ẤN ĐỘ
TIẾT 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIÊU BIỂU CỦA ẤN ĐỘ
Giáo viên dạy: Lê Phương Linh Tại lớp: 11 Toán
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh có thể:
1. Hiểu và trình bày được:
- Đặc điểm, ý nghĩa vị trí địa lý lãnh thổ Ấn Độ.
- Đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của Ấn Độ: Hai bộ phận lãnh thổ chính của Ấn độ. Khí hậu của Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam. Từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển Kinh tế- xã hội và đời sống sinh hoạt Ấn Độ (khai thác giá trị sử dụng kinh tế của từng bộ phận lãnh thổ).
- Đặc điểm tiêu biểu của dân cư – xã hội Ấn Độ : Ấn Độ là quốc gia đông dân có nền văn minh lâu đời. Sự đa dạng và tính phức tạp trong cộng đồng các dân tộc Ấn Độ, những chính sách xã hội tiến bộ và những khó khăn cần phải kiên trì giải quyết. Từ đó đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội Ấn Độ.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11: Những đặc điểm tự nhiên và xã hội tiêu biểu của Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn Độ
Tiết 1: Những đặc điểm tự nhiên và xã hội tiêu biểu của ấn Độ
Ngày soạn: 15/3/2006 Ngày dạy: 21/3/2006
Giáo viên dạy: Lê Phương Linh Tại lớp: 11 Toán
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh có thể:
1. Hiểu và trình bày được:
- Đặc điểm, ý nghĩa vị trí địa lý lãnh thổ ấn Độ.
- Đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của ấn Độ: Hai bộ phận lãnh thổ chính của ấn độ. Khí hậu của ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam. Từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển Kinh tế- xã hội và đời sống sinh hoạt ấn Độ (khai thác giá trị sử dụng kinh tế của từng bộ phận lãnh thổ).
- Đặc điểm tiêu biểu của dân cư – xã hội ấn Độ : ấn Độ là quốc gia đông dân có nền văn minh lâu đời. Sự đa dạng và tính phức tạp trong cộng đồng các dân tộc ấn Độ, những chính sách xã hội tiến bộ và những khó khăn cần phải kiên trì giải quyết. Từ đó đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội ấn Độ.
2. Biết cách:
- Khai thác các kiến thức từ: lược đồ, biểu đồ, tháp dân số, bảng số liệu, tranh ảnh ấn Độ.
- Xác lập các mối quan hệ giữa: + Các yếu tố tự nhiên với nhau.
+ Các yếu tố tự nhiên với dân cư- xã hội.
+ Các yếu tố tự nhiên- xã hội đối với việc phát triển kinh tế- xã hội ấn Độ.
3. Nhận thức:
- Giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân tộc và tôn giáo trong một quốc gia đông dân như ấn Độ.
- Liên hệ với Việt Nam.
II.Những kiến thức trọng tâm:
1. Những đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của ấn Độ:
- Lãnh thổ gồm 2 bộ phận chính:
Phía Bắc: + Dãy Himalaya chiếm diện tích nhỏ án ngữ phía bắc, là bức tường rào khí hậu.
+ Đồng bằng ấn – Hằng (chủ yếu đồng bằng sông Hằng) màu mỡ phì nhiêu là vựa lúa chính của đất nước ấn Độ .
Phía Nam:
+ Là cao nguyên cổ Đê Can rộng lớn nằm giữa 2 dãy núi Gát Tây và Gát Đông, khô hạn. Chứa nhiều tài nguyên khoáng sản, thuận lợi để phát triển một nền công nghiệp đa dạng.
+ Dọc bờ biển có hai đồng bằng nhỏ hẹp nhưng tương đối màu mỡ, bổ sung cho nền nông nghiệp phát triển.
- Gió mùa Tây Nam: Có vai trò to lớn đối với khí hậu ấn Độ, lượng mưa phân bố không đều. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa Tây Nam chi phối nhịp điệu sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân ấn Độ.
2. Những đặc điểm xã hội tiêu biểu của ấn Độ.
- ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
- Nhiều dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tính phức tạp và những chính sách của nhà nước ấn Độ.
- Là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới, dân cư tập trung ở nông thôn, nạn mù chữ còn cao, mức sống nhìn chung còn thấp, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội vẫn nặng nề. Chính phủ ấn Độ đã có những chính sách giải quyết.
ị Đánh giá ý nghĩa của từng nhân tố đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
III. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu hình.
- Bản đồ tự nhiên ấn Độ.
- Lược đồ: hành chính, các đới khí hậu Châu á.
- Biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, băng hình về ấn Độ.
IV. Phương pháp dạy học:
- ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Nêu vấn đề- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận cả lớp, theo nhóm dạy.
- Quan sát và khai thác từ sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, đoạn băng hình.
V. Phân bố thời gian:
- ổn định tổ chức lớp: 1 phút
- Bài mới: 39 phút
- Củng cố và bài tập về nhà: 5 phút.
VI. Hoạt động trên lớp.
Thời gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
1 phút
39 phút
5 phút
Bước 1: ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Bài mới:
- Vào bài:
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 125, vở ghi, chú ý quan sát màn hình.
- Bật màn hình:
+ Giới thiệu ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất trên bán đảo cùng tên.
- GV: Đọc các chỉ số khái quát của ấn Độ, nêu nhận xét.
- Chuyển Slide:
Hỏi: Dựa vào bản đồ hành chính Nam á (trên màn hình) hãy cho biết:
+ ấn Độ nằm ở khu vực nào?
+ Diện tích so với các nước xung quanh?
+ Tiếp giáp?
ị Qua đó đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc phát triển KT-XH của ấn Độ?
- GV: Bật màn hình kết luận.
- Chuyển Slide:
Hỏi: Quan sát lược đồ tự nhiên ấn Độ trên màn hình kết hợp với lược đồ tự nhiên SGK(tr. 126) hãy cho biết:
- Lãnh thổ ấn Độ gồm những bộ phận nào?
- Nêu đặc điểm và đánh giá những thuận lợi và khó khăn ?
GV bổ sung: Lưu vực sông Hằng chiếm 1/4diện tích lãnh thổ, là vựa lúa quan trọng nhất của ấn Độ trong kháng chiến chống Mỹ, ấn Độ đã giúp Việt Nam về lương thực.
GV bổ sung: Mặt bằng cao nguyên cổ Đêcan rộng lớn khô hạn, người dân ấn Độ đã phải đào giếng và xây dựng nhiều hồ chứa nước để phát triển trồng cây công nghiệp đồng thời phát triển chăn nuôi dê và cừu tren cao nguyên.
- Hai dải đồng bằng dọc ven biển bổ sung cho nền nông nghiệp ấn Độ phát triển.
Chuyển Slide
Hỏi: - Quan sát bản đồ khí hậu châu á cho biết ấn Độ nằm ở đới khí hậu nào?
- Dựa vào bản đồ tự nhiên và các mũi tên chỉ các hướng gió hãy nhận xét vai trò của gió mùa nào quan trọng nhất đối với lãnh thổ ấn Độ ?
- Nhận xét sự phân bố lượng mưa? (Nơi nào mưa nhiều? Mưa ít? Giải thích? ý nghĩa?).
Chuyển Slide:
GV: Quan sát đoạn băng Video, hình ảnh, biểu đồ hãy nêu vai trò của gió mùa Tây Nam đối với sản xuất và đời sống dân cư ấn Độ?
- GV chiếu sơ đồ tóm tắt phần I.
GV: Để phát triển nền KT- XH của mỗi quốc gia, ngoài các yếu tố của nguồn lực tự nhiên, còn phải nghiên cứu các yếu tố của nguồn lực KT-XH.
Chuyển Slide:
GV: Bật đoạn băng cùng một số hình ảnh. Yêu cầu HS:
- Nhận xét về nền văn minh ấn Độ?
- Đánh giá ý nghĩa đối với việc phát triển KT-XH?
GV: bổ sung và bật đáp án
Chuyển Slide:
GV: Đưa ra các biểu đồ về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo yêu cầu HS nhận xét qua đó đánh giá thuận lợi, khó khăn, giải pháp?
GV bổ sung:
- Giải thích tại sao tiếng Anh là ngôn ngữ giáo tiếp được sử dụng rộng rãi ở ấn Độ?
- Đạo ấn kiêng ăn thịt bò, đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn. Các phong tục khác nhau đó ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ngành chăn nuôi của ấn Độ.
- Liên hệ vấn đề đoàn kết dân tộc ở VN.
GV: bật đáp án.
Chuyển Slide:
GV: Đưa ra các biểu đồ, tháp dân số và bảng số liệu yêu cầu HS trình bày đặc điểm cơ bản về dân số của ấn Độ qua đó đánh giá thuận lợi, khó khăn, giải pháp?
Chuyển Slide:
GV: Đưa ra các biểu đồ yêu cầu HS trình bày đặc điểm cơ bản về dân số của ấn Độ qua đó đánh giá thuận lợi, khó khăn, giải pháp?
GV bổ sung:
- Giải thích:
+ Dân số phân bố không đều về mặt không gian lãnh thổ.
+ Dân số tập trung ở nông thôn ấn Độ.
- Tỷ lệ mù chữ cao: 54 %. Liên hệ với Việt Nam.
- Minh hoạ sự bất bình đẳng trong xã hội ấn Độ.
GV: Bật đáp án.
(Để làm rõ hơn bức tranh nông thôn và thành thị ấn Độ GV cho HS xem đoạn Video “Nông thôn- thành thị ấn Độ “).
GV: Củng cố bài và ra bài tập về nhà.
- Củng cố:
+ Nhắc lại nội dung bài học.
+ Hỏi: “Qua nghiên cứu toàn bài em hãy xác định vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đối với việc phát triển KT- XH ấn Độ?
GV bật đáp án.
- Bài tập vè nhà:
+ Học và trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK trang 128 (chú ý bài tập 3 vẽ biểu đồ vào vở).
+ Tìm hiểu tiếp các tư liệu về sự phát triển của nền KT- XH ấn Độ.
Giờ học kết thúc.
Báo cáo sĩ số
- Mở vở ghi, SGK, chú ý
Hoạt động 1: Cả lớp.
- Bước 1: Quan sát bản đồ hành chính trên màn hình.
- Bước 2: Khai thác kiến thức để trả lồi theo dàn ý câu hỏi.
+ Một em trình bày.
+ Em khác bổ sung.
Hoạt động 2: Cả lớp
Bước 1: Quan sát bản đồ tự nhiên, lược đồ tự nhiên SGK.
Bước 2: Khai thác kiến thức để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
- Một em lên bảng trả lời.
- Em khác bổ sung.
Hoạt động 3: Cả lớp
- Bước 1: Hs quan sát và kết hợp kiến thức SGK.
- Bước 2: Khai thác kiến thức để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
+ Một em trả lời.
+ Em khác bổ sung.
-HS quan sát hoàn chỉnh và ghi vở.
Hoạt động 4: Cả lớp.
- Bước 1: HS tập trung theo dõi đoạn băng hình và các hình ảnh.
- Bước 2: Khai thác kiến thức để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
- Một em trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
Hoạt động 5: Cả lớp.
- Bước 1: HS tập trung theo dõi các biểu đồ.
- Bước 2: Phân tích từng biểu đồ để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
Hoạt động 6: Cả lớp.
- Bước 1: HS tập trung theo dõi các biểu đồ.
- Bước 2: Phân tích từng biểu đồ để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
Hoạt động 7: Cả lớp.
- Bước 1: HS tập trung theo dõi các biểu đồ.
- Bước 2: Phân tích từng biểu đồ để trả lời theo dàn ý câu hỏi.
- Một HS trả lời.
- Em khác có thể bổ sung.
HS theo dõi đoạn Video.
HS chào kết thúc tiết học.
ấn Độ
Tiết 1: Những đặc điểm tự nhiên và xã hội tiêu biểu của ấn Độ
I. Những đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của ấn Độ.
1.Vị trí địa lý:
- Nằm ở phía Nam Châu á, là nước có diện tích lớn nhất Nam á.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Pakixtan, Apganixtan, Trung Quốc, Nepan, Butan
+ Phía Tây, Nam, Đông: ấn Độ Dương.
ịThuận lợi phát triển mở rộng quan hệ với các nước bằng đường biển và đường bộ. Có vị trí chiến lược về quốc phòng. Xây dựng nền văn hóa phong phú, đa dạng.
2.Điều kiện tự nhiên:
a. Địa hình: Có 2 bộ phận chính
* Phía Bắc:
- Đồng bằng ấn Hằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ và phía Bắc có dãy Himalaya đồ sộ án ngữ.
( dãy Himalaya án ngữ ở phía bắc :
+ Là hàng rào khí hậu
+ Nhiều lâm sản quý.
+ Du lịch)
* Phía Nam:
- Cao nguyên cổ Đêcan rộng lớn bị bao bọc bởi 2 dãy núi thấp: Gát Tây và Gát Đông.
+ Khí hậu khô hạnđ ít có giá trị NN.
+ Nhiều khoáng sản đ giá trị phát triển công nghiệp.
- Những đồng bằng ven biển rất phì nhiêu.
ịThuận lợi:
+ Đồng bằng:Trồng cây lương thực, cây công nghiệp.
+ Cao nguyên: Chăn nuôi gia súc.
ị Khó khăn: Giao thông với các nước láng giềng ở phía Bắc.
b. Khí hậu:
- Nhiệt đới gió mùaị thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Gió mùa Tây Nam có vai trò rất lớn đối với khí hậu:
+ Thổi từ ấn Độ Dương vào mùa hạ (T5-T10) mang theo nhiều mưa.
+ Do ảnh hưởng của địa hình nên dẫn đến sự phân bố mưa không đồng đều.
* Nơi mưa nhiều:
Sườn Tây Gát Tây- Đông Gát Đông.
Hạ lưu sông Hằng.
* Nơi mưa ít:
Vùng Tây Bắc
Lưu vực sống ấn (hoang mạc Tha).
Giữa cao nguyên Đêcan.
ị Thuận lợi: Trồng lúa nước, đay, mía
ị Khó khăn: Lũ lụt, gây hạn hán thiệt hại cho sản xuất và đời sống con người.
II. Những đặc điểm xã hội tiêu biểu của ấn Độ.
1. Một quốc gia có nền văn minh lâu đời.
- Còn lưu lại nhiều:
+ Các công trình kiến trúc nổi tiếng.
+ Các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Trong toán học phát minh ra số 0 và số thập phân.
- Là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
ị Để lại nhiều giá trị vật chất, tinh thần, là nền tảng thuận lợi để phát triển KT-XH ấn Độ.
2. Nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều tôn giáo.
- 200 dân tộc (Người Aryan là chủ yếu).
- 15 ngôn ngữ chính (tiếng Anh thông dụng).
- Nhiều tôn giáo (Đạo ấn: 83%, đạo Hồi: 11%).
ị Thuận lợi: Bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.
ị Khó khăn:
- Mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc.
- Trong lĩnh vự truyền thông đại chúng
- ảnh hưởng đến sản xuất.
ị Giải pháp: Vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo cần phải được quan tâm thường xuyên.
3. Dân số:
- Dân đông (thứ 2 thế giới).
- Tăng nhanh nay đã giảm song vẫn còn cao (15,8 triệu/năm).
- Dân số trẻ.
ị Thuận lợi: Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng.
ị Khó khăn: gây sức ép về KT-XH (về lương thực, việc làm, giáo dục, y tế).
ị Giải pháp: Coi trọng việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
4.Đại bộ phận dân số sống ở nông thôn.
- 72 % là dân nông thôn. Đời sống được nâng lên nhưng mứa sống còn thấp.
- Tỷ lệ dân thành thị thấp (28 %).
ị Đánh giá:
+ Nông thôn:
- Số người không có ruộng đất vẫn tăng.
- Tô tức nặng nề nên phải bỏ làng ra thành phố.
+ Thành phố:
- Thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường
- Tình trạng bất bình đẳng vẫn nặng nề, phân biệt đẳng cấp chưa được xoá bỏ.
ị Giải pháp: Chính phủ hôc trợ vốn, giúp vật tư phát triển sản xuất, tiến hành các cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở những vùng có điều kiện thuận lợi.
Tổng kết:
ấn Độ là một quốc gia:
- Có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm phong phú, đa dạng. Gió mùa Tây Nam đóng vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất.
- Có nền văn minh lâu đời, dân đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển KT- Xh Tuy nhiên còn những khó khăn mà ấn Độ đã và đang phải khắc phục để đưa nền kinh tế phát triển hơn nữa.
File đính kèm:
- An Dotiet 1.doc