Giáo án Địa lý 11 tiết 24 đến 28

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Tiết 24 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ

TRUNG QUỐC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

 Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên.

- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.

3. Thái độ:

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Đàm thoại gợi mở, Giảng giải, Sử dụng phương tiện trực quan.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 24 đến 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA Tiết 24 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng: - Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. 3. Thái độ: II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, Giảng giải, Sử dụng phương tiện trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án. - Vẽ biểu đồ theo số liệu SGK 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài. - Tìm hiếu trước nội dung bài thực hành và các bảng số liệu 10.2, 10.3, 10.4 ở SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích những thành tựu đạt của ngành công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi trong giá trị GDP của Trung Quốc (Cá nhân, cặp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV gọi 1HS đọc nội dung của bài thực hành và nêu yêu cầu của bài thực hành. Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 10.2 để tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét. GV hướng dẫn: - Tính tỉ trọng GDP theo CT: %GDP(TQ) = GDP(TQ)/GDP(TG)*100 - Nhận xét giá trị GDP, tỉ trọng GDP tăng như thế nào qua các năm trên (Có số liệu minh họa) Bước 3: Đại diện HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét. GV kết luận. 1.Thay đổi trong giá trị GDP: - Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc: Năm 1985 1995 2004 Tỉ trọng GDP(%) 1,93 2,37 4,03 - Nhận xét: + GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần. + Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng từ 1,93% năm 1985 lên 4,03% năm 2004. + Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động 2:Tìm hiểu sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV hướng dẫn HS tính và điền vào bảng sau sự tăng giảm sản lượng nông sản của Trung Quốc qua các năm (Đơn vị: triệu tấn; Tăng +, Giảm - ) Nông sản SL năm 1995 so với năm 1985 SL năm 2000 so với năm 1995 SLnăm 2004 so với năm 2000 L/thực + 78,8 - 11,3 + 15,3 Bông + 0,6 - 0,3 + 1,3 Lạc + 3,6 + 4,2 - 0,1 Mía + 11,5 - 0,9 + 23,9 Thịt lợn - + 8,7 + 6,7 Thịt bò - + 1,8 + 1,4 Thịt cừu - + 0,9 + 1,3 Bước 2: Từ bảng số liệu đã tính HS nhận xét sự thay đổi sản lượng một số nông sản của TQ qua các năm. Bước 3: GV cho một HS trình bày, các HS khác bổ sung và GV kết luận. 2.Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp: + Từ năm 1985 đến năm 2004, nhìn chung sản lượng các nông sản của Trung Quốc đều tăng. + Từ năm 1995 - 2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía) + Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, lạc, thịt lợn...) Hoạt động 3:Tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của Trung Quốc (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 10.4 để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị XNK của TQ qua các năm. Bước 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi năm vẽ một hình tròn thể hiện cho cơ cấu giá trị XK và NK. Sau đó nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu Trung Quốc Bước 3: GV gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ, cả lớp cùng vẽ vào vở và nêu nhận xét. Bước 4: GV lựa chọn một số bài làm của HS để chấm điểm và lưu ý một số kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho HS. 3.Thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu - Vẽ 3 biểu đồ hình tròn: Đẹp, đúng, chính xác có tên biểu đồ, có chú thích biểu đồ. - Nhận xét: + Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. + Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. + Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu. + Các năm 1995, 2004 TQ xuất siêu. => Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế TQ. 4.Củng cố: - Nắm được sự thay đỉ trong GDP. - TQ có một nền nông nghiệp phát triển, một số nông sản đứng đầu thế giới. - Vai trò của kinh tế đối ngoại TQ. 5.Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Về nhà hoàn thành bài thực hành. - Về nhà tự ôn tập những nội dung cơ bản đã học trong bài 9 và bài 10 để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày Tiết 25 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1- TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á. - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển khu vực Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Đọc, phân tích bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á. - Biết thiết lập sơ đồ lôgic kiến thức. *Nâng cao: Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ về các điều kiện tự nhiên, dân cư của Việt Nam trong quá trình phát triển. II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở +Sử dụng phương tiện trực quan + Thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á. 2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp . 2. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã qua nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.Có một khu vực rất thân thiết với chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu đó là khu vực Đông Nam Á. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ các nước trên thế giới và hình 11.1 ở Sgk, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực ĐNÁ có bao nhiêu quốc gia là những quốc gia nào? - Khu vực ĐNÁ tiếp giáp với những quốc gia, vùng biển và đại dương nào? Bước 2: HS trình bày, và xác định trên bản đồ. Bước 3: GV nhận xét và nêu thêm câu hỏi: Vị trí và lãnh thổ của khu vực ĐNA tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực? Bước 4: HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I. TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Nằm ở đông nam châu Á. - Tiếp giáp với Trung Quốc, Ấn Độ, nằm giữa TBD và AĐD. - Diện tích: 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia. - Bao gồm hai bộ phận: ĐNÁ lục địa, ĐNÁ biển đảo. *Ý nghĩa: + Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Ô-xtrây-li-a, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với bên ngoài. + Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển. + Có vị trí địa- chính trị quan trọng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á (Nhóm) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm theo phiếu học tập: - Nhóm 1,2: Tìm hiểu về ĐNÁ lục địa. - Nhóm 3,4 : Tìm hiểu về ĐNÁ biển đảo. Đặc diểm tự nhiên ĐNÁ lục địa ĐNÁ biển đảo Địa hình, sông ngòi Khí hậu TN KS Bước 2: Các nhóm dựa vào SGK và Hình 11.1 để hoàn thành phiếu học tập, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung. Bước 3: GV kết luận và nêu thêm một số câu hỏi: - Việc phát triển giao thông của ĐNÁ lục địa theo hướng Đông - Tây có những ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội? - Khí hậu của ĐNA có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế? Bước 4: HS trả lời, GV kết luận và giải thích thêm. 2. Đặc điểm tự nhiên: - Gồm hai bộ phận: a. Đông Nam Á lục địa: - Địa hình chia cắt mạnh, nhiều đồi núi chạy theo hướng TB-ĐN hoặc B-N. - Có nhiều sông lớn và có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. - Giàu khoáng sản: Than đá, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng... b. Đông Nam Á biển đảo: - Tập trung nhiều đảo và quần đảo. - Địa hình nhiều đồi núi, ít đồng bằng và có nhiều núi lửa. - Khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa ẩm. - Giàu khoáng sản: Dầu mỏ, than, thiếc, đồng... Hoạt động 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á (Cặp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV cho hai HS ngồi cùng bàn dựa vào SGK và những kiến thức đã học để nêu lên những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của ĐNA. Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 3: GV chuẩn hoá kiến thức. Bước 4: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của khu vực ĐNA, đồng thời hạn chế những thiên tai và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì? 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á: a. Thuận lợi: - Khí hậu nóng ẩm + đất đai màu mỡ => Thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Vùng biển rộng lớn, giàu có =>Phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng =>Phát triển CN, lâm nghiệp. b. Khó khăn: - Động đất, núi lửa, sóng thần. - Bảo, lũ lụt, hạn hán. - Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí => suy giảm. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và những hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi: - Dân cư và xã hội ĐNÁ có những đặc điểm nào? - Đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội? Bước 2: Các HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 1. Dân cư: - Có dân số đông (Năm 2005 có 556,2 triệu người), mật độ dân số cao (124 người/ km2-2005) - Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, cơ câu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao. - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các đồng bằng ven biển. => Có lao nguồn động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhưng sức ép dân số rất lớn cho sự phát triển. 2. Xã hội: - Là khu vực đa dân tộc, Có nhiều tôn giáo. - Có nền văn hóa đa dạng. - Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục. 4.Củng cố: - Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực? - Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển trong khu vực. 5.Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Về nhà làm bài tập số 2 SGK. - Đọc bài Đông Nam Á (Tiết 2), trả lời câu hỏi: 1. Nhận xét sự chuyển cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á? 2. Trình bày sự phát triển các ngành kinh tế của khu8 vực Đông Nam Á? V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày Tiết 26 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2 - KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vưc Đông Nam Á gồm các ngành chính: Trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, biểu đồ hình cột. - So sánh qua các biểu đồ. *Nâng cao: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á và Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm. - Sử dụng phương tiện trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án. - Bản đồ kinh tế chung ĐNÁ - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. 2.Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài. - Vẽ biểu đồ hình 11.5 chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của khu vực ĐNÁ? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: ĐNÁ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn trong sự phát triển kinh tế. Bài hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu ĐNÁ đã hạn chế các khó khăn, tận dụng được thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào. b. Triển khai bài: Hoạt đông 1: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào các biểu đồ hình 11.5 để nhận xét xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của các nước ĐNA từ năm 1991 - 2004? Bước 2: Một HS phân tích các biểu đồ, rút ra nhận xét chung, các HS khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và kết luận. Chuyển ý: Chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp xem ĐNÁ chuyển hướng sang phát triển CN và DV trên những ngành nghề cụ thể nào? I. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: - Cơ cấu kinh tế ĐNÁ có sự chuyển dịch theo hướng: + Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I. + Tăng tỉ trọng khu vực II, III. => Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế CN và DV phát triển. Hoạt đông 2: Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ của các nước Đông Nam Á (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và bản đồ kinh tế chung của các nước ĐNÁ, hãy cho biết ĐNÁ có những thuận lợi gì để phát triển CN? Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và Nêu thêm câu hỏi: - Công nghiệp các nước ĐNÁ đang phát triển theo hướng như thế nào? - Kể tên các ngành CN nổi bật của ĐNÁ? Bước 4: HS trình bày, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. Bước 5: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục III ở SGK để nhận xét về tình hnhf phát triển ngành dịch vụ ở ĐNÁ. Bước 6: HS nêu nhận xét, GV bổ sung và kết luận. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ: 1. Công nghiệp: a. Hướng phát triển: - Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị CN, chuyển giao KH-CN và đào tạo kĩ thuật cho lao động. - Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. b. Tình hình phát triển: - Các ngành CN sản xuất và láp ráp ôtô, xe máy, điện tửphát triển nhanh. - CN khai khoáng (Dầu khí, than,kim loại), CN điện phát triển mạnh. - CN sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm có sức cạnh tranh khá lớn. 2. Dịch vụ: - Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế các nước ĐNÁ. - Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. - Cơ sở hại tầng từng bước hiện đại hóa. Hoạt đông 3: Tìm hiểu sự sự phát triển nông nghiệp của các nước Đông Nam Á (Nhóm) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trình bày những điều kiện thuận lợi để ĐNÁ phát triển nông nghiệp. Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: -Nhóm 1: Dựa vào hình 11.6 và Sgk trả lời các câu hỏi: + Tại sao lại nói lúa nước là cây trồng truyền thống của ĐNÁ? + Nhận xét về sản lượng và sự phân bố cây lúa nước ở ĐNÁ? -Nhóm 2: Nghiên cứu SGK và hình 11.6 tìm hiểu: + Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả ở ĐNÁ? + Tại sao các cây cao su, cà phê, hồ tiêuđược trồng nhiều ở ĐNÁ? -Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản? Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung. Bước 3: GV chuẩn hoá kiến thức và nêu thêm câu hỏi: ĐNÁ có những điều kiện nào để phát triển chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản? (Có nhiều cơ sở nguồn thức ăn, có vùng biển rộng lớn, hầu hết các nước đều giáp biển) 3. Nông nghiệp: a. Trồng lúa nước: - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của ĐNÁ. - Sản lượng lúa tăng liên tục (Từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004). - Phân bố tập trung nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Việt Nam b. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả: - Có nhiều cây CN nhiệt đới: + Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. + Cây lấy dầu, lấy sợi được trồng nhiều nơi. - Cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở hầu hết các nước. c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trông thuỷ, hải sản: - Chăn nuôi: Có cơ cấu đa dạng số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. - Thuỷ sản: Ngành truyền thống, sản lượng liên tục tăng. 4.Củng cố: - Hãy nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐNÁ, xu hướng đóp nói lên điều gì? - Trình bày phát triển nông nghiệp của khu vực ĐNÁ? - Kể tên một số hảng nổi tiếng nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp. 5.Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Về nhà làm bài tập số 3 SGK trang 106. - Đọc bài: Hiệp hội các nước Đông Nam Á và tìm hiểu thêm các thông tin về quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: Ngày Tiết27 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ( TT) Tiết 3 - HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần *Chuẩn: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN. 2. Kĩ năng: - Lập đề cương và trình bày một báo cáo. - Cách tổ chức một hội thảo khoa học. 3. Thái độ: HS nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc gia nhập ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. *Nâng cao: Sưu tầm thêm các tài liệu về các hoạt động của ASEAN trong thời gian gần đây. Hiểu được những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào ASEAN. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở - Giải thích minh họa. - Thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ kinh tế chung ĐNÁ - Sơ đồ về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học và sưu tầm một số thông tin về ASEAN. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước ĐNA? Các nước ĐNA có lợi thế gì để phát triển CN, NN? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trên thế giới, EU được biết tới như một khối các quốc gia thành đạt cả về kinh tế, chính trị và xã hội ở châu Âu. Còn ở châu Á có một khối liên kết các quốc gia đang hướng tới mô hình phát triển như EU trong một vài chục năm tới, đó là hiệp hội các nước ĐNÁ gọi tắt là ASEAN. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hiệp hội này. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV treo bản đồ các nước ĐNÁ, yêu cầu HS xác định phạm vi lãnh thổ của ASEAN, sau đó dựa vào SGK và hiểu biết để nêu khái quát sự ra đời và phát triển của ASEAN: - ASEAN được thành lập từ thời gian nào? - Khi mới ra đời ASEAN có những nước thành viên nào? - VN gia nhập vào ASEAN vào thời gian nào? - Hãy cho biết hiện nay trong khu vực ĐNA còn nước nào chưa gia nhập ASEAN? Bước 2: HS trình bày, GV kết luận và chuẩn xác kiến thức. Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở SGK để nêu lên những mục tiêu cụ thể và tổng quát của ASEAN và điền bảng sau: Mục tiêu 1 Mục tiêu 1 Mục tiêu 1 Mục tiêu tổng quát Bước 4: HS điền vào bảng và trình bày, HS khác bổ sung. Bước 5: GV kết luận và nêu thêm câu hỏi: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự hoà bình ổn định? GV phân tích thêm: Nhiều nước ASEAN đều đã trải qua xung đột, chiến tranh -> Mất ổn định cho khu vực và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của chính các nước đó, nên hoà bình, ổn định vừa là mục đích nhưng cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Bước 6: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ SGK, nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho ví dụ cụ thể? Bước 7: HS trình bày, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN 1. Sự ra đời và phát triển: - Ra đời 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. - Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: Năm 1984 kết nạp thêm Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999: Cam-pu-chia. - Hiện nay, ASEAN gồm 10 nước thành viên. 2. Mục tiêu chính của ASEAN: - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên. - Xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định và có nền kt-xh phát triển. - Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài. => Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. 3. Cơ chế hợp tác của ASEAN: ASEAN có cơ chế hợp tác rất đa dạng, thông qua nhiều lĩnh vực: - Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao. - Thông qua kí kết các hiệp ước song phương và đa phương. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng khu vực thương mại tự do. => Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu hoà bình, ổn định và cùng phát triển. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu và thách thức của ASEAN (Nhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1, 2: Tìm hiểu các thành tựu đã đạt được của ASEAN và lấy ví dụ minh hoạ. - Nhóm 3, 4: Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo. Bước 2: Các nhóm dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học để thảo luận trong thời gian 5 phút. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình các nhóm khác bổ sung. Bước 3: GV chuẩn hoá kiến thức và nêu thêm một số câu hỏi: - Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hướng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN? - Tình trạng đói nghèo ở một số bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia? II. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN 1. Thành tựu: *Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP và giá trị XNK liên tục tăng. * Về đời sống: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, bộ mặt các nước có sự thay đổi. *Về an ninh chính trị: Tạo được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. 2. Thách thức: - Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều giữa các nước. - Vẫn còn tình trạng đói nghèo. - Các vấn đề xã hội, môi trường... Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi: - Nêu ví dụ cho thấy VN đã tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội? - Em có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập vào ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới? Bước 2: HS trình bày, bổ sung, GV nhận xét và kết luận. III. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN: - Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN. - Góp phần nâng cao vị trí của ASEAN trên trường quốc tế. * Cơ hội và thách thức của Việt Nam: - Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước. - Có nhiều thách thức như sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về thể chế chính trị, sự cạnh tranh của các nước 4. Củng cố: - Nêu các mục tiêu của ASEAN? - Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần khắc phục điều đó bằng những biểu hiện nào? 5. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Trả lời các câu hỏi SGK. Chuẩn bị trước bài thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 28 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 4- THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: Biết được một số chỉ tiêu (về du lịch và xuất, nhập khẩu) của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực khác của châu Á. 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ hình cột và phân tích biểu đồ rút ra nhận xét. - Tính toán bình quân chi tiêu của khách du lịch. II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + Sử dụng phương tiện trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Biểu đồ số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch theo bảng 11 ở SGK đã vẽ sẵn. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học và nghiên cứu trước các bảng số liệu 11, hình 11.9 ở SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích những thành tựu và thách thức của ASEAN.Cho ví dụ cụ thể. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á (Cả lớp) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài thực hành. Sau đó GV hướng dẫn cho HS làm từng nội dung của bài thực hành. - Vẽ biểu đồ thể hiện cho số khách du lịch và chi tiêu du lịch của ba khu vực. - Tính bình quân chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch theo CT sau: BQCT = Số lượt khách/chi tiêu khách (USD/ng) (Lưu ý đổi từ đơn vị triệu USD về USD) - Nhận xét so sánh sự tăng giảm của số khách d

File đính kèm:

  • docgiao an 11 2428.doc