Tiết:21
NHẬT BẢN (T1)
TỰ NHIÊN - DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I . MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài h/s cần:
1 . Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được nhưỡng thận lợi khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được những đặc điểm dân cư và những tác động của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Hiểu và giải thích được tình hình kinh tế NB từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 cơ bản tuần 21, 22, 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:21
nhật bản (t1)
Tự nhiên - dân cư Và tình hình phát triển kinh tế
I . Mục tiêu: Sau khi học xong bài h/s cần:
1 . Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được nhưỡng thận lợi khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được những đặc điểm dân cư và những tác động của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Hiểu và giải thích được tình hình kinh tế NB từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
2 . Kĩ năng:
Có kĩ năng đọc BĐ tự nhiên NB vàphân tích các bảng số liệu, biểu đồ.
3 .Thái độ: Có thái độ học tập tốt , học tập người NB trong lao động, học tập, thích ứng với những vấn đề của tự nhiên và sáng tạo con đường phát triển thích hợp với hoàn cảnh. Qua đó góp phần xây dựng đất nước.
II . Đồ dùng dạy học:
Các lược đồ, bảng số liệu sgk, một số bài báo, BĐ tự nhiên NB, BĐ Châu á.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: chấm vở thực hành một số em.
2 . Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1:
* GV hướng dẫn học sinh cả lớp quan sát BĐ các nước Châu á, BĐ tự nhiên Nhật Bản, lược đồ tự nhiên Nhật Bản sgk trả lời các câu hỏi?
? Nêu đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và lãnh thổ của NB?
? Nhận xét những tác động của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế NB?
? Nêu những mặt thuận lợi của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế NB?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh cả lớp quan sát BĐ tự nhiên NB và lược đồ Sgk hãy nêu các đặc điểm về: Địa hình núi, đồng bằng?
* GV hướng dẫn HS làm việc với sgk và BĐ tìm trên BĐ các hướng gió theo mùa của NB, các vĩ độ đi qua lãnh thổ của NB và cho biết đặc điểm của khí hậu NB?
? Tại sao sông ngòi của NB lại có trữ lượng thuỷ điện khá lớn?
? Những khó khăn lớn nhất về tự nhiên của NB đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là gì?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ phân tích bảng 11.1 rút ra nhận xét về xu hướng, diễn biến dân số của Nhật Bản?
- HS đọc ô thông tin và trả lời :
? Dân số già đang gây ra những hậu quả gì cho KT XH ở NB?
- 94 % thanh niên NB tốt nghiệp THPT , 505 thanh niên trong độ tuổi từ 20-30 tuổi học xong đại học
? Với những đặc điểm nêu trên dân cư lao động Nb có tác động như thế nào đến nền kinh tế NB?
* GV kể cho HS nghe về một số mẫu chuyện về dân cư NB thể hiện rỏ đức tính cần cù có tinh thần trách nhiệm cao, ham học. Sau đó GV yêu cầu HS khái quát đặc điểm dân cư NB?
Hoạt động 4:
* GV giới thiệu qua về đất nước NB sau chiến tranh TG II: kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng: đất nước bị tàn phá, đói kém, lạm phát, thất nghiệp.
Đến năm 1952 kinh tế NB đã được khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
? Nguyên nhân nào làm cho đất nước NB khôi phục nền kinh tế nhanh chóng như vậy?
* GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi quan sát hình biểu đồ GV đã chuẩn bị trước về tốc độ phát triển kinh tế của NB và nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của NB từ năm 1950 đến năm 1973?
? Tại sao một nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau CT TG II nền kinh tế NB lại có bước phát triển thần kì như vậy?
? Cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng gì đối với sự phát triển kinh tế NB?
* GV hướng dẫn HS làm việc với sgk hãy:
? Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế NB?
?Trước tình hình đó chính phủ NB đã có những biện pháp gì để khôi phục nền kinh tế?
* GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi phân tích bảng 11.2 nhận xét về tốc độ tăng GDP của NB từ năm 1990-2005?
Gv gọi HS trả lời sau đó GV gảng giải về tình hình kinh tế NB hiện nay
I. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lí
- Đất nước quần đảo nằm trong khu vực Đông á cách không xa lục địa Châu á, kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung gồm 4 đảo lớn và 3900 đảo nhỏ.
- Dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thê giới bằng đường biển. Trong lịch sử Nhật Bản không hề bị một đế quốc nào xâm lược, nhưng lại tiếp thu KH- CN muộn hơn so với các nước ở Châu Âu.
Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi chạy dọc theo lãnh thổ khó khăn cho khai thác lãnh thổ, đồng bằng nhỏ hẹp chỉ chiếm 10% lãnh thổ cả nước.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực có KH gió mùa: phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt --khả năng để phát triển nhiều nông sản.
- Sông ngòi nhiều nhưng ngắn và dốc.
- Bờ biển dài và khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp
- Khoáng sản nghèo nên Nhật Bản có nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp.
- Thiên tai xảy ra thường xuyên: động đất núi lửa và sóng thần.
II. Dâncư.
1. Dân đông, cơ cấu dân số già.
- Dân đông: Dân số đông đứng thứ 8 trên thế giới, tốc độ gia tăng dân số giảm dần ( 2005 chỉ đạt 0,1%), tỉ lệ người già ngày càng tăng.
- Chi phí phúc lợi xã hội cao, thiếu lao động
- Cơ cấu dân số có sự thay đổi
- Sự phân bố dân cư không đều:
2. Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học
- Nhật Bản đầu tư lớn cho giáo dục; người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học, có tính kỉ luật cao.
=> Nhật Bản có đội ngũ lao động lành nghề trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên Thế giới. Tuy nhiên cũng gây ra một số kho khăn cho đất nước thếu lực lượng lao động trẻ trong tương lai.
III. Tình hình kinh tế.
* Các giai đoạn phát triển kinh tế NB sau chiến tranh TG II đến nay:
- Sau chiến tranh TG II kinh tế NB suy sụp nghiêm trọng đất nước bị tàn phá, đói kém, lạm phát, thất nghiệp.
- Năm 1952 - 1973 giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế NB
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đến năm 1973 GDP gấp 20 lần so với năm 1950.
Nguyên nhân:
+ Chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn, mua bằng sáng chế làm cho công nghiệp có sức cạnh tranh lớn.
+ Tập trung cao độ vào ngành kinh tế then chốt.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
- Sau năm 1973 kinh tế NB Kinh tế NB suy giảm:
Nguyên nhân:Do hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
- Chiến lược kinh tế sau năm 1974
Đầu tư phát triển KH KT và công nghệ, phát triển các ngành đồi hỏi nhiều chất xám
- Kinh tế NB hiện nay: Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhưng NB vẫn là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
3 . Củng cố và đánh giá: - Bài này các em cần nắm được NB là đất nước nhiều quần đảo thiên nhiên đầy thử thách , dân cư cần cù có tinh thần trách nhiệm cao và những tác động của các đặc điểm đó đối với sự phát triển đất nước.
Ký duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
Tiết:22
nhật bản
kinh tế
I . Mục tiêu: Sau khi học xong bài h/s cần:
1 . Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế chủ chốt của NB(vị trí công nghiệp NB trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới)
- Hiểu và giải thích được các đặc điểm chủ yếu của ngành dịch vụ, nông nghiệp.
- Phân tích tình hình phát triển và phân bố các cây trồng chủ yếu và đánh bắt hải sản. So sánh được các đặc điểm nổi bất của các vùng kinh
2 . Kĩ năng:
-Có kĩ năng đọc BĐ kinh tế NB, khai thác và xử lí một số thông tin từ các bảng số liệu,ô kiến thức.
-Phân tích được trên bản đồ sự phân bố nông nghiệp NB, có kĩ năng đọc BĐ kinh tế NB, khai thác và xử lí một số thông tin từ các bảng số liệu, biểu đồ.
3 .Thái độ:
Có thái độ học tập tốt , học tập người NB biết vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế. Từ đó liên hệ để thấy đựơc sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lí của nước ta hiện nay.
II . Đồ dùng dạy học:
Các lược đồ, bảng số liệu sgk, BĐ kinh tế NB.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ
2 . Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở đầu mục II trả lời câu hỏi sgk:
? Là một nước nghèo KS nhưng tại sao Nhật Bản lại có đầy đủ các ngành CN?
? Tại sao công nghiệp NB lại giảm bớt các ngành công nghiệp truyền thống, chú trọng các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám?
? Dựa vào bảng 9.4 nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp NB hiện nay?
? Tại sao ngành luyện kim và hoá dầu phát triển mạnh?
CN hướng vào ngành kĩ thuật cao dựa trên ưu thế nổi bật về đặc điểm dân cư .
? Dựa vào hình 9.5 nêu nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của NB?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc thông tin sgk nhận xét tình hình phát triển và vai trò của thương mại Nhật Bản?
? Xác định các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của NB?
? Các bạn hàng chính của NB?
? Em có hiểu biết gì về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và NB?
Mua các xí nghiệp đâng gặp khó khăn của các nước đang phát triển, mua các phát minh khoa học trên thế giới, mua hầm mỏ ở các nước đang phát triển, mua bất động sản ở Hoa Kì, lâu đài khách sạn ở Châu Âu, thiết lập ngân hàng cho vay nặng lãi ở nước ngoài và trở thành chủ nợ lớn nhất Thế giới(12/15 ngân hàng lớn nhất TG). Lũng đoạn các công ti và các ngân hàng của Hoa Kì và các nước phương Tây. Không một mãnh đất nào thoát khỏi con mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.
* GV hướng dẫn HS chỉ trên bản đồ các cảng quan trọng như Cô-bê, I-cô-ha-ma.
? Giải thích vì sao giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với NB?
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk tìm hiểu về đặc điểm nông nghiệp NB?
? Giải thích tại sao nông nghiệp của Nhật Bản chỉ giữ vai trò thứ yếu?
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi phân tích điều kiện để phát triển nông nghiệp của Nhật Bản?
? khó khăn lớn nhất hiện nay của nông nghiệp Nhật Bản là gì?
? Giải thích tại sao diện tích trồng lúa gạo lại giảm?
Hoạt động 4: Hs hoàn thành phiếu Ht sau
Các vùng
Đặc điểm tự nhiên
Hôn-su
Kiu-xiu
Xi-cô-cư
Hô -cai -đô
I. Các ngành kinh tế
1.Công nghiệp.
* Cơ cấu công nghiệp:
Cơ cấu ngành đa dạng có đầy đủ các ngành công nghiệp kể cả những ngành không thuận lợi về tự nhiên.
* Tình hình phát triển:
- Giảm bớt các ngành công nghiệp truyền thống, chú trọng các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xámvà công nghệ cao như:
- CN chế tạo chiếm 40% giá trị CN chế tạo ra một số khối lượng hành hoá lớn không những trang bị máy móc cho nền kinh tế Nb mà còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
- Sản xuất điện tử là một ngành mũi nhọn của CN NB đứng nhất nhì thế giới.
* Phân bố :
Tập trung vùng ven biển ở những vùng có điều kiện thuận lợi gần cảng biển.
2. Dịch vụ
- Chiếm 68% giá trị GDP
- Đứng thứ 4 về thương mại
- Là nước có ngành tài chính ngân hàng đứng đầu thế giới
- GTVT biển có vai trò quan trọng
3. Nông nghiệp
a. Đặc điểm.
* Điều kiện phát triển nông nghiệp:
- Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu
-Phát triển nông nghiệp thâm canh, ứng dụng nhanh khoa học kĩ thuật.
- Tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế ngày càng giảm.
b. Trồng trọt.
* Trồng trọt đóng vai trò chủ yếu chiếm 80% giá trị sản xuất nông nghiệp.
* Lúa gạo là cây trồng chủ yếu chiếm 50% diện tích canh tác.
* Ngoài ra còn một số loại cây khác như chè, thuốc lá, dâu tằm. đang được chú trọng phát triển.
c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Ngành chăn nuôi tương đối phát triển. CCác vật nuôi chính là bò, lợn, gà...
* NB là nước đứng đầu thế giới về sản lượng đánh bắt hàng năm chiếm khoảng 15% của Thế giới
* Nghề nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển
II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 hòn đảo lớn
SGK
3 .Củng cố và đánh giá: Bài này các em cần nắm được các giai đoạn phát triển của nền kinh tế NB và sự phát triển kinh tế thần kì của đất nước này sau chiến tranh Thế giới lần II. Vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế Nhật Bản và trên Thế giới. Đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp nông nghiệp , dịch vụ của NB.
Ký duyệt
Tổ trưởng chuyên môn
Tiết:23
thực hành
Phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật bản
I . Mục tiêu: Sau khi thực hành xong h/s cần:
1 . Kiến thức
Hiểu được các đặc điểm của hoạt động kinhtế đối ngoại của NB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế
2 . Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích thông tin
II . Đồ dùng dạy học:
Các bảng số liệu sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành ở nhà.
2 . Bài mới:
Hoạt động của thầyvà trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1:
w GV ghi nội dung của bài thực hành. Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài thực hành
w GV hướng dẫn làm bài thực hành cho cả lớp
1. Phân tích bảng số liệu vẽ biểu đồ.
Dựa vào bảng 9.5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm vẽ biểu đồ.
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột. Trục tung biểu hiện giá trị tỉ USD.
Trục hoành biểu hiện năm.
Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu.
* Nhận xét biểu đồ:
- Giá trị xuất khẩu qua các năm, giá trị nhập khẩu qua các năm.
- Cán cân thương mại:
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB và điền vào bảng.
Hoạt động
Đặc điểm
TĐ đến sự phát triển kinh tế
Xuất khẩu
Nhập khẩu
FDI
ODA
Các HĐ khác
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS làm việc.
* Làm việc cá nhân: Vẽ biểu đồ như đã hướng dẫn.
GV gọi 2 em lên bảng vẽ và hướng dẫn để cả lớp cùng vẽ.
* Hoạt động nhóm: GV chia thành 2 nhóm lớn một nhóm làm việc với các ô kiến thức ở mục Hoạt động thương mại của NB. Nhóm khác làm việc với các ô kiến kiến thức ở mục đầu tư trục tiếp ra nước ngoài.
Mỗi nhóm lớn chia ra nhiều nhóm nhỏ đọc thông tin ở các ô kiến thức ở các ô chử cần thiết trao đổi và rút ra kết luận và điền vào phiếu học tập.
HS: Làm việc theo nhóm.
GV: Đôn đốc và giúp đở học sinh làm việc theo nhóm.
* GV yêu cầu HS nhận xét phần vẽ biểu đồ của các bạn. GV nhận xét.
* GV gọi các nhóm trình bày phiếu học tập của nhóm mình.
w GV gọi bất kỳ một thành viên nào của nhóm trình bày.
w Thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
w GV nhận xét đánh giá sự làm việc của mổi nhóm.
w GV yêu cầu HS cả lớp cùng so sánh và nhận xét và thống nhất ý kiến.
w Cá nhân làm việc dựa trên những kiến thức các nhóm đã phân tích .
w GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
I. Yêu cầu của bài thực hành.
Phân tích vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thông qua số liệu đã cho.
II.Hướng dẫn:
1. Vẽ biểu đồ.
Dựa vào bảng 9.5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm vẽ biểu đồ.
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột.
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB.
III. Tiến hành.
1. Phân tích bảng số liệu vẽ biểu đồ.
* Vẽ biểu đồ cột :
Trục tung biểu hiện giá trị xuất nhập khẩu tỉ USD.
Trục hoành biểu hiện năm.
Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu.
* Nhận xét biểu đồ:
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB.
- Đặc điểm của xuất và nhập khẩu.
+ Xuất khẩu :
Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng.
Thị trường mở rộng nhất là ở các nước phát triển, tiếp đến là các nước đang phát triển và sau cùng là các nước NIC.
+ Nhập khẩu.
Chủ yếu nhập khẩu các nguyên liệu công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng.
+ FDI Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước.
+ ODA: Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của NB vì thế xuất khẩu của NB tăng nhanh ở các nước NIC, ASEAN tăng nhanh.
+ Các hoạt động khác.
3 .Củng cố và đánh giá: Bài thực hành này các em cần nắm được đặc điểm của hoạt động kinhtế đối ngoại của NB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế
Tiết 24: kiểm tra 1 tiết
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh trong quá trình học tập.
- Đánh giá việc rèn luyện một số kỹ năng cơ bản.
- ý kiến tự giác, trung thực của học sinh trong kiểm tra thi cử.
II/ Đề ra:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1: Ranh giới giữa phần phía Tây và phần phía Đông Liên Bang Nga là:
A. Sông Ô - bi. B. Sông Ê - nít – xây.
C.Dãy núi U – ran. D. Sông Von – ga.
Câu 2: Khí hậu của Nhật Bản có đặc điểm là:
A. Mùa đông dài, lạnh và có tuyết rơi, mùa hạ nhiều mưa. B. Mùa đông ngắn và lạnh; mùa hạ nóng, mưa ít.
C.Mùa đông ôn hòa, mùa hạ nóng, thường có bão to. D. Mùa đông ấm áp, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
C
Câu 3: Biểu hiện nào thể hiện rõ nhất dân số Nhật Bản đang bị già hóa:
A. Tốc độ gia tăng dân số ngày càng tăng. B. Số người trong độ tuổi 15 đang tăng dần.
C. Số người từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, chiếm tỉ lệ cao. D. a và c đúng
Câu 4: Lãnh thổ Nhật Bản có đặc điểm nổi bật so với các nước khác là:
A. Lãnh thổ gồm bốn đảo lớn tách rời nhau B. Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ
C. Lãnh thổ trải ra theo một vòng cung D. Tất cả đều đúng
Câu 5 : Ngành nào chiếm giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu cao nhất của Nhật Bản:
A. Sản xuất điện tử B. Xây dựng công trình công cộng
C. Công nghiệp chế tạo D. Dệt
Câu 6: Trong hoạt động nông nghiệp, để khắc phục hạn chế về đất đai Nhật Bản đã:
A. Mở rộng diện tích canh tác B. Tận dụng những sườn núi có độ dốc lớn
C. Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh D. Đẩy mạnh ngành thủy sản.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp – nông nghiệp Liên Bang Nga?
Cõu 2 (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu:
TèNH HèNH SẢN XUẤT LÚA GẠO NHẬT BẢN
Năm
1985
1990
1995
2000
2002
2004
Diện tớch (nghỡn ha)
2342
2047
2118
1770
1688
1650
Sản lượng (nghỡn tấn)
14578
13124
13435
11863
11111
11400
Em hóy:
Vẽ biểu đồ thể hiện tỡnh hỡnh sản xuất lỳa gạo của Nhật Bản từ 1985- 2004.
Nờu nhận xột tỡnh hỡnh sản xuất lỳa gạo của Nhật Bản từ 1985- 2004.
File đính kèm:
- tuan 21-24.doc