Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 18, 19, 20

 Tiết:18

LIÊN BANG NGA

TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triên kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 18, 19, 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:18 Liên bang nga Tự nhiên, dân cư và xã hội I. Mục tiêu : Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Học sinh biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triên kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga. - Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga. 3. Thái độ. Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi ách phát xít Đức trong chiến tranh thế giớithứ hai và tinh thần sáng tạo và sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hoá chung của thế giới. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ ĐLTN Nga. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ phân bố dân cư, bảng số liệu về tài nguyên khoáng sản và dân số của Nga. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài làm thực hành của một số học sinh. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ (GV- Lớp) - GV thông báo cho HS cả lớp 1 số số liệu về độ lớn của LBN: Diện tích, đường biên giới, số múi giờ, số nước láng giềng sau đó GV yêu cầu học sinh quan sát hình 8.1 đọc đủ tên 14 nước láng giềng , tên một số biển, đại dương bao quanh nước Nga. -Hỏi: Với vị trí địa lí như trên Nga có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? HĐ 2: Điều kiện tự nhiên (Nhóm) GV chia HS thành nhiều nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên LB Nga và nội dung SGK để trả lời câu hỏi của nhóm mình và điền vào Phiếu học tập. Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm về địa hình và ảnh hưởng của yếu tố này tới sự phát triển kinh tế. Nhóm 2: Tìm hiểu về khoangsanr và rừng. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố này. Nhóm 3: Tìm hiểu về khí hậu và sông ngòi. Phân tích ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố này. -Sau khi hoàn thành, các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét ý kiến của HS và chốt nội dung chính. GV hỏi thêm ở phần này các câu hỏi mở rộng kiến thức: - Tại sao các sông ở miền Đông không có giá trị về giao thông mà chỉ có giá trị thuỷ điện? - Tại sao tài nguyên của miền Đông khá dồi dào nhưng hiện nay nền kinh tế của vùng này còn chậm phát triển hơn các vùng khác trong cả nước? GV nên sưu tầm và đưa một số hình ảnh về thiên nhiên của Nga cho HS quan sát ví dụ hình ảnh về rừng Tai -ga, các đầm lầy. Phiếu học tập. Tên nhóm: Thời gian: 5 phút. Yêu cầu: Dựa vào bản đồ tự nhiên LB Nga, nội dung SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố Đặc điêm ảnh Hưởng Địa hình Khoáng sản Khí hậu Sông hồ Rừng HĐ 3: Cặp đôi. Tìm hiểu: Một quốc gia đông dân, tiềm lực khoa học lớn. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích bảng 8.2 và hình 8.3 để rút ra những nhận xét về sự biến động và xu hướng phát triển dân số của Nga. Hệ quả của sự thay đổi đó. Dân số suy giảm từ 1991 - Nguyên nhân: Biến động chính trị à suy giảm kinh tế à dân số giảm. - Cho HS sử dụng lược đồ phân bố dân cư (H8.4)để đưa ra nhận xét các vùng đông dân các vùng thưa dân. Giải thích? Hỏi : Sự phân bố dân cư không đều giữa miên Tây và Đông gây nên những khó khăn gì cho phát triển kinh tế của LB Nga? Em hãy kể tên các thành tựu văn hoá, khoa học của Nga: Gợi ý: -Kiến trúc: Cung điện mùa đông (xanh), CĐ Kremli, nhà hát lớn, nhà thờ Ba ngôi sao, Làng Lê- nin, Quảng trường đỏ(Matxcôva) Vườn mùa hè, bảo tàng Puskin Hỏi: Với tiềm lực khoa học lớn đã tạo nên những thuận lợi gì để phát triển kinh tế của LB Nga? Gợi ý: Đây là yếu tố thuận lợi giúp LB Nga tiếp thu các thành tựu khoa học củathế giới và thu hút đầu tư nước ngoài. I. Vị trí địa lí và lãnh thổ. - Nga có diện tích: 17,1tr km2-lớn nhất thế giới. - Nằm ở Đông Âu và Bắc á, giáp 14 quốc gia và nhiều biển, đại dương. àlãnh thổ rộng lớn: Có thuận lợi để giao lưu với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên. II. Điều kiện tự nhiên. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố Đặc điểm ảnhhưởng Địa hình Cao phía đông, thấp phía tây. Tây: Đb xen đồi thấp. Phía đông Núi và cao nguyên. -Phát triển lương thực, chăn nuôi. Hiểm trở, giao thông khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế. Khoáng sản Phong phú, đa dạng:Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, kali trữ lượng lớn. Phát triển công nghiệp đa ngành. Khí hậu Chủ yếu là ôn đới lục địa Phát triển cơ cấu cây trông vật nuôi ôn đới. Sông hồ Nhiều sông, hồ lớn Giá trị thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi. Rừng Diên tích và trữ lượng đứng đầu thế giới. Phát triển nghề rừng, chế biến lâm sản. III. Dân cư - xã hội 1. Dân cư - Là nước đông dân thứ 8 thế giới (2005). - Gia tăng tự nhiên âm (-0,7%) - Là quốc gia có nhiều dân tộc, 80% người Nga - Tỉ lệ dân thành thị: 70% * Phân bố: - Mật độ : 8,4 người/km2 - Dân cư tập trung ở phía tây. 2. Xã hội - Nga có tiềm lực khoa học và văn hoá với nhiều kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới. - Là nước đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản. - Là nước đầu tiên đưa con người lên vũ trụ. - Là nước phát minh ra 1/3 số bằng phát minh, sáng chế của thế giới trong thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX. - Tỉ lệ học vấn cao, 99 % dân số biết chữ. 3. Củng cố và đánh giá: GV cho HS trả lời các câu hỏi sau sách giáo khoa 1,2 ,3. * Các thông tin bổ sung: Nga giáp 14 nước: Nauy, Phần lan, Balan, Mông cổ, Triều tiên, Trung quốc, Extônia, Latvia, Litva, Bêlarút, Ucaina, Agecbaigal, Cadăcxtan, Grudia. - Than:7000 tỉ tấn- 40% thế giới- 90% phia Đông - Dầu mỏ: thứ 2 thế giới sau TCĐông(23%tg),khí đốt:33%-thứ 1 thế giới - Nước Nga có 2,5 tr dòng sông, các sông lớn gồm: Ô-bi:4100km Vôn-ga:3700 Lê-na: 2800 km; Ênitxây: 4700 km; A-mua: 2800 km. Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn Tiết:19 Liên Bang Nga ( tiếp theo) Kinh tế I. Mục tiêu : Sau bài học này HS cần: 1.Kiến thức: Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của LB Nga. - Làm rõ được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga qua các giai đoạn lịch sử. - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hoá lãnh thổ kinh tế của LB Nga. - Nêu đặc trưng một số vùng kinh tế của LB Nga: Vùng trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông. - Hiểu quan hệ đa dạng giữa LB Nga và Việt Nam 2. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của LBN để thấy được sự thay đổi kinh tếcủa LB Nga. 3. Thái độ: Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của nhân dân Nga trong những năm trước đây cho nền kinh tế của các nước XHCN , trong đó có Việt Nam và cho nền hoà bình của thếgiới. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế chung LB Nga III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các tiềm năng của LBN để phát triển kinh tế. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: tìm hiểu mục1: LB Nga từng là trụ cột của LB Xô viết trước đây. GV giới thiệu tóm tắt về sự thành lập của LB Xô viết. Sau đó cho HS phân tích bảng 8.3 để thấy được vai trò của Nga trong việc tạo dựng Liên xô trở thành cường quốc. Hoạt động 2: GV cho hs làm việc theo nhóm nhỏ. đọc và phân tích bảng số liệu 8.4 để thấy vai trò của Nga trong liên bang Xô viết, sau đó rút ra nhận xét kết luận. - GV giảng giải về quá trình thành lập cộng đồng các quốc qia độc lập. Hỏi: nguyên nhân tại sao nền kinh tế LB Nga rơi vào khó khăn, khủng hoảng sâu năm 1991? Hoạt động 3: GV-Lớp GV làm việc với hs cả lớp để phân tích các nguyên nhân dẫn đến những thành tựu kinh tế của LB Nga . Phân tích vai trò quyết định của đường lối, chính sách phát triển KT-XH đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân với hình 8.6, nhận xét về sự phát triển kinh tế của Nga? Hoạt động 4. Tìm hiểu các ngành kinh tế. (Cặp đôi) Bước 1: Gv yêu cầu từng nhóm cặp đôi đọc phần 3- SGk , làm việc với bảng số liệu 8.4, hình 8.8 Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp về: - Các ngành CN - Phân bố Bước 3. GV chuẩn kiến thức. Quan sát lược đồ công nghiệp Nga, nhận xét sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải của Nga, giải thích? - GV cho HS đọc nội dung phần 2 để trả lời câu hỏi: LB Nga đã đạt được những thành tựu gì trong sản xuất nông nghiệp? Sau đó cho HS quan sát lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của LB Nga trong SGK để trình bày đặc điểm phân bố một số nông sản. - GV cho hs tiếp tục làm việc theo nhóm cặp đôi, đọc mục 3 và tóm tắt những đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ LB Nga. - Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đa dạng các nghành kinh tế. Hoạt động 5. Các vùng kinh tế quan trọng của LB Nga (Nhóm). Bước1. GV chia lớp thành 4 nhóm. Có hai nhóm có nhiệm vụ giống nhau. Nhóm 1,2: So sánh diện tích. Dân số, các đặc trưng kinh tế của vùng Trung Ương và vùng U-ran. Nhóm 2,4: So sánh vùng trung tâm đất đen với vùng viễn Đông. Bước 2. HS trình bày kết quả thảo luận. Bước 3. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 6. Quan hệ Việt-Nga trong bối cảnh quốc tế mới (Cá nhân). Gv đưa ra câu hỏi: Em hãy nêu những dẫn chứng cụ thể thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt- Nga ? GV gợi ý : Các công trình thuỷ điện nào ở nước ta được Nga giúp đỡ xây dựng? I. Quá trình phát triển kinh tế 1. Nga đã từng là bộ phận trụ cột của LB Xô viết . - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. - Liên Xô từng là nước có nền kinh tế siêu cường. - Nhiều ngành công nghiệp vươn lên nhất nhì thế giới. - Sản lưọng công nghiệp chiếm 20% gia trị sản lượng của thế giới. Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng nền kinh tế Liên Xô cũ. 2. Thời kì đầy khó khăn, biến động( Thập kỉ 90 của thế kỉ XX) -Thập kỉ 90 của thế kỷ XX: Liên Xô khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. - Năm 1991: Cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời. (SNG) Nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng. - Tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành giảm. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn III. Nền kinh tế đang đi lên lấy lại vị trí cường quốc. 1. Chiến lược kinh tế mới. + Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, nâng cao đời sống nhân dân. + Mở rộng ngoại giao. + Coi trọng hợp tác với châu á trong đó có Việt Nam. + Tiến trở lại vị trí cường quốc kinh tế. 2. Thành tựu. + Tình hình chính trị, xã hội ổn định. + Sản lượng các ngành kinh tế tăng. + Dự trữ ngoại tệ lớn, nợ nước ngoài. + Đời sống nhân dân được cải thiện. III. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp là xương sống của nền kinh tế LB Nga Các ngành truyền thống: - Khai thác dầu - Năng lượng,chế tạo máy, luyện kim đen, khai thác kim loại màu, gỗ, bột giấy. Các ngành hiện đại - Điện tử, máy tính,máy bay thế hệ mới,vũ trụ, nguyên tử, quân sự 2) Nông nghiệp. - Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn. - Từ năm 2002, sản lượng các nông sản tăng mạnh. Phân bố: Cây lương thực: ĐB Đông Âu, Nam ĐB Tây Xiabia. Cừu: Nam Xia bia. Bò, lợn: Đb Đông âu 3)Dịch vụ. - Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển. Gồm: đường bộ, sắt, ống, hàng không vv -Kinh tế đối ngoại: +Kim ngạch ngoại thương những năm gần đây tăng liên tục. + Nguyên liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. - Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển mạnh. - Các dịch vụ khác cũng đang phát triển mạnh. 4. các vùng kinh tế quan trọng của LB Nga. ( SGK) IV. Quan hệ Việt- Nga trong bối cảnh quốc tế mới. - Hiện nay quan hệ Việt Nga được nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích của cả hai bên. - Việt- Nga đã có mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, toàn diện. - Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt- Nga đạt 3,3 tỉ đô-la Mĩ hiện nay. 3. Củng cố và đánh giá: GV chốt lại những ý chính trong bài. Thông tin phản hồi phiếu học tập (HĐ 4) Ngành công nghiệp Vai trò Phân bố Các ngành truyền thống: - Khai thác dầu - Năng lượng,chế tạo máy, luyện kim đen,khai thác kim loại màu,gỗ, bôt giấy -Đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác(2006). Là ngành mũi nhọn. -Là các ngành công nghiệp nổi tiếng của LB Nga Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xia-bia, dọc trục giao thông. Các ngành hiện đại - Điện tử, máy tính,máy bay thế hệ mới,vũ trụ, nguyên tử, quân sự Có khả năng cạnh tranh cao, là sức mạnh của nền kinh tế Nga. Các thành phố lớn như: Xanh-pê- tec-bua, Mat-xcơ-va. Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn Tiết:20 Liên bang Nga ( tiếp theo) Thực hành Tìm hiểu sự thay đổi GDP và sự phân bố nông nghiệpcủa Liên bang Nga I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức: - Biết phân tích bảng số liệu để thấy sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga sau năm 2000. - Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp LB Nga - Nhận thức được LBN vẫn là cường quốc kinh tế . 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ . - Phân tích số liệu để nhận xét, giải thích. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế LBN. - Biểu đồ GV chuẩn bị trước theo bảng số liệu 10.6, 10.7. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các thành tựu của ngành công, nông ngiệp Liên Bang Nga 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Hoạt động1: GV giới thiệu nội dung thực hành cho HS. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cả lớp vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kê trong sgk theo tình tự các bước. Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm nhỏ vẽ biểu đồ và phân tích, trao đổi các nhận xét đối với các số liệu đã thông tin, báo cáo. - HS vẽ biểu đồ đường, thể hiện GDP bình quân đầu người - Sau khi hoàn thành GV cho HS trình bày trước lớp, mỗi nhóm gọi một đại diện. - GV sữa chữa, nhận xét đánh giá. - Sau tiết học nếu HS làm chưa xong thì tiếp tục hoàn thiện ở nhà. I. Nội dung - Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người và giá trị xuất nhập khẩu của LB Nga. - Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp LB Nga II. Hướng dẫn: 1. Vẽ biểu đồ: - Đối với bảng 8.5 vẽ biểu đồ đường. Nhận xét, giải thích. - Nhận xét sự thay đổi qua thời gian của các giá trị có trong bảng tăng hay giảm. - Liên hệ kiến thức đã học để tìm kiếm kiến thức giải thích sự tăng giảm đó. 2.Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp LB Nga III.Tổ chức thực hành. 1. Cá nhân tự làm bài thực hành vào vở. 2. Các kiến thức cần đạt. - Về biểu đồ: + Đảm bảo chính xác về đơn vị, các thông tin trên biểu đồ, tính thẩm mĩ, tên biểu đồ. - Nhận xét: + GDP/ người: Từ 1990 trở về trước: Tăng nhanh và ở mức khá cao(dẫn chứng). Sau 1990: Giảm sút nhanh (dẫn chứng). Từ 2001 đến 2004: Tăng nhanh và đều qua các năm( dẫn chứng) - Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp LB Nga 3. Củng cố và đánh giá: - GV gọi HS lên và yêu cầu HS tóm tắt các bước cơ bản của bài thực hành. - GV chốt lại các trình tự làm bài thực hành. 4. Hướng dẫn học ở nhà: Học sinh tiếp tục hoàn thiện ở nhà. Ký duyệt Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • doctuan 18-20.doc