Tiết:2
BÀI 3: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:2
Bài 3: xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Thái độ
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội tại địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Các nước trên thế giới
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới (GV dùng kí hiệu thể hiện vị trí các nước của các tổ chức liên kết kinh tế trên nền bản đồ Các nước trên thế giới)
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Đàm thoại gợi mở
? Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Nguyên nhân?
HĐ 2: Nhóm
Chia lớp làm 4 nhóm, trong mỗi nhóm chia thành nhiều nhóm nhỏ 4 – 5 HS. Mỗi nhóm nghiên cứu một biểu hiện của toàn cầu hóa – liên hệ Việt Nam.
- Nhóm 1: Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Nhóm 2: Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Nhóm 3: Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Nhóm 4: Vai trò của các công ti xuyên quốc gia
Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của các công ti xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
HĐ 3:
GV yêu cầu HS nêu ngắn gọn khái niệm toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại, đầu tư, thị trường tài chính quốc tế và vai trò của các công ti xuyên quốcgia.
HĐ 4: Nhóm/cặp đôi
GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi:
? Toàn cầu hóa kinh tế tác động tich cực, tiêu cực gì tới nền kinh tế thế giới? Giải thích?
Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 5: Cả lớp
GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu:
- Sử dụng bảng 3.2, so sánh dân số, GDP giữa các khối; rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các khối với nền kinh tế thế giới.
- Quan sát, chỉ trên bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết kinh tế khu vực.
- Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực liên kết với nhau?
HĐ 6: Cả lớp
Khu vực hóa có những mặt tích cực nào, đặt ra thách thức gì cho mỗi quốc gia?
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Toàn cầu hóa kinh tế
* Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
- Nhu cầu phát triển của từng nước
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
* Biểu hiện:
a. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
b. Đầu tư nước ngoài tăng trường nhanh
c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn với nền kinh tế thế giới.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa
a. Mặt tích cực
- Sản xuất: thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trường kinh tế toàn cầu
- Khoa học – công nghệ: đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Hợp tác quốc tế: tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
b. Mặt tiêu cực
- Khoảng cách giàu nghèo: ngày càng tăng, chênh lệch càng lớn giữa các tầng lớp trong xa hội, cũng như giữa các nhóm nước.
- Số lượng người nghèo trên thế giới ngày càng tăng.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
a. Các tổ chức lớn:
NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
b. Các tổ chức liên kết tiểu vùng:
Tam giác tăng trưởng Xingapo – Malaixia – Inđônêxia, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu...
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
a. Mặt tích cực
- Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phảttiển kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
b. Thách thức
- ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ.
4. Củng cố và đánh giá:
1. FDI tăng nhanh nhất vào các nước:
a. Nhóm nước phát triển b. Nhóm nước đang phát triển
c. Nhóm nước công nghiệp hóa d. Nhóm nước nghèo nhất
2. Điền vào ô trống chữ B tương ứng với biểu biện của toàn cầu hóa kinh tế, chữ H – những ý thể hiện hệ quả
-Thương mại quốc tế phát triển mạnh
-Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng cường xu hướng toàn cầu
-Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ
-Các công ti xuyên quốc gia có nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế.
-Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước
-Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
-Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
-Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
Ký duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
File đính kèm:
- t2.doc