Tiết 23. Bài 9. LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo)
Tiết 4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nêu và phân tích được một số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và xã hội.
- Trình bày và giải thích được đặc trưng về kinh tế của CHLB Đức.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu thống kê, tháp dân số.
- Biết khai thác kiến thức từ các bản đồ, lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp CHLB Đức.
- Các bảng thống kê: Vài nét về tình hình dân cư, xã hội Đức trong những thập kỉ qua: GDP của các cường quốc kinh tế trên thế giới, cơ cấu lao động qua một số năm.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 nâng cao tiết 23, 24 bài 9: Liên minh châu âu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2011
Tuần:
Tiết 23. Bài 9. LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo)
Tiết 4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nêu và phân tích được một số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và xã hội.
- Trình bày và giải thích được đặc trưng về kinh tế của CHLB Đức.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu thống kê, tháp dân số.
- Biết khai thác kiến thức từ các bản đồ, lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp CHLB Đức.
- Các bảng thống kê: Vài nét về tình hình dân cư, xã hội Đức trong những thập kỉ qua: GDP của các cường quốc kinh tế trên thế giới, cơ cấu lao động qua một số năm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra và chấm vở thực hành của một số học sinh
3. Vào bài mới:
MB: Gv yêu cầu học sinh kể tên các nước sang lập ra EU. Sau đó giáo viên nhấn mạnh vai trò của Đức từ đó dẫn dắt học sinh vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Đức (Cá nhân)
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên Pháp và Đức, bản đồ liên minh châu Âu và kênh chữ SGK:
- Xác định vị trí địa lí của CHLB Đức.
- Nêu những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của CHLB Đức.
- Đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức?
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Lưu ý: Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: Bắc Đức là đồng bằng xen các đầm lầy. Trung du có nhiều núi xen các khu rừng lớn. Tây Nam có các đồng bằng thượng lưu sông Rai-nơ trồng nho và du lịch. Phía Nam có đồi núi, đầm lầy, hồ nước nằm sát dãy An-pơ đồ sộ.
Hoạt động 2:tìm hiểu đặc điểm dân cư và xã hội (Cá nhân)
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Hãy phân tích, so sánh hai tháp tuổi dân số 1910 và 2000 của CHLB Đức, rút ra kết luận cần thiết về đặc điểm dân số của Đức?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với việc phát triển kinh tế nước Đức?
- Tỉ lệ dân nhập cư cao tạo cho Đức có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt xã hội?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: tìm hiểu khái quát nền kinh tế Đức (Cá nhân/ cặp )
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III.1, bảng 9.4, 9.5 SGK.
CH: Chứng minh CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: tìm hiểu đặc điểm công nghiệp Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 9.12, kênh chữ, vốn hiểu biết:
- Nêu những đặc điểm cơ bản của nền công nghiệp nước Đức?
- Xác định trên hình 9.12 các trung tâm và các ngành công nghiệp quan trọng của nước Đức?
Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5:tìm hiểu đặc điểm nông nghiệp Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 9.13, kênh chữ, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Nêu những đặc điểm nổi bật nền nông nghiệp CHLB Đức?
- Xác định trên lược đồ các cây trồng, vật nuôi và giải thích tại sao có sự phân bố như vậy?
- So sánh nền nông nghiệp Việt Nam ?
Bước 2: HS trả lời, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở trung tâm châu Âu, cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc và Nam Âu, giữa Trung và Đông Âu ² thuận lợi giao lưu, thông thương với các nước.
- Có vai trò chủ chốt, đầu tàu trong xây dựng và phát triển EU; là một trong những nước sáng lập ra EU.
2. Điều kiện tự nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn khách du lịch.
- Nghèo tài nguyên khoáng sản: than nâu, than đá và muối mỏ.
II. Dân cư và xã hội
- Tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.
- Cơ cấu dân số già, thiếu lực lượng lao động bổ sung, tỉ lệ dân nhập cư cao.
- Chính phủ khuyến khích lập gia đình và sinh con.
- Mức sống người dân cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt, giáo dục và đào tạo được ưu tiên đầu tư và phát triển.
III. Kinh tế
1. Khái quát
- Là cường quốc kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ ba thế giới về GDP.
- Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới.
- Đang chuyển từ công nghiệp sang kinh tế tri thức.
- Có vai trò chủ chốt trong EU, đầu tàu kinh tế của EU.
2. Công nghiệp
- Là nước công nghiệp phát triển có trình độ cao trên thế giới.
- Công nghiệp được xem là chiếc xương sống của nền kinh tế quốc dân.
- Các ngành công nghiệp nổi tiếng có vị thứ cao trên thế giới: Chế tạo ô tô, máy móc, hoá chất, điện tử - viễn thông.
- Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Xtut-gat, Muy-nich, Phran-phuốc, Cô-lô-nhơ, Béc-lin.
3. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp thâm canh, đạt năng suất cao.
- Được áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất.
- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, thịt (bò, lợn), sữa,
4. củng cố và đánh giá
1. Chứng minh CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?
2. Vì sao có thể nói CHLB Đức là nước có nền công – nông nghiệp phát triển cao?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà làm bài tập ở SGK, chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:10/1/2011
Tuần:
Tiết 24. Bài 9. LIÊN MINH CHÂU ÂU (tiếp theo)
Tiết 5. CỘNG HOÀ PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và dân cư xã hội của Pháp.
- Trình bày và giải thích được đặc trưng kinh tế của Pháp.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các biểu đồ và các bảng số liệu thống kê có trong bài.
- Khai thác được thông tin cần thiết từ bản đồ kinh tế, lược đồ công nghiệp và nông nghiệp Pháp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên nước Pháp.
- Bản đồ kinh tế nước Pháp.
- Bảng số liệu 9.6 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Chứng minh CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?
2. Vì sao có thể nói CHLB Đức là nước có nền công – nông nghiệp phát triển cao?
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: tìm hiểu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên (Cả lớp/ Cá nhân)
Bước 1: HS đọc toàn bộ nội dung phần I, kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên, trả lời các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí của Pháp? Vị trí địa lí của Pháp có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế ?
- Nêu đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên của Pháp ?
Bước 2: GV gọi HS lên bảng trình bày, HS khác bổ sung, GVF chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: tìm hiểu dân cư và xã hội (Cả lớp)
Bước 1: GV yêu cầu HS :
- Dựa vào SGK nêu những đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội Pháp.
- So sánh và nêu những điểm giống và khác nhau về vị trí, tự nhiên, dân cư và xã hội của hai nước Pháp - Đức?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: tìm hiểu kinh tế của Pháp (cặp/ nhóm)
Bướcc 1: GV chia lớp thành 2 nhóm, phân nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Tìm hiểu, trình bày đặc điểm và phân bố ngành công nghiệp.
- Nhóm 2: Trình bày đặc điểm và phân bố ngành nông nghiệp.
* GV gợi ý cho các nhóm:
- Dựa vào kênh chữ, bảng 9.6 tìm hiểu về vị thế của một số ngành công nghiệp của Pháp.
- Dựa vào hình 9.4:
+ Nhận xét về sự phân bố của các trung tâm công nghiệp.
+ Xác định vị trí của các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn của Pháp.
- Dựa vào kênh chữ nêu đặc điểm vị thế nông nghiệp của Pháp ở châu Âu.
- Dựa vào hình 9.15 xác định vùng phân bố nông sản chủ yếu của Pháp.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
- Nước Pháp có vị trí rất thuận lợi cho việc thông thương với thế giới, có vai trò chủ chốt trong EU.
- Tự nhiên phong phú, đa dạng giàu có tạo nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
II. Dân cư và xã hội
- Gia tăng tự nhiên thấp.
- Cấu trúc dân số già.
- Mức sống người dân cao.
- Chất lượng lao động tốt.
III. Kinh tế
1. Khái quát:
- Đứng thứ 5 thế giới về GDP.
- Cường quốc về thương mại, giá trị xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới.
- Có vai trò chủ chốt trong EU, một trong những đầu tàu kinh tế của EU.
- Công nghiệp hiện đại trình độ cao, nông nghiệp đứng hàng đầu châu Âu.
- Dịch vụ rất phát triển, đặc biệt là du lịch.
2. Công nghiệp:
- Cơ cấu gồm công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.
- Thành tựu:
+ Nổi tiếng về hàng tiêu dùng cao cấp.
+ Nhiều ngành công nghiệp có vị thế cao, đứng hàng đầu thế giới: điện tử-tin học, hàng không-vũ trụ, sản xuất ô tô, máy bay, điện hạt nhân, cơ khí, tàu hoả siêu tốc, chế tạo vũ khí
- Phân bố:
+ Công nghiệp truyền thống: SX thép, nhôm, hoá chất phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Đông.
+ Sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp tập trung ở Pa-ri.
+ Công nghệ cao ở miền Nam và Tây Nam.
+ Các trung tâm công nghiệp nổi tiếng: Pa-ri, Mác-xây, Tu-lu-dơ, Ni-sơ.
3. Nông nghiệp
- Vị trí hàng đầu Châu Âu, góp 20% SPNN của EU.
- sản phẩm chủ yếu là: Ngũ cốc, đường, sữa, thịt
- Phân bố: Vùng ven Địa Trung Hải ( táo, chanh); vùng Nooc Măng-đơ, Brơ- ta- nhơ ( bắp cải, atiso, bò thịt, sữa, phomat); bồn địa Pari : nông nghiệp trù phú nhất: lúa mì, ngô.
4. Củng cố và đánh giá
1. Tìm hiểu trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng, các ngành công nghệ cao, các sản phẩm chủ yếu?
2. Nước Pháp có nền nông nghiệp phát triển toàn diện như thế nào? Nông nghiệp Pháp có những đặc điểm gì giống và khác với nền nông nghiệp Đức?
5. Hoạt động nối tiếp
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Tìm các tư liệu về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của Pháp.
- Về nhà tìm hiểu bài mới: Liên Bang Nga.
File đính kèm:
- phapducnangcao.doc