Giáo án Địa lý 11 tiết 13 bài 7 ( tiết 2): Liên minh châu âu (EU) EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Tiết 13 Bài 7 ( Tiết 2) LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

 EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung Châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô.

 - Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU.

 - Trình bày được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của liên kết vùng ở EU.

2. Kĩ năng

 Phân tích các sơ đồ, lược đồ có trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 Các lược đồ: Hợp tác sản xuất máy bay E-bơt, Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ và sơ đồ đường hầm dưới biển Măng-sơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 9002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 13 bài 7 ( tiết 2): Liên minh châu âu (EU) EU – hợp tác, liên kết để cùng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I Ngày soạn tháng năm 2007 Chương trình chuẩn Tiết 13 Bài 7 ( Tiết 2) liên minh châu âu (eu) EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung Châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô. - Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU. - Trình bày được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của liên kết vùng ở EU. 2. Kĩ năng Phân tích các sơ đồ, lược đồ có trong bài học. II. thiết bị dạy học Các lược đồ: Hợp tác sản xuất máy bay E-bơt, Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ và sơ đồ đường hầm dưới biển Măng-sơ. III. hoạt động dạy học + Bài cũ : Liên minh Châu âu hình thành và phát triển ? Mục đích và thể chế của tổ chức này. + Khởi động: - GV yêu cầu HS trình bày mục đích và thể chế hoạt động và các thành công trong liên kết kinh tế của EU. - GV hỏi: Các em biết gì về thị trường chung châu Âu, về đồng Ơ-rô? Việc hợp tác và liên minh trong EU diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về liên minh Châu Âu. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/ cặp + HS nghiên cứu mục 1,dựa vào vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau: * EU thiết lập thị trường chung từ khi nào? * Nội dung của bốn mặt lưu thông tự do là gì? * Việc thực hiện lưu thông tự do có ý nghĩa như thế nào đổi với phát triển EU? + HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. ................................................................ HĐ 2: Cá nhân + GV yêu cầu HS: * Xác định các mốc quan trọng của liên minh tiền tệ Châu Âu. + Năm 1999 có 13 nước sử dụng đồng ơ-rô là đồng tiền chung. + Từ năm 2002, phần lớn các nước EU sử dụng đồng ơ-rô thay đồng tiền của các quốc gia. * Nêu lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung và lấy dẫn chứng cụ thể làm rõ lợi thế này. + HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. .............................................................. HĐ 3: Cá nhân/ cặp + Dựa vào mục II.1 và hình 7.7: - Cho biết trụ sở nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bơt. - Tình hình phát triển và vị thế của tổ hợp E-bơt. - Mô tả về sự hợp tác giữa các nước EU trong sản xuất máy bay E-bơt. + HS trình bày, chỉ bản đồ. GV giúp HS chuẩn kiến thức. ............................................................ HĐ 4: Cá nhân/ cặp + HS dựa vào hình 7.8 và kênh chữ trong SGK: - Xác định vị trí đường hầm Giao thông qua eo biển Măng-sơ. - Nêu các thành phần cơ bản, cấu tạo bên trong của đường hầm. - Cho biết năm hoàn thành và đi vào sử dụng đường hầm. - Nêu vai trò và lợi ích của đường hầm. + HS trình bày, chỉ bản đồ về vị trí đường hầm. GV chuẩn kiến thức. HĐ 5: Cá nhân/ cặp + HS dựa vào SGK * Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa liên kết vùng. * Năm 2000, EU có bao nhiêu liên kết vùng? * Phân tích lược đồ 7.9 và kênh chữ trong SGK: - Xác định vị trí, phạm vi của liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ. - Nêu lợi ích liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ. + GV cho ví dụ minh hoạ thêm và chuẩn kiến thức. I. Thị trường chung Châu Âu 1. Tự do lưu chuyển EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993. * Bốn mặt tự do lưu thông là: - Tự do di chuyển - Tự do lưu thông dịch vụ - Tự do lưu thông hàng hoá - Tự do lưu thông tiền vốn * ý nghĩa của tự do lưu thông: - Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. - Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu. - Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. .................................................................. 2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU. - Đồng tiền chung ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU. - Lợi thế: + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. ................................................................ II. Hợp tác rong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ 1. Sản xuất máy bay E-bơt - Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp). - Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì. ................................................................. 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục dịa Châu Âu và ngược lại. III. Liên kết vùng Châu Âu (EUROREGION) 1. Khái niệm - Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở Châu Âu mà ở đó các hoạt dộng hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia. - ý nghĩa: + Tăng cường liên kết và nhất thể hoá thể chế ở Châu Âu. + Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước. + Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ - Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ. - Lợi ích: + Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc. + Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung. + Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. IV. đánh giá 1. Trình bày nội dung của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. 2. Thế nào là liên kết vùng ở Châu Âu? Liên kết vùng đem lại lợi ích gì? 3. Xác định trên bản đồ vị trí của: Trụ sở tổ hợp công nghiệp hàng không E-bơt, đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ, liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ. V. Hoạt động nối tiếp - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài thực hành: Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

File đính kèm:

  • docTiet 13 Bai 7 CB.doc