Bài 8. LIÊN BANG NGA(tt)
Tiết 2: KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được LBN đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô viết.
- Nắm được đặc điểm kinh tế của LBN trong thời kì khó khăn và biến động. Hiểu được nguyên nhân của nó.
- Nắm được vai trò, đặc điểm và sự phân bố các ngành kinh tế của Liên Bang Nga.
2. Về kỹ năng:
- Phân tích được biểu đồ để khai thác thông tin.
- Xử lí và nhận xét bảng số liệu
- Khả năng liên hệ thực tế tốt.
28 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 12/1/08
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy:
Bài 8. LIÊN BANG NGA(tt)
Tiết 2: KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được LBN đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô viết.
- Nắm được đặc điểm kinh tế của LBN trong thời kì khó khăn và biến động. Hiểu được nguyên nhân của nó.
- Nắm được vai trò, đặc điểm và sự phân bố các ngành kinh tế của Liên Bang Nga.
2. Về kỹ năng:
- Phân tích được biểu đồ để khai thác thông tin.
- Xử lí và nhận xét bảng số liệu
- Khả năng liên hệ thực tế tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phóng to biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của LBN thời kì 1990 – 2005 trong SGK.
- Bản đồ kinh tế LBN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nhuyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của LBN?
- Hãy nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, những công trình khoa học lớn những nhà bác học nổi tiếng của LBN?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1:
+ Bước 1:GV giới thiệu: Sau cách mạng tháng 10 – 1917, Liên bang xô viết được thành lập. LBN đã từng là thành viên trong Liên bang Xô viết trước đây. Giáo viên cho học sinh so sánh các số liệu về diện tích, số dân và các chỉ tiêu kinh tế để HS thấy được vai trò của LBN trong Liên Xô trước đây.
+ Bước 2:Dựa vào BSL 8.3 SGK, em có nhận xét gì về vai trò của nước Nga trong Liên Xô cũ trước đây?
+ Bước 3: Sau khi tách khỏi LBXV cũ nước Nga gặp phải những khó khăn gì?
- Hoạt động 2:
+ Bước 1:Để thoát khỏi thời kì khó khăn đó chính phủ Nga đã làm gì? Nội dung của chiến lược kinh tế mới?
Việt Nam học tập được gì từ chiến lược kinh tế mới của nước Nga?
+ Bước 2: Dựa vào hình 8.4 hình 8.6 và kênh chữ trong SGK chứng minh nền kinh tế nước Nga có nhiều chuyển biến sau năm 2000?
Một số khó khăn nước Nga gặp phải là gì?
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Công nghiệp có vai trò như thế nào trong nền kinh tế LBN?
+ Bước 2:Trình bày các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại của nước Nga, sự phân bố của các ngành này?Tại sao?
+ Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày chỉ bản đồ về sự phân bố công nghiệp, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
+ Bước 4: Nhắc lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp của Nga, có thể so sánh với Việt Nam?
+ Bước 5: Kể tên các nông sản chính của LBN? Sự phân bố của chúng, giải thích?
- Hoạt động 4:
+ Bước 1:Trình bày hiện trạng các ngành dịch vụ của Liên Bang Nga?
+ Bước 2: Giáo viên chuẩn xác kiến thức;
- Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn HS dựa vào bảng hệ thống kiến thức SGK và bản đồ kinh tế trình bày đặc điểm các vùng kinh tế quan trọng của Nga;
- Hoạt động 6: Tìm hiểu mối quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới.
Thảo luận cả lớp:
- Liên Xô trước đây giúp ta những gì trong kinh tế, khoa học kĩ thuật
- Em biết gì về quan hệ Nga – Việt trong giai đoạn hiện nay?
- Kể tên một số công trình liên kết giữa Việt Nam và Liên Bang Nga mà em biết?
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
1. Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Xô.
- Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.( Liên hệ BSL sách giáo khoa)
2. Thời kì khó khăn, biến động( thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Đầu thập kỷ 90 LBXV tan rã ( 1991 )
Nước Nga trải qua thời kỳ khó khăn đầy biến động:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm9 ( biểu đồ SGK)
- Sản lượng các ngành kinh tế đều giảm
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Vị trí của nước Nga trên trường quốc tế giảm.
3. Nền kinh tế đang đi lên để trở thành cường quốc.
a. Chiến lược kinh tế mới.
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục vị trí cường quốc.
b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000:
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng cao.
- Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước CN hàng đầu thế giới (G8).
+ Một số khó khăn: Sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
1. Công nghiệp.
- Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống: Khai thác dầu khí, điện, khai thác kim loại, cơ khí, đóng tàu, sản xuất gỗ
+ Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại: Điện tử, tin học, hàng không
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xi Bia và U-ran.
2. Nông nghiệp:
- Sản lượng nhiều ngành tăng, đặc biệt là lương thực tăng nhanh.
- Các nông sản chính:
+ Trồng trọt:lúa mì, khoai tây, củ cải đường, rau quả
+ Chăn nuôi:
3. Dịch vụ.
- Cơ sở hạ tầng rất phát triển ( GTVT )
- Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng.
- Các ngành dịch vụ khác rất phát triển 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất là: Matxcơva, Xanhpetecpua.
III. CÁC VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG CỦA NGA:
( Bảng hệ thống kiến thức SGK)
IV. QUAN HỆ VIỆT – NGA TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI.
- Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng, hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của LBN ở khu vực Đông Á và ĐNA.
IV. CỦNG CỐ:
Câu 1: LBN có vai trò như thế nào trong Liên Xô cũ?
A. Là một thành viên trong LB Xô Viết.
B. Có vai trò quan trọng trong liên bang Xô Viết.
C. Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.
D. Có số dân đông nhất trong liên bang Xô Viết.
Câu 2: Được xem là ngành kinh tế xương sống của LBN là:
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp C. Dịch vụ D. Cả A và B
Câu 3: Ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nguồn lợi cho LBN là:
A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí
C. Sản xuất điện và thép. D. Sản xuất giấy.
Câu 4: Giải thích vì sao sự phân bố công nghiệp của LBN có sự khác biệt lớn giữa phần phía Đông và phần phía Tây?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Làm bài tập cuối bài và chuẩn bị nội dung bài thực hành.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 2 Ngày soạn: 20/1/08
Tiết PPCT: 20 Ngày dạy:
Bài 8. LIÊN BANG NGA(tt)
Tiết 3: THỰC HÀNH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Nhận thức được LBN vẫn là cường quốc kinh tế vì có nhiều lĩnh vực mạnh và nổi tiếng hiện đang phấn đấu lấy lại vị trí đó.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích, tổng hợp các số liệu để hiểu rõ hơn sự thay đổi của kinh tế LBN sau năm 2000.
- Vẽ biểu đồ và phân tích tình hình phát triển kinh tế của LBN
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ kinh tế chung của nước Nga.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những chiến lược kinh tế mới của LBN và những thành tựu kinh tế nước Nga đạt được sau năm 2000?
- Kể tên các ngành công nghiệp truyền thống, công nghiệp hiện đại của LBN và sự phân bố của các ngành này?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1:
+ Bước 1:Gv yêu cầu HS đọc đề bài thực hành SGK.
+ Bước 2: Yêu cầu HS xác định dạng biểu đồ cần vẽ? Biểu đồ đường.
- Hoạt động 2:
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường, những lưu ý khi vẽ biểu đồ đường;
+ Bước 2: GV gọi HS lên bảng vẽ mẫu GV theo dõi HS ở dưới;
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS đứng dậy nhận xét biểu đồ đã vẽ?
+ Bước 2: GV chỉnh sửa và bổ sung:
- Hoạt động 4:
+ Bước 1: Trình bày một số nông sản chính của LBN và sự phân bố của chúng ( dựa vào bản đồ nông nghiệp LBN )?
+ Bước 2: Giait thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?
+ Bước 3: GV chỉnh sửa, bổ sung;
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của nước Nga qua các năm:
a. Vẽ biểu đồ: ( Vẽ biểu đồ đường ).
b. Nhận xét:
- GDP của nước Nga qua các năm từ 1990 - 2005 có sự thay đổi:
+ Từ 1990 - 1995 GDP giảm:
+ Từ 2000 - 2005 tăng mạnh:
2. Nhận xét giải thích sự phân bố một số nông sản chính của Liên Bang Nga:
a. Trồng trọt:
- Lúa mì: phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xibia do có khí hậu thuận lợi.
- Củ cải đường phân bố chủ yếu ở phía Nam đồng bằng Đông Âu.
- Rừng phân bố chủ yếu ở vùng lãnh thổ Nga Á.
b. Chăn nuôi:
- Bò, lợn phân bố chủ yếu ở các đồng bằng do có nguồn thức ăn phong phú và gần các khu công nghiệp chế biến.
- Cừu phân bố chủ yếu ở các cao nguyên và núi cao nơi có nhiều đồng cỏ.
IV. CỦNG CỐ:
- GV nhắc lại một số lưu ý cho HS khi vẽ biểu đồ đường, cách nhận xét.
- Lưu ý cho HS thấy được sự phân bố các nông sản chính của LBN và mối liên hệ của sự phân bố đó.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Nhắc HS tiếp tục hoàn thành bài thực hành nếu chưa xong.
- Chuẩn bị trước bài Nhật Bản tiết 1.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 3 Ngày soạn: 28/1/08
Tiết PPCT: 21 Ngày dạy:
Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản sau CTTGII.
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ( lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
- Nhậ xét các số liệu, tư liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở thực hành bài Liên Bang Nga.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1: GvV treo bản đồ hành chính Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản;
+ Bước 1:Xác định quốc gia Nhật Bản và nêu đặc điểm hình dạng lãnh thổ?
+ Bước 2: Đọc tên 4 đảo chính của NB và nêu đặc điểm của đường bờ biển, ý nghĩa, theo em đảo nào quan trọng nhất vì sao?
+ Bước 3: GV xác định các dòng biển nóng và dòng biển lạnh, nơi gặp nhau và ý nghĩa của chúng?
Gv nói thêm về vành đai lửa TBD;
- Hoạt động 2: Bản đồ tự nhiên NB.
+ Bước 1: Em có nhận xét gì về tỉ lệ màu sắc trên bản đồ tự nhiên NB? Kết luận?
+ Bước 2: Xác định tọa độ địa lí của NB? Vậy NB nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào, phạm vi?
* GV giảng giải thêm về chế độ gió mùa châu Á ở NB; Lượng mưa lớn.
+ Bước 3: Mạng lưới sông ngòi NB có đặc điểm gì, giá trị kinh tế?
+ Bước 4: GV chứng minh cho HS thấy NB là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản; Kết luận:
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Nhắc lại số liêu dân số của NB?
+ Bước 2: Em có nhận xét gì về gia tăng dân số của NB?
+ Bước 3: Dựa vào bảng số liệu SGK; Nhận xét về sự biến động dân số theo độ tuổi của NB, ảnh hưởng của sự biến động này?
* GV giảng giải thêm;
+ Bước 4: GV giảng giải về tinh thần lao động của người Nhật và nền giáo dục của quốc gia này Kết luận;
- Hoạt động 4:
+ Bước 1: Tình hình phát triển kinh tế của NB giai đoạn 1950 - 1973? Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó?
* GV giảng giải thêm về lợi ích của việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, và bài học kinh nghiệm cho Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
+ Bước 2: Từ 1973 đến nay, nền kinh tế NB có đặc điểm gì? Nguyên nhân, cách khắc phục? Kết quả hiện nay?
I. TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lí.
- Là một quần đảo hình cánh cung nằm ở ĐB châu Á ( gồm 4 đảo chính và hàng nghìn đảo nhỏ) đường bờ biển dài, khúc khuỷu thuận lợi cho việc khai thác thủy sản và xây dựng cảng biển.
- Cĩ các dịng biển nĩng và lạnh gặp nhau
Cĩ nhiều ngư trường lớn.
- Nằm trên vành đai lửa TBD thường xuyên bị động đất, núi lửa.
2. Địa hình.
- Chủ yếu là đồi núi ( chiếm 80% diện tích lãnh thổ).
- Đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố rải rác ở ven biển, đồng bằng lớn nhất là đồng bằng Cantơ nằm ở trung bộ đảo HơnSu.
3. Khí hậu, thủy văn.
- Chịu ảnh hưởng của chế độ giĩ mùa châu Á:
+ Phía Bắc cĩ khí hậu ơn đới
+ Phía Nam cĩ khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Lượng mưa lớn.
- Sông ngòi ngắn, dốc có có giá trị thủy năng.
4. Khoáng sản.
- Nghèo tài nguyên khoáng sản, trừ than đá và đồng ( khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể )
Nhật Bản có thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.
II. DÂN CƯ.
1. Dân số và gia tăng dân số
- Là nước đông dân, dân cư phân bố không đều.
- Gia tăng dân số thấp và đang có xu hướng giảm dần ( 0,1% năm 2005)
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự biến động theo hướng già hóa dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội?
2. Người dân Nhật Bản có tinh thần lao động, tinh thần kỷ luật, tính tự giác và năng suất cao.
- Người Nhật Bản rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Giai đoạn 1950 – 1973.
a. Tình hình.
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đạt mức ngang chiến tranh ( 1952) và phát triển với tốc độ cao, 1955 – 1973.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
b. Nguyên nhân.
- Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa công nghiệp: tăng vốn và áp dụng KHKT.
- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn;
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng?
2. Giai đoạn 1973 – nay.
- 1973 – 1974, 1979 – 1980 tăng trưởng kinh tế giảm ( 2,6%, 1980 ) do khủng hoảng dầu mỏ nhưng nhờ điều chỉnh chiến lược kinh tế nên giai đoạn 1986 – 1990 tăng trưởng kinh tế đạt 5,3%.
- Từ 1991 đến nay tăng trưởng kinh tế của NB chậm lại.
- Hiện nay, NB là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế và tài chính sau Hoa Kì.
IV. CỦNG CỐ:
- Nhắc lại những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên NB đến sự phát triển kinh tế?
- Tình hình phát triển kinh tế của NB sau CTTG II đến nay?
- Nhắc lại tác dụng của việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng của NB, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị trước bài NB tiếp theo.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 4 Ngày soạn: 5/2/08
Tiết PPCT: 22 Ngày dạy:
Bài 9.NHẬT BẢN
Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của NB.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn su và đảo Kiu Xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh của NB.
2. Về kỹ năng:
- Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ kinh tế chung NB.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế NB phát triển mạnh trong giai đoạn 1950 – 1973, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1:
+ Bước 1: Ngành công nghiệp NB hiện nay có quy mô như thế nào? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp và một số hãng sản xuất nổi tiếng của NB?
+ Bước 2: Cho biết một số ngành có vị trí cao trên thế giới?
+ Bước 3: Dựa vào bảng 9.4 trình bày những hiểu biết của em về những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của NB?
+ Bước 4: Dựa vào hình 9.5: Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của NB?
- Hoạt động 2:
+ Bước 1: Nhận xét về vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế của NB? Những ngành nào có vai trò quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ của NB?
+ Bước 2: Nhận xét về bạn hàng của NB?
+ Bước 3: Vì sao GTVT biển ở NB lại có vị trí quan trọng?
+ Bước 4: GV giảng giải về ngành tài chính, ngân hàng của NB;
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Ngành nông nghiệp NB có vai trò như thế nào? Vì sao? Làm thế nào để giải quyết vấn đề lương thực?
+ Bước 2: Dựa vào hình 9.7 SGK: Nêu các sản phẩm nông nghiệp chính, sự phân bố của chúng? Giải thích sự phân bố? Bài học kinh nghiệm cho VN về lĩnh vực chăn nuôi của NB, đặc biệt là hình thức chăn thả?
* Tại sao đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của NB? Vì bổ sung lượng đạm thiếu hụt trong nông nghiệp, có nhiều ngư trường lớn.
- Hoạt động 4:
+ Bước 1:Dựa vào bảng kiến thức SGK, bản đồ kinh tế NB: Trình bày các vùng kinh tế chính của NB? Chú ý các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp chính của mỗi vùng?
+ Bước 2: GV bổ sung thêm;
I. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
1. Công nghiệp: Có đầy đủ các ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới, kể cả những ngành NB thiếu nguyên, nhiên liệu.
- GTSL đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì
- Một số ngành chiếm vị trí cao trên thế giới: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thep
+ Các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của NB: ( Bảng 9.4SGK )
- Phân bố: Mức độ tập trung cao, nhiều nhất trên đảo Hôn su. Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt ven TBD.
2. Dịch vụ.
- Là khu vực kinh tế quan trọng: chiếm 68% GDP, 2004.
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại;
- Bạn hàng của NB: các nước phát triển, đang phát triển và rộng khắp các châu lục
- Giao thông vận tải biển có vị trí quan trọng, đứng thứ 3 thế giới( các cảng biển lớn?)
- Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển.
3. Nông nghiệp.
a. Vai trò, đặc điểm.
- Có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế, chiếm 1% GDP.
- Diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 14% diện tích do vậy phải thâm canh.
b. Sản phẩm:
* Trồng trọt:
- Lúa gạo là cây trồng chính ( 50% diện tích ), phân bố chủ yếu ở phía nam.
- Chè, thuốc lá, dâu tằm phân bố chủ yếu ở phía nam.
- Củ cải đường: phía bắc.
* Chăn nuôi: tương đối phát triển:
- Bò, lợn, gà( Liên hệ đến VN về hình thức chăn thả).
* Thủy hải sản :
- Sản lượng đánh bắt lớn ( 4596,2 nghìn tấn cá, 2003), được chú trọng phát triển.
II. CÁC VÙNG KINH TẾ:
( 4 vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn). Nội dung SGK.
IV. CỦNG CỐ:
- GV nhắc lại một số nét chính về ngành công nghiệp của NB
- Vai trò của hoạt động dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của NB;
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Hướng dẫn HS xử lí số liệu bài thực hành Nhật Bản.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 5 Ngày soạn: 13/2/08
Tiết PPCT: 23 Ngày dạy:
Bài 9. NHẬT BẢN (tt)
Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOAT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản;
2. Về kỹ năng:
- Biết chọn và vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất – nhập khẩu qua các năm.
- Nhận xét, phân tích hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các bảng số liệu, bảng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bảng 9.5 ( giá trị xuất nhập khẩu qua các năm ).
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu của NB?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1:
+ Bước 1:Yêu cầu học sinh đọc đề bài thực hành, và bảng thông tin về hoạt động kinh tế đối ngoại của NB?
+ Bước 2: Chọn dạng biểu đồ để vẽ:
Vì sao chọn biểu đồ hình cột GV giảng giải thêm;
- Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ
+ Bước 1: Xử lí số liệu: GV hướng dẫn học sinh xử lí số liệu: Tổng giá trị xuất – nhập khẩu 1 năm là 100% sau đó tính tỷ lệ giá trị XNK.
+ Bước 2: Vẽ GV hướng dẫn HS vẽ, chú ý khoảng cách các năm và độ lớn của các cột phải bằng nhau.
- Hoạt động 3: Nhận xét
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS nhận xét biểu đồ đã vẽ:
+ Bước 2: Kết hợp giữa biểu đồ và bảng thông tin SGK hướng dẫn HS nhận xét thêm:
+ Bước 3: GV chỉnh sửa, bổ sung;
1.Vẽ biểu đồ:
a. Chọn dạng biểu đồ để vẽ biểu đồ hình cột.
- Lý do, thể hiện rõ sự thay đổi giá trị xuất – nhập khẩu của NB qua các năm.
b. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu:
- Vẽ biểu đồ dựa vào số liệu đã xử lí:
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại:
* Những nét khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của NB:
a. Nhận xét về cán cân thương mại của NB qua các năm:
b. Hàng hóa xuất, nhập khẩu:
+ Hàng xuất khẩu:
+ Hàng nhập khẩu:
c. Thị trường xuất nhập khẩu:
* Các lĩnh vực khác:
+ Vốn đầu tư trực tiếp ( FDI )
+ Vốn viện trợ phát triển chính thức ( ODA ).
IV. CỦNG CỐ:
- GV nhấn mạnh cho HS thấy về cán cân XNK của NB qua các năm đều dương và có giá trị lớn.
- Ngoài hoạt động XNK các hoạt động khác rất phát triển.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Tiếp tục hoàn thành bài thực hành
- GV kiểm tra việc HS thực hiện bài thực hành dưới lớp.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 6 Ngày soạn: 20/2/08
Tiết PPCT: 24 Ngày dạy:
Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC )
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí của lãnh thổ Trung Quốc.
- Hiểu được sự khác biệt giữa hai miền tự nhiên Tây – Đông, và đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
2. Về kỹ năng:
- Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, tư liệu trong bài.
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ tự nhiên Trung Quốc.
- Một số hình ảnh minh họa về đất nước Trung Quốc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhẵc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra mức độ hoàn thành bài thực hành Nhật Bản.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Hoạt động 1. GV treo bản đồ chính trị châu Á.
+ Bước 1: Xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc?
+ Bước 2: Nêu vị trí tiếp giáp, ảnh hưởng của vị trí tiêp giáp đến sự phát triển kinh tế – xã hội?
+ Bước 3: Nhắc lại các số liệu về diện tích của Trung Quốc, ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế – xã hôi của quốc gia này?
- Hoạt động 2: Bản đồ tự nhiên Châu Á:
+ Bước 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên TQ SGK và bản đồ tự nhiên Châu Á, nhận xét về bảng phân tầng địa hình của Trung Quốc?
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định kinh tuyến 1050Đ.
+ Bước 3: Phát phiếu học tập: Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập?
- Hoạt động 3:
+ Bước 1 : Các nhóm cử đại diện lên điền nội dung thảo luận vào bảng GV kẻ sẵn trên bảng?
+ Bước 2: GV chỉnh sửa, bổ sung:
- Hoạt động 4:
+ Bước 1: Dựa vào nội dung SGK, trình bày những nét chính v
File đính kèm:
- Giao an Dia li 11 HKII.doc