Tiết 4 THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Rèn luyện được các kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
- Nhận thức rõ ràng cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các tài liệu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình đề cập đến sự phát triển của các ngành CN hiện đại, các hội nghị về môi trường, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức có quy mô thế giới, các hiệp hội mang tính khu vực.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tiết 4: Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26/09/2007
Tiết 4 Thực Hành
tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
I/ Mục tiêu bài học
Biết được những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Rèn luyện được các kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Nhận thức rõ ràng cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt.
II/ Chuẩn bị
1. Giáo viên
Các tài liệu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình đề cập đến sự phát triển của các ngành CN hiện đại, các hội nghị về môi trường, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức có quy mô thế giới, các hiệp hội mang tính khu vực.
2. Học sinh
Nghiên cứu trước về bài học.
Thu thập các tài liệu liên quan.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy học
Mở bài: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa để sau này xây dựng đất nước.
Hoạt động: Nhóm
Bước 1:
Học sinh đọc bài thực hành.
GV nêu lên mục đích yêu càu của tiết thực hành.
GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về 1 cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển.
Bước 2:
HS đọc kiến thức các ô trong SGK, dựa vào các tài liệuu tham khảo, kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền KT TG.
Các kết luận phảo được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề câph đến.
Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức.
Kết luận 1.
Kết luận 2.
Kết luận 3.
Kết luận 4.
Kết luận 5.
Kết luận 6.
Kết luận chung về cơ hội đối với các nước đang phát triển.
Kết luận chung về thách thức đói với các nước đang phát triển.
Bước 3:
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn kiến thức.
IV. Đánh giá:
Trắc nghiệm:
Câu 1:
Động lực chính của sự phát triển KT TG trong những thập kỉ đầu của TK 21 là:
Những thành tựu về KHKT.
Những thành tựu về di truyền.
Những thành tựu về KHCN.
Những thành tựu về Y học.
Câu 2:
Cuộc khủng hoảng KTTC ở Châu á xẩy ra vào cuối TK 20:
ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
ảnh hưởng đến Châu á và một vài nước lân cận.
ảnh hưởng đến toàn bộ nền KTTG.
Không ảnh hưởng đến sự phát triển KTTG.
Tự luận:
Hãy tìm ví dụ để chứng minh trong thời đại ngày nay KH&CN đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống KTTG.
IV. Hoạt động nối tiếp:
Về nhà mỗi HS hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 đến 200 từ với tiêu đề: “Một số đặc điểm về nền KTTG”.
File đính kèm:
- tiet 4.doc