Tiết:11
BÀI 7: HOA KÌ ( tiếp theo)
THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ về sản xuất các loại nông sản chính, các ngành công nghiệp chủ yếu của HK.
- Biết và giải thích được sự khác nhau trong phân bố sản xuất công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ Hoa Kì và những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng: Cũng cố kĩ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa các ngành kinh tế và điều kiện phát triển.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 11, 12, 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:11
Bài 7: Hoa Kì ( tiếp theo)
Thực hành:
Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ về sản xuất các loại nông sản chính, các ngành công nghiệp chủ yếu của HK.
- Biết và giải thích được sự khác nhau trong phân bố sản xuất công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ Hoa Kì và những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng: Cũng cố kĩ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa các ngành kinh tế và điều kiện phát triển.
II. đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Hoa Kì.
- Bản đồ các trung tâm công nghiệp Hoa Kì.
- Bản đồ nông nghiệp HK.
IV. Tiến trình dạy học.
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm các ngành kinh tế chủ yếu của Hoa Kì.
3. Bài mới.
HĐ 1: GV cho HS nội dung, yêu cầu của bài thực hành.
1: Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp.(nhóm)
GV cho HS lập bảng theo mẫu trong SGK trang 45.
Bước 1:
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: Quan sát bảng 7.7 SGK và kiến thức đã hoc, trao đổi nhóm đe hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Điền vào bảng sự phân bố của cây lương thực.
+ Nhóm 2: Điền vào bảng sự phân bố của cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Nhóm 3: Điền vào bảng sự phân bố của gia súc.
Bước 2: GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức đúng.
Nông
sản chính
Vùng
Cây lương thực
Cây công nghiệp và cây ăn quả
Gia súc
Phía Đông
Trung tâm
Các bang phía Bắc
Các bang ở giữa
Các bang phía Nam
Phía Tây
Mục II. Phân hoá lãnh thổ công nghiệp.
HĐ 2:Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Nhóm).
Bước 1:GV cho HS lập mẫu theo SGK trang 46. GV chia HS ra thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ:
Quan sát hình 7.8 và kiến thức đã học, trao đổi nhóm để hoàn thanh nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1: Điền vào bảng sự phân bố của các ngành công nghiệp truyền thống.
+ Nhóm 2: Điền vào bảng sự phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.
Bước 2.
GV yêu cầu HS trao đổi kết quả làm việc giữa các nhóm cho nhau, các nhóm cùng nhiệm vụ góp ý cho nhau. Gv chuẩn kiến thức.
Các ngành công
Nghiệp chính
Vùng Đông Bắc
Vùng phía Nam
Vùng phía Tây
Các ngành công nghiệp truyền thống truyền thống
Luyện kim, cơ khí, hoá chất, dệt,thực phẩm, đóng tàu, sản xuất ô tô
Cơ khí, đóng tàu, dệt
Đóng tàu
Các ngành công nghiệp hiện đại
điện tử
Hoá dầu,chế tạo tên lữa, máy bay, điện tử
Điện tử, sx máy bay
Bước 3: GV cho HS giải thích nguyên nhân của sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của HK.
GV chuẩn kiến thức:
-Vùng Đông Bắcđược khai thác sớm và có nhiều khoáng sản nên đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Các khoáng sản ở đây chủ yếu là than đá, quặng sắt. Công nghiệp được hình thành sớm nên phần lớn gồm các ngành truyền thống: Luyện kim, sản xuất ô tô, hoá chất, dệt, cơ khí.
Vùng Tây và Nam phát triển sau nên có các ngành công nghiệp hiện đại. Vùng này có nhiều dầu mỏ, khí đốt, kim loại màu thuận lợi cho phát triển các ngành cơ khí, điện tử, hoá loc dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin
3. Củng cố và đánh giá
- HS tự đánh giá kết quả làm bài.
- GV chấm bài của HS.
Ký duyệt tuần.Ngày thángnăm
Tổ trưởng chuyên môn:
Tiết:12
Bài 9: Liên minh châu âu (eu)
EU- Liên minh khu vực lớn nhất thế giới.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần trình bày được quá trình phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.
- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
2. Kĩ năng: Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ có ở sgk.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ quá trình phát triển EU.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết quả thực hành bài 12.
3. Bài mới: GV định hướng bài học bằng cách đưa một số hình ảnh, biểu tượng của EU cho học sinh nhận biết, sau đó giới thiệu sơ qua những thành tựu mà EU đã đạt được và gợi ý đi vào bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1:Giáo viên giao cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh làm bài tập với nội dung như sau: Dựa vào kênh hình ở mục" Sự ra đời và phát triển của EU" để nêu lên những đặc điểm khái quát cơ bản về sự phát triển của EU.
Mở rộng không gian địa lí: lên phía Bắc(73,85) sang tây(1986) Nam(81) Đông(04)
GV đưa ra một số câu hỏi nâng cao, mở rộng.
Câu 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết ý nghĩa của các con số: 6-15-25-27?
- Dựa vào nội dung SGK ở muc I, em hãy nêu những mốc quan trọng trong quá trình mở rộng và liên kết EU?
- Tại sao nói, mức độ liên kết ngày càng tăng?
Từ liên kết đơn thuần trong EEC< và EU đến liên kết toàn diện về kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh, nội vụ.
HĐ 2: Mục đích và thể chế
Gv sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với đàm thoại gợi mở . GV đề nghị HS dựa vào kênh chữ, phân tích tình hình và sau đó trả lời cácc câu hỏi sau:
Mục tiêu tối cao của EU là gi? Nêu các cơ quan đầu não của EU? Chức năng của các cơ quan đầu não?
HĐ 3:
Bước 1.
Chia lớp thành các nhóm nhỏ( đánh số thứ tự :1,2,3,4 ) Giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể.
-Nhóm 1,3: Dựa vào nội dung bài học ở phần II ,bảng 7.1 và hình 9.5 để chứng tỏ EU là 1 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Nhóm 2,4: Dựa vào nội dung SGK phầnII, bảng 7.1 và hình 9.5 nêu bật vai trò của EU trong thương mại quốc tế.
Bước 2. Đại diện nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận.
Bước 3. GV chốt kiến thức.
Biểu hiện sự khác biệt giữa các vùng:
. Có những khu vực phát triển mạnh, năng động có những khu vực ngành đai công nghệ cao.
. Có những khu vực kinh tế tăng trưởng chậm, khó khăn về kinh tế.
Chỉ số cách biệt 187-100-24
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển EU.
a.Sự ra đời:
- Với mong muốn duy trì hoà bình và cải thiện đời sống nông dân, một số nước, có ý tưởng xây dựng một châu âu thống nhất.
1957: Sáu nước đã thành lập cộng đồng kinh tế châu âu. Tiền thân của liên minh châu âu ngày nay.
b.Sự phát triển:
- Số lượng thành viên của EU tăng liên tục.
- EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí.
- Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.
2. Mục đích và thể chế.
- Mục đích:
- Tạo ra một khu vực tự do liên thông hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn trong các nước thành viên trên cs tăng cường sự liên kết kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại
- Thể chế:
+ Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế chính trị do các cơ quan đầu não của EU đưa ra.
+ Các cơ quan quan trọng nhất:
Quốc hội Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu Châu, cơ quan kiểm toán CÂ, sở kinh tế xã hội CÂ.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
1. EU- một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới: EU, Hoa kỳ, Nhật Bản. chiếm 31% tổng giá trị kinh tế thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới..
- GDP năm 2004 vượt Hoa Kì, Nhật Bản
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Là nước dẫn đầu thế giới về thương mại vượt Hoa kỳ Nhật bản( 37% xuất khẩu thế giới).
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt Hoa Kì và Nhật bản.
- Là bạn hàng lớn nhất của các nước thế giới thứ 3.
4. Củng cố và đánh giá: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi1,2, ở sgk.
Ký duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
Tiết:13
Bài 9: Liên minh châu Âu (tiếp theo)
EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung Châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung Ơrô.
- Chứng minh rằng sự hợp tác, liên kết của các nước thành viên EU đã đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước thành viên..
- Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU.
2. Kĩ năng:
- Khai thác được thông tin từ các lược đồ, hình vẽ có trong bài.
- Phân tích được các nội dung có trong lược đồ, hình vẽ như hình 9.6, 9.7.
II. Đồ dùng dạy học:
Các lược đồ phóng to theo sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích của việc hình thành thị trường chung Châu Âu.
2 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
HĐ 1:
Giáo viên đề nghị cho sinh cả lớp cùng đọc kĩ nội dung của mục"Bốn mặt của tự do lưu thông" và trả lời câu hỏi sau:
Nội dung cơ bản của bốn mặt tự do lưu thông là gì?
Hỏi: Việc thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển EU?
HĐ 2:Tìm hiểu về ơrô- đồng tiền chung của EU.
Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh nhận xác định các mốc quan trọng của liên minh tiền tệ châu âu.
- Giáo viên hỏi:
Em hãy cho biết lợi ích cơ bản khi EU đưa vào đồng tiền chung.
Giáo viên đưa một số dẫn chứng làm rõ hơn lợi thế của việc sử dụng đồng tiền chung Ơrô.
Lợi ích cơ bản khi sử dựng đồng tiền chung châu Âu.
- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu.
- Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
HĐ 2: Cá nhân
Học sinh tiếp tục làm và cá nhân để tìm hiểu" sự hợp tác và liên kết EU trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ".
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 9.6 và 9.7 để hoàn thành nội dung của bảng sau:
Các dự án hợp tác
Nội dung
Các bên tham gia
Lợi ích
Tên lữa đẩy A-rian
Máy bay E-bớt
Dường hầm Măng -sơ
HĐ 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu nội dung của khái niệm liên kết vùng.
- Nêu lợi ích của liên kết này đem lại?
GV gợi ý:
Việc liên kết vùng có ý nghĩa:
- Tăng cường quá trình kiên kết và nhất thể hoá ở EU.
- Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chungtrong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.
- Tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
Hỏi: Liên kết Maxơ-Rainơ chủ yếu trong những lĩnh vực gì:
I. Thị trường chung châu âu.
1. Bốn mặt của tự do lưu thông.
a, Tự do di chuyển
b, Tự do lưu thông dịch vụ
c, Tự do lưu thông hàng hoá
d, Tự do lưu thông tiền vốn
2. Ơrô - Đồng tiền chung của EU.
- Từ 1-1-99 11 nước EU đã bắt đầu sử dụng đồng Ơrô như là đồng tiền chung của EU.
- Từ 2002 phần lớn các nước thành viên EU đã sử dụng Ơrô là đồng tiền chung thay thế cho các đồng tiền quốc gia.
II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
1. Sản xuất máy bay E-bớt.
- Dự án Arian: sản xuất vệ tinh nhân tạo, tên lửa.
- Dự án Ebơt: sản xuất máy bay do Đức, Pháp, Anh sáng lập.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ: Nối Anh và Pháp.
III. EUroregio: Liên kết vùng ở châu âu.
1.Kháiniệm EUroregio:
Là liên kết vùng ở châu Âu, chỉ một khu vực biên giới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau đã được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
2. Liên kết vùng Masơrainơ
- Vùng biên giới Hà Lan- Bỉ -Đức
Liên kết trong các lĩnh vực: Việc làm, văn hoá, giáo dục, vv
3.Củng cố và đánh giá: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3,sgk
Ký duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
File đính kèm:
- t 11+12+13.doc