LB Nga.
- Trình bày được đặc điểm tự nhien, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn cử chúng đối với sự phát triển kinh tế.
Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2, Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và phân tích đặc điể tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của Nga.
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 8: Liên Bang Nga - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD& đt Hà nội
Trường THPT Thường Tín
Giáo án
Địa lý 11
Họ và tên: Phạm Thuý Bình
Tổ: địa- thể dục
Trường : Trung học phổ thông thường tín
Năm 2009
Bài 8: Liên Bang Nga
Tiết 1: Tự Nhiên , Dân cư và Xã hội
I. Mục tiêu:
1, Về kiến thức
- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của LB Nga.
- Trình bày được đặc điểm tự nhien, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn cử chúng đối với sự phát triển kinh tế.
Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2, Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và phân tích đặc điể tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của Nga.
3, Thái độ
- Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới hai và tinh thần sáng tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga co kho tàng văn hoá chung của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học:
1, Chuẩn bị của Thầy:
- Bản đồ chính trị Thế gới
- Bẩn đồ tự nhiên Nga
- Phiếu học tập
- Phóng to bảng số liệu SGK
2, Chuẩn bị của Trò:
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1, ổn định lớp
2, Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội Đức?
- Nêu khái quát tình hình kkinh tế Đức?
3, Bài mới
GV giới thiệu vài nét về nước Nga:
Lãnh thổ rộng lớn nhất Thế giới,
trải dài trên hai châu lục,
đất nước của những câu chuyện cổ tích tuyệt diệu,
Người anh cả của chủ nghĩa xã hội
Nơi có mùa đông dài và lạnh giá nhất thế giới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
*GV: Giới thiệu vị trí của Nga trên BĐ thế giới
- CH 1: Nêu đặc điểm VTĐL và lãnh thổ của Nga? ( ở đâu trên BĐ thế giới, giáp với quốc gia nào, đại dương nào)
- HS:
* GVbổ sung: Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài xính đạo, giáp nhiều biển lớn....điều này có ả/h quan trọng
- CH 2: Đặc điểm VT và lãnh thổ trên có ả/h như thế nào đến sự phát triển KTXH của Nga?
* GV: Nga là cường quốc đánh cá trên TG. Nga có mùa đông dài và giá lạnh nhất TG: Năm 2007 nhiết độ hạ thấp xuống - 57 độ, băng giá bao phủ , không lò sưởi, không củi đốt, không nước uống, không đồ ăn, máy bay cứu tế cũng không thể hỗ trợ , nhiều người già và trẻ em chết vì đói rét.
* GV : Giới thiệu lãnh thổ Nga được phân chia thành 2 miền: Miền Đông và Miền Tây
- Yêu cầu h/s quan sát BĐ Địa hình và khoáng sản Nga trong SGK.
- Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung theo yêu cầu và điền vào phiếu học tập của mình
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm Địa hình của Nga và ả/h của nhân tố này tới sự phát triển KT-XH của Nga.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm Khóng sản và Rừng của Nga và ả/h của nhân tố này tới sự phát triển KT-XH của Nga.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm Khoáng Sản của Nga và ả/h của nhân tố này tới sự phát triển KT-XH của Nga.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm Sông ngòi của Nga và ả/h của nhân tố này tới sự phát triển KT-XH của Nga.
* GV: - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
- Nhận xét bổ sung, chuẩn kiến thức để H/s ghi vào phiếu học tập.
- CH 3: Tại sao khí hậu của Nga lại lạnh giá như vậy?
- HS: Giáp Bắc băng dương
- CH 4: Biển thường có tính chất diều hoà khí hậu làm cho khí hậu ấm áp, tại sao phía Đông của Nga giáp nhiều biển mà khí hậu lại khắc nghiệt hơn miền Tây?
- HS: Vùng biển lạnh, ả/h của dòng lạnh Xi- bia từ BBD
- CH 5: Tại sao Sông của Nga lại ít có giá trị kinh tế?
- HS: Phần lớn đóng băng về mùa đông
- CH 6: Khoáng sản phong phú bậc nhất nhưng tại sao việc khai thác sử dụng lại rất khó khăn?
* GV: - Mô tả các vành đai khí hậu , giải đáp các câu hỏi
- Mô tả cảnh quan vùng Xi- bia: vùng đầm lầy hoang dã, mùa đông tuyết phủ trắng xoá nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày người dân phải tích luỹ chất đốt( trong truyện Người thầy đầu tiên nhặt phân ngựa phơi khô) nhưng chỉ vào mùa đông việc đi lại ở cực Bắc mới thuận lợi. Thời chiến tranh việc bị đẩy ra vùng viễn đông đồng nghĩa với cái chết. Người Nga đã từng nghĩ tới việc dùng một tấm gương khổng lồ nhằm hấp thụ ánh sáng Mặt trời để sưởi ấm cho vùng đất này và để tăng diện tích đất canh tác
- CH 7: Hãy đánh giá ả/h của TNTN đến sự phát triển KT-XH?
- HS: Nguồn TNTN phong phú , đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn có giá trị kinh tế cao. Phần phía Đông khắc nghiệt hơn phần phía Tây.
Diện tích: 17 triệu km2
Dân số:143 triệu người ( 2005)
Thủ đô: Matxcơva
I. Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Diện tích lớn nhất Thế giới, trải dài trên hai châu lục từ Âu sang á( 3/4 lãnh thổ thuộc Châu á)
- Giáp 14 quốc gia
- Đường biển dài: BBD, TBD, Ban tic, Biển Đen, Ca-xpi
*TL: + Giao lưu KTXH với các nước trong khu vực và trên TG
+ Phát triển kinh tế biển
* KK: +Giao thông Đông - Tây
+ Khí hậu khắc nghiệt
+ An ninh quốc phòng
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
- Phần phía Tây:
+ Đại bộ phận là đồng bằng : Đb Đông Âu, ĐB Tây Xibia đất màu mỡ
* Phát triển cây lương thức thực phẩm và chăn nuôi.
+ Phía băc ĐB Tây Xi bia :chủ yếu là đầm lầy
* KK phát triển Nông nghiệp
+ Dãy núi U-ran: ranh giới 2 miền, 2 châu lục.
- Phần phía Đông:
Phần lớn là núi và cao nguyên
*Không phát triển NN
2. Khí hậu
- 80% lãnh thổ nằm ở vành đai ôn đới
- Phần phía Tây có khí hậu ôn hoà
-Phía Bắc có khí hậu cận cực lạnh giá
- Phí Nam có khí hậu cận nhiệt
* Khí hậu đa dạng, nông sản phong phú
*Mùa đông dài và lạnh giá KKcho sinh hoạt và sản xuất
3. Sông ngòi
- Có nhiều sông lớn:Von-ga, o-pi,Iênít-xây
- Hồ lớn: Bai can
* ít có giá trị kinh tế: chỉ có giá trị về giao thông, thuỷ điện ở phía Đông
4. Khoáng sản và Rừng
- Khoáng sản phong phú: Than, sắt, dầu,kim loại màu....tập trung ở phía Đông và núi U-ran
- Rừng lớn nhất TG: chủ yếu là rừng Tai ga( Lá kim).
* Nguồn TNTN phong phú , đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn có giá trị kinh tế cao. Phần phía Đông khắc nghiệt hơn phần phía Tây.
* GV: Cho h/s quan sát bảng số liệu về dân số của Nga
- CH 8: Nhận xét đặc điểm dân cư của Nga và ả/h của yếu tố này đến sự phát triển KT=Xh của nga?
+ : Kiểu dân số
+ Dân tộc
+ Mật độ
+ Sống chủ yếu ở đâu( Đô thị hoá)
+ Phân bố
*GV: Vùng Xi- bia: 0,4-0,8người/ km2
- CH 9 : Tại sao dân cư của Nga lại phân bố không đều
- HS: Do sự khác biệt về ĐKtự nhiên
- CH 10: dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình về Nga, hãy nêu đặc điểm xã hội của Nga?
*GV: Đặc điểm Tự nhiên và Xã hội có ả/h quan trọng đến sự phát triển KT-XH của Nga
III, Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Đông dân, thứ 8 trên Tg
- Đang già đi
- Đa dân tộc: Hơn 100 dân tộc: Nga, Tác- ta. Chu- vát...
- Mất độ dân số thấp: 8,4 người/km2
- Phân bố không đều
- Sống chủ yếu ở TP nhỏ, trung bình
* Lực lượng lao động lớn
* Thiếu lao động trong tương lai
2. Xã hội
- LĐ có trình độ cao
- Có nhiều công trình Văn hoá, KHKT lớn
*Thuận lợi để phát triển KT-XH: Phát triển các thành tựu KHKT, thu hút đầu tư nước ngoài
* Xung đột dân tộc
4. Củng cố: Hãy nêu một số nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc nổi tiếng của Nga
5. Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Phiếu học tập
Yếu tố
Đặc điểm
ảnh hưởng
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Khoáng sản
Rừng
Tiết 2: Nền Kinh tế Liên bang Nga
I Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nga
- Phân tích ình hình phát triển một số ngành kinh tế chủ chốt của Nga và sự phân bố của công nghiệp
- Nêu đặc trưng một số vùng kinh tế của Nga: Vùng trưngn ương, trung tâm đất đen. U- ran, Viễn đông
- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Nga và Việt Nam
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng BĐ( lược đồ) để phân tích đặc điểm một số ngành, một số vùng kinh tế của Nga
- Phân tích, tư lliệu, số liệu. Biêủ đồ về tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga
3. Về thái độ:
Khâm phục tinh thần lao động sáng tạo và sự đóng góp của Nga cho nền kinh tế của các nước XHCN trước đây và cho nền hoà bình TG. Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác với Nga
II. Đồ dùng dạy học
1, Chuẩn bị của Thầy:
- BĐ kinh tế chung của Nga
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế Nga
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của Trò:
- Tìm hiểu bài
- Hình ảnh kinh tế Nga
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm tự nhiên của Nga và ả/h của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế Nga
- Nêu đặc điểm dân cư, Xã hội Nga và những ả/h?
3.Bài mới
GV giới thiệu bài mới: Nga là một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng nhưng cũng có nhiều khó khăn như phần lớn lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu cận cực, mùa đông quá dài và giá lạnh, dân cư đông nhưng đang già đi. Vậy không hiểu người Nga đã tận dụng lợi thế cũng như khắc phục khó khăn như thế nào để phát triển kinh tế, vì sao các cường quốc kinh tế Tg như Hoa kỳ, Nhật luôn phải để ý đến Nga?
Hoạt động của Thày và Trò
Nội dung ghi bảng
* GV: Yêu cầu H/S nghiên cứu SGK tại chỗ sau đó trả lời câu hỏi sau:
- CH 1: Quá trình phát triển kinh tế của Nga trải qua mấy thời kỳ? Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong từng thời kỳ?
- HS: 3 thời kỳ:
+ Trong liên bang Xô viết cũ
+Thập niên 90 của thế kỷ 20
+Khôi phục kinh tế
- GV viết 3 thời kỳ lên bảng
- CH 2:Dựa vào bảng số liệu SGK hãy chứng minh Nga là trụ cột trong LB Xô viết?
- HS: Luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm Công- Nông nghiệp. VD - Đóng vai trò chính tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc
- HS nêu biểu hiện:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm
+Sản lượng các ngành kinh tế giảm
+ Đời sống nhân dân gặp khó khăn
+ Vị trí vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm
+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn
- CH 3: Nga đã sử dụng biện pháp nào để khôi phục lại vị trí cường quốc?
Kết quả đạt được?
-CH 4 : Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Nga thông qua Biểu đồ hình 8.6 SGK trang 68
- HS: Giai đoạn 1990- 1998 GDP không tăng mà còn giảm( Thâm hụt ngân sách) ngày càng trầm trọng. Từ năm 1999 GDP đã tăng lên rất nhanh nhưng tốc độ chưa ổn định
- GV: Chính người Nga cũng còn bàng hoàng về sự khủng hoảng và cũng chính họ không khỏi bất ngời khi trong một thời gian ngắn đã có thể trả hết nợ và trở lại vị trí cường quốc. Điều này có lẽ cần phải nói đến vai trò của ông Pu- tin. Trước kia chẳng có nổi bánh mì, khăn mặt, kem đánh răng còn ngày nay hàng hoá tràn ngập thị trường.
Tuy nhiên Nga vẫn còn phải đối diện với những khó khăn như: Sự phân hoá giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám, lao động đang già hoá, bạo lực xã hội.
Vậy sức mạnh kinh tế của Nga nằm ở ngành kinh tế nào?
* GV: Yêu cầu HS nêu đặc điểm nổi bật của các ngành kinh tế Nga: Vị trí, các ngành chính, phân bố
- CH 5: Tại sao công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ chốt của Nga?
_ HS: Nga có lợi thế để phát triển: nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất cũ.
* GV: Yêu cầu HS quan sát SGK trang 71 cho biết tên các vùng kinh tế chính và các ngành kinh tế chủ yếu của mỗi vùng
I, Quá trình phát triển kinh tế
1. Liên bang Nga trong liên bang Xô viết cũ
LB Nga là trụ cột của LB Xô viết
2. Thập niên 90 của thế kỷ XX
Thời kỳ đầy khó khăn, biến động
3. Đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a, Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường
- Mở rộng ngoại giao
- Coi trọng Châu á
- Nâng cao đời sống nhân dân
- Khôi phục lại vị trí cường quốc
b, Những thành tựu đạt được
- Thoát khỏi khủng hoảng
* Kết quả:
+ Sản lượng các ngành kinh tế tăng
+ Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4
+ Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài
+ xuất siêu
+ Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
+ Vị trí của Nga tăng: nằm trong nhóm G8
II Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Là ngành kinh tế xương sống
- Cơ cấu ngày càng đa dạng: Cn truyền thống và CN hiện đại
+ Cn mũi nhọn: dầu khí, nang lượg, luyện kim, chế tạo máy
+ Hiện nay tập trung phát triển Cn hiện đại: Điện tử, tin học
- Phân bố: Phía Tây và phía Nam
2.. Nông nghiệp
- Nga có quỹ đất lớn
- Sản phẩm ; Lương thực, cây Cn, đấnh cá
3. Dịch vụ
- NGa có cơ sở hạ tầng tốt : mạng lưới GTVT đường ống, đươnngf sắt, xe điện ngầm
- Kinh tế đối ngoại tăng
- Trung tâm loqns ; Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua
III. Một số vùng kinh tế quan trọng
- Vùng Trung ương
- Vùng Trung tân đất đen
- Vùng U- ran
- Vùng viễn Đông
IV. Quan hệ Nga- Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Đối tác chiến lược
- Quan hệ trên nhiều mặt
4. Củng cố : Nêu các ngành CN nổi bật của Nga trước đây
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài thực hành
Tiết 3: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố Nông nghiệp của Liên bang Nga
I Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga từ sau năm 2000.
- Dựa vào bản đồ ( Lược đồ), nhận xét được sự phân bố của sản xuất nông nghiệp.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ
- Phân tích, tư lliệu, số liệu.
- Nhận xét trên lược đồ( bản đồ).
II. Đồ dùng dạy học
1, Chuẩn bị của Thầy:
- BĐ kinh tế chung của Nga
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế Nga
2. Chuẩn bị của trò
- Đồ dùng thực hành.: Thước vẽ
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày quá trình phát triển kinh tế của Nga, các vùng kinh tế chính?
3. Bài mới
GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự thay đổi GDP của Nga qua các năm, nhận xét:
- Xác định kiểu biểu đồ: BĐ hình cột hoậc dạng đường
- Nhận xét:
+ Trước năm 2000 GDP của Nga liên tục giảm với tốc độ nhanh do nền kinh tế Nga bị khủng hoảng
+ Từ năm 2000 GDP của Nga không ngừng Tăng lên do Nga đã đưa ra chiến lược kinh tế mới.
2. Tìm hiểu sự phân bố Nông nghiệp: GV phân công theo bàn , yêu cầu HS tìm hiểu và điền vào bảng theo mẫu
- Nhóm 1: Xho biết sự phân bố một số cây trồng chính của Nga. Tại sao phân bố ở đó?
- - Nhóm 2 : Xho biết sự phân bố một số vật nuôi chủ yếu của Nga. Tại sao phân bố ở đó?
Đối tượng
Phân bố
Nguyên nhân
Một số cây trồng
- Luá mì
ĐB Đông âu, ĐB Tây Xi- bia
Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà
- Củ cải đường
Tây nam của ĐB đông Âu
đất đai màu mỡ, khí hậu cận nhiệt
Một số vật nuôi
- Bò
Phía Đông và Phía Nam
Khí hậu ấm áp
- Lợn
Phía Đông và phía Nam
Khí hậu ấm áp
- Cừu
Phía Đông và phía Nam
Khí hậu ấm áp
- Thú có lông quý
Đông bắc Xi-bia
Hoang vắng
3. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi sau đó bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới.
Bài 9:Nhật bản
Tiết1:Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức:
- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản
- Trình bày đặc điểm tự nhên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế
- Trình bày và giải thích được tình hình kinhtế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên
- Nhận xét các tư liệu, số liệu.
- Nhận xét trên lược đồ( bản đồ).
3. Về thái độ
Có ý thức học tập người Nhật bản trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
II. Đồ dùng dạy học
1, Chuẩn bị của Thầy:
- BĐ các nước trên TG
- BĐ tự nhiên Nhật bản
- Tháp dân số Nhật
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của trò
- Tìm hiểu về đất nước Nhật
- Đồ dùng để thảo luận nhóm
- Tranh ảnh về Nhật
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày quá trình phát triển kinh tế của Nga, các vùng kinh tế chính?
3. Bài mới
GV giới thiệu vài nét về đất nước Nhật:
Đất nước mặt trời mọc
Xứ sở hoa anh đào
Quê hương của trà đạo
Người phụ nữ được coi là biểu tượng của phụ nữ TG
Đặc biệt ở nơi đây nếu một ngày không thấy động đất thì người dân sẽ cảm thấy nhớ . Vì sao vậy? Là vì đặc điểm tự nhiên của Nhật và cũng chính đặc điểm tự nhiên như vậy đã khiến cho đời sống xã hội của Nhật cũng khá đặc biệt.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
* GV:- Cho HS quan sát BĐ tự nhiên Nhật Bản, giới thiệu lại các quy ước trên BĐ về màu sắc
- Chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm
- CH1: Quan sát Lựơc đồ tự nhhiên Nhật Bản và điền vào phiếu học tập số 1những đặc điểm tự nhiên nổi bật và những ả/h của chúng tới sự phát triển KT-XH?.
- HS: Thảo luận nhóm tại chỗ.
* GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét bổ sung, chuẩn kiến thức để HS ghi vào phiếu học tập.
- CH 2: Đặc điểm này có điểm giống với quốc gia nào?
- HS: Hoa kỳ
* GV: Trong lịch sử Nhật chỉ một lần duy nhất bị xâm chiếm và đã đầu hàng vô điều kiện:HK ném bom năm 1945
- CH 3: Khó khăn trực tiếp ?
- HS:Thiếu đất, đi lại
* GV: Thiếu đất nên người Nhật phải canh tác trên độ dốc 15 độ, chi phí sản xuất rất tốn kém
Cùng với địa hình đồi núi , trong lòng đất của Nhật có tới hơn 80 núi lửa đanh hoạt động và hàng nghìn trận động đất mỗi năm
- CH 4: Khí hậu Nhật thay đổi như thế nào theo lãnh thổ?
- HS: Thay đổi theo hướng B-N
*GV: Do đặc điểm này mà ở Nhật lễ hội Hoa Anh Đào diễn ra trên cả nước rất trang trọng và hân hoan: Hoa Anh đào nở rộ từ Nam lên Bắc, hàng ngày Hoa nở đến tỉnh nào sẽ được thông báo trên truyền hình và cả nước sẽ chào đón. Khi Hoa nở ở ToKyô thì sẽ là ngày chính hội. Mọi người đượpc ngjhỉ lamg , đến công viên cùng thưởng thức Hoa.
- CH 5: Đánh giá chung về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nhật?
- HS: Nghèo tài nguyên, khó khăn cho phát triển KT-XH.
S: 378 nghìn km2
Dân số:127,7 triệu người( 2005)
Thủ đô: Tôkyô
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Nằm ở Bắc á, ven bờ Thái bình Dương
- Lãnh thổ gồm 4 đảo lớn hình cánh cung
=> Thuận lợi:
+Tránh ả/h của các cuộc chiến tranh, phát triển kinh tế biển
=> Khó khăn: thiên tai
2. Địa hình
- Chủ yếu là đồi núi
- Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
=>Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất Nông nghiệp ( Thiếu đất canh tác)
3. Khí hậu
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều
+Phía Bắc: Ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh
+ Phía Nam: Cận nhiệt
=> Khí hậu đa dạng, nông sản phong phú. Phía Bắc gặp khó khăn do lạnh và tuyết.
4. Sông ngòi
- Ngắn dốc
=> Thiếu nước canh tác, có giá trị về thuỷ điện
5. Biển
- Đường biển dài , khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng vịnh
=>Xây dựng Hải cảng, nuôi trồng thuỷ Sản
- Vùng Biển nhiều cá => Tạo ra nhiều ngư trường đánh bắt lớn
6. Khoáng sản
Nghèo khoáng sản, chỉ có Than đá, cu
=> Thiếu nguyên liệu cho sãnuất Công nghiệp
`
* GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và quan sát Bảng số liệu về tình hình biến động dân số của Nhật.
- CH 6: Dân số Nhật có đặc điểm nổi bật nào? ả /h đến sự phát triển KT-XH?
* GV : Người dân Nhật cần cù và tiết kiệm nhất TG, tiế kiệm cđã trở thành phưong châm làm giàu của người Nhật.
Người Nhật cũng rất khiêm nhường, ham học hỏi tôn trọng lao động: quốc vương Nhâth cũng trồng lúa trong Hoàng cung, tự tay gặt hái để làm lễ cơm mới trong năm .
ở bất cứ nhà hàng , xí nghiệp nào chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh người Nhật chào cờ và hát bài ca ngợi nơi làm việc
Người phụ nữ Nhật vốn được coi là biểu tượng của nguời phụ nữ TG về tính nhẫn nhịn, chiều chồng, hiện nay đã được cải thiện vị trí trong xã hội nhưng cũng chính vị vậy mà họ không còn thiết tha với việc lập gia điình và sinh con làm cho Tg của Nhật giảm nghiệm trọng trong những năm qua.Nhật trở thành quốc gia có tuổi thọ tung bình cao nhất TG (81 tuổi)
Do tình hình dân số như vậy, hiện nay chính phủ Nhật đang xem xét chính sách nhập khẩu lao động có chọn lọc
II.Dân cư
- Đông dân
- Dân sống tập trung ở các Thành phố ven biển.
- Tg thấp, đang giảm chỉ còn 0,1%
- Người dân Nhật: cần cù chăm chỉ,hiếu học...
=> Dân số Nhật đang già đi, có nguồn lao động chất lượng cao nhưng thiếu lao động trong tươnng lai.
- CH 7 : Từ sau chiến tranh TG II đến nay nền kinh tế Nhật trải qua mấy giai đoạn phát triển và đặc điểm từng thời kỳ?
* GV: Trở thành sự phát triển thần kỳ nhất trong Tg tư bản.
- CH 8: Nhờ đâu Nhật đạt được sự phát triển thần kỳ như vậy?
- HS : nêu
* GV: Phân tích vai trò của việc trú trọng hiện đại hoá Sản xuất, tăng vốn
Mặc dù sa sút nhưng nền kinhtế Nhật vẫn giữ vị trí thứ 2 trên TG.
III. Tình hình phát triển kinh tế
- Sau chiến tranh TGII: Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng.
- Năm 1952: khôi phục nền kinh tế
- 1955- 1973: Phát triển với tốc độ nhanh
- 1973- 1980: tốc độ tăng trưởng giảm
- Hiện nay:Thứ hai TG về kinh tế.
4. Củng cố: Bài tập 3 SGK trang 78
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm Tự nhiên
Yếu tố
Đặc điểm
ảnh hưởng
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Khí hậu
- Sông ngòi
- Khoáng sản
- Biển
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS cần:
1, Về kiến thức:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn- su và Kiu xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2, Về kỹ năng:
- Sử dụng BĐ( Lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
- Phân tích các bảng biểu, nêu các nhận xét.
3, Về thái độ:
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lý ở nước ta hiện nay.
II. Thiết bị dạy học:
1, Chuẩn bị của Thầy:
- BĐ kinh tế Nhật
- Tranh ảnh minh hoạ
2, Chuẩn bị của Trò:
- Chuần bị bài trứôc khi đến lớp
- Đồ dùng để thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy học
1, ổn định lớp
2, Bài mới:
GV giới thiệu bài mới: Nhật Bản nghèo tài nguyên, thường xuyên có động đất sóng thần
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
File đính kèm:
- LB Nga Tiet 1.doc