Bài 6 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. Mục tiêu:
- Nắm được các đặc điểm khu vực tây nam á và khu vực trung á.
- Nắm được những đặc điểm của nhà nước I-xra-en và Pa-le-xtin.
- Đọc được bản đồ của khu vực tây nam á và khu vực trung á.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Phóng to các biểu đồ, bảng số liệu
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 nâng cao Bài 6: Một số vấn đề châu lục và khu vực. Một số vấn đề của khu vực tây nam và khu vực trung á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20 tháng 10 năm 2007
Giáo án số 8.
Bài 6 : Một số vấn đề châu lục và khu vực
Một số vấn đề của khu vực tây nam và khu vực trung á
I. Mục tiêu:
- Nắm được các đặc điểm khu vực tây nam á và khu vực trung á.
- Nắm được những đặc điểm của nhà nước I-xra-en và Pa-le-xtin.
- Đọc được bản đồ của khu vực tây nam á và khu vực trung á.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Phóng to các biểu đồ, bảng số liệu
III. Hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những đặc điểm về tự nhiên của khu vực Nam Mỹ.
- Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm của Châu Mỹ.
2. Vào bài:
Phân này giáo viên liên hệ với tình hình chính trị hiện nay của khu vực Trung Đông
3. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy học
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chỉ khu vực của Tây Nam á và Trung á- liệt kê các quốc gia ở 2 khu vực này?
- Em hãy cho biết VTĐL và phạm vi lãnh thổ của Tây Nam á? ở vị trí đó Tây Nam á có những thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế?
- Dựa vào bản đồ, hãy cho biết những mỏ khoáng sản của Tây Nam á?
- Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản về xã hội của Tây Nam á?
* Hoạt động 2:
Giáo viên kẻ bảng cho học sinh điền vào giống như ở khu vực tây nam á ?
* Hoạt động3 :
GV kẻ bảng sẳn và chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận, hoàn thành bảng sơ đồ trên:
ĐĐ
I-xra-en
Pa-let-xtin
Năm TL
DT
VTĐL- GHLT
Tự nhiên
Dân cư, tôn giáo
Kinh tế
Khó khăn
+ Yêu cầu 2 nhóm thảo luận 5 phút.
. Sau đó đại diện các nhóm trình bày, hoàn thành bảng trên.
. Giáo viên nhận xét, cũng cố
I.Đặc điểm của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á.
1.Tây Nam á.
a. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
- VTĐL:+ Nằm ở tây nam châu á- tiếp giáp với châu âu và châu phi.
- Phạm vị lãnh thổ: 7 triệu km2, gồm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
b. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên:
- Tập trung nhiều mỏ dầu và khí tự nhiên ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vịnh Pec-xích.
c. Đặc điểm xã hội nổi bật:
- Là nôi văn minh của nhân loại (Văn minh lưỡng hà).
- xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới- chủ yếu là đạo hồi.
- Hiện nay sự xung đột về tôn giáo khá lớn.
- Dân cư: 313 triệu người( 2005).
2. Trung á.
a. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.
- Chiếm 5,6 triệu km2
b. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên:
- TNTN phong phú và đa dạng; tiềm năng về thủy điện lớn.
- Khí hậu khô nóng -> Thiếu nước trầm trọng
c.Đặc điểm xã hội nổi bật:
- Mật độ dân số thấp, đa dân tộc, tỉ lệ theo đạo hồi cao.
- Giao thoa nhiều nền văn hóa.
- Hiện nay về chính trị không ổn định
II. Nhà nước I-xra-en và nhà nước Pa-le-xtin
ĐĐ
I-xra-en
Pa-let-xtin
Năm TL
1948
1988
DTích
14.100km2
11.000km2
VTĐT-GHLT
- ĐB ven ĐTH, Núi Giuda, thung lũng Giooc-đan, sa mạc nê-gép
- Giữa Giooc- đa-ni, Ai cập, I-xra-en
Tự nhiên
- KH: Cận nhiệt ĐTH, lượng mưa ít.
- Tài nguyên hạn chế
- Khí hậu cận nhiệt địa trung hải lượng mưa ít.
- Nghèo tài nguyên
Dân cư,
tôn giáo
-Dân số:> 7 triệu người( 2005)
-80%ds theo đạo do thái
-DS: 3,8 triệu người
-Đa số theo đạo hồi
Kinh tế
-Cơ cấu GDP:2;17;81%
-Nước CN phát triển.
-Thu nhập: 17.287USD
- XK: Thiết bị công nghệ, phần mềm, hóa chất
-Cơ cấu GDP: 33;25;42%
-Kinh tế kém phát triển
- XK: dầu ô lưu, cam, thịt bò..;xi măng, hàng dệt may. Mỹ nghệ..
Khó khăn
Chi phí cao cho các cuộc xung đột vũ trang -> nền kinh tế bị khủng hoảng hoặc kìm hãm.
4. Củng cố:
Dựa vào bảng số liệu trang 37, giáo viên yêu cầu học sinh xác định những quốc gia có diện tích lớn đến nhỏ và xác định trên bản đồ địa lý thế giới treo tường.
File đính kèm:
- CA NAM BAN C.doc