NHẬT BẢN.
Tiết 1.
TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thúc:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của chúng.
- Phân tích được các đặc điẻmm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật từ sau chiến tranh thế giới II đến nay.
2. Kỹ năng:
- Sử dung bản đồ để nhận biết và trình bày một ssó đặc điểm tự nhiên.
- Nhận xét các số liệu tư liệu.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên , sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 21: Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Ngày soạn: 14/1/2009
NHẬT BẢN.
Tiết 1.
TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thúc:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của chúng.
- Phân tích được các đặc điẻmm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật từ sau chiến tranh thế giới II đến nay.
2. Kỹ năng:
- Sử dung bản đồ để nhận biết và trình bày một ssó đặc điểm tự nhiên.
- Nhận xét các số liệu tư liệu.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên , sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra tập thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động1. Tìm hiểu về tự nhiên.
Gv treo bản đồ tự nhiên Nhật bản, học sinh quan sát và rút ra nhận xét:
- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và lãnh thổ nhật Bản, nhận xét những tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm chủ yếu của địa hình, sông ngòi ,bờ biển,và các dòng biển ở quanh Nhật Bản, phân tích những tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
* Sau khi học sinh trả lời ,GV kết luận các ý đúng và trình bày thêm về núi lửa và động đất ở Nhật.
- Tiếp theo Gv yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và lược đồ tự nhiên và sự hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật đối với sự phát triển kinh tế là gì?
Hoạt động 2.Cặp- nhóm
Tìm hiểu về dân cư.
Dựa vào bảng 9.1 kêt hợp với kiến thức trong bài hỏcút ra các nhận xét về diễn biến của xu hướng dân số Nhật Bảnvà nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội?
Các dặc điểm dân cư có tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật Bản?
Gv có thể kể cho học sinh nghe một số mẩu chuyện về dân cư nhật Bản thể hiệ rõ các đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiêm cao, ham học hỏi.
Hoạt động 3. Cặp – nhóm.
Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế.
Dựa vào hình 9.2hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ năm 1950 đến 1973?
Sau khi học sinh trình bày kết quả làm việc, Gv khái quát tốc độ phát triển kinh tế của Nhật gọi đó là bước phát triển thần kì, từ đó đặt câu hỏi thu hút sự chú ý của học sinh:
Tai sao từ một nền kinh tế suy sụp sau chiến tranh, từ năm 1970 đến năm 1973, Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy ?
Gv phân tích các nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển nhanh chóng, Lưu ý liên hệ với một số chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nước ta hiện nay về công nghiệp hóa , hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Gv nêu thông tin: Từ sau năm 1973 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật gỉm xuống đến năm 1980 chỉ đạt 2,6% và đặt câu hỏi thu hút sự chú ý của học sinh:
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật có sự giảm sút nhanh như vậy?
Chính phủ nhật Bản đã có những biên pháp nào khôi phục nền kinh tế?
Gv trình bày các hướng điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
Kết quả đạt được từ sau năm 1973.? Cho học sinh nhận xét tình hình phát triển kinh tế Nhật từ năm 1990- 2005.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
- Nhật nằm ở Đông Á, là một quần đaotrải theo một vòng cung dài 3800 km trên Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp: 4 mặt giáp biển.
- Cơ cấu lãnh thổ gồm: 4 đảo lớn ( Hốccaiđô, Hôn su, Xicôcư, Kiu xiu )và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Địa hình: 80% diện tích là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp,dất đai màu mỡ chiếm 13% trong đó đồng bằng Hôn su lớn nhất.
- Khí hậu:ôn đới, cận nhiệt đới gió mùa, mưa lớn quanh năm , thay đổi từ bắc xuống nam.
- Sông ngòi: ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có tiềm năng lớn về thủy điện.
- Bờ biển dài với nhiều hải cảng.là nơi có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
- Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
- Có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
II.DÂN CƯ:
- Nhật là nước dân số đông (127,7 triệu người).
- tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp và đang giảm dần (0,1%)
- Tỉ lệ người già ngày càng tăng.
=> Nhật là nước có kết cấu dân số già.
- Người lao động Nhật cần cù ,tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
+ Sau cttgII nền kinh tế Nhật bị suy sụp Nghiêm trọng.
+ Từ năm 1950-1973 nền kinh tế Nhật được khôi phục và phát triển thần kì.
* Nguyên nhân:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa sản xuất, áp dụng tới mức cao nhất các thành tựu khkt trên thế giới.
- Tập trung cao độ vào các ngành kinh tế then chốt và sinh lời nhanh trong từng thời kì.
- Tập trung vốn đầu tư vào các trung tâm công nghiệp ở phía đông.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
+ Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật, tố độ tăng trưởng kinh tế giảm.
* Chiến lược phát triển kinh tế mới:
- Xóa bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả.
- khuyến khích các nganh f công nghiệp ít tốn năng lượng và có công nghệ tiên tiến.
- Hiên đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
- Mở rộng thị trường ra các nước và các khu vực mới.
- Tâp trung xây dựng các ngành công nghiệp trí tuệ.
* Kết quả: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, Nhật giữ vững vị trí một siêu cường quốc kinh tế trong thời kì hiện đại.
.
4. Củng cố:
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
- Nhật là nước có kết cấu dân số già.
- Sau CTTGII Nhật trở thành siê cường quốc kinh tế.
KT,Ngày 19 tháng 1 năm 2009
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
5. Dặn dò:
Sưu tầm các tài liệu về kinh tế Nhật bản
File đính kèm:
- Nhat tiet 20.doc