Giáo án Địa lý 11 tiết 25 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2 ) kinh tế

Tiết 25 Bài 10 CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

 (Tiết 2 ) Kinh tế

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá đất nước.

2. Kĩ năng

 Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên.

3. Thái độ

 Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Trung Quốc

 - Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc

 - Một số ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 25 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2 ) kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I Ngày soạn 3 tháng 3 năm 2008 Chương trình chuẩn Tiết 25 Bài 10 cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc) (Tiết 2 ) Kinh tế I. mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá đất nước. 2. Kĩ năng Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên. 3. Thái độ Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II. thiết bị dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên Trung Quốc - Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc - Một số ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc III. hoạt động dạy học + Bài cũ : Nêu đặc điểm tự nhiên của hai miền Đông, Tây của Trung Quốc. + Mở bài: Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm công nghiệp và vai trò ngày càng tăng trong “sân khấu kinh tế thế giới” chính là nhờ sự thành công trên con đường hiện đại hoá của Trung Quốc. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cặp/nhóm Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại một số điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. GV trình bày: Mặc dù với cùng một điều kiện tự nhiên và dân cư, trong giai đoạn 1949 – 1978 Trung Quốc đã không thành công trong phát triển kinh tế. Không những thế các cuộc đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá còn gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ năm 1978, Trung Quốc thay đổi đường lối phát triển, giữ ổn định xã hội, khai thác nguồn lực trong nước, nguồn lực từ bên ngoài, tiến hành hiện đại hoá đất nước; nhờ đó, Trung Quốc đã có những thành công được thế giới ghi nhận. Bước 2: GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm (phiếu học tập 1, phần phụ lục). Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Tỉ lệ tăng trưởng GDP của trung Quốc gấp 2 lần thế giới (thế giới 3 – 4%). Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện bước đi chiến lược thứ ba, từ năm 2000 đến giữa thế kỷ XXI, hoàn thành về cơ bản công cuộc hiện đại hoá công nghiệp và nông nghiệp. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỷ XXI. HĐ 2: Cả lớp/nhóm Bước 1: Câu hỏi: Dựa vào những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp? Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm chẵn làm phiếu học tập 2. - Nhóm lẻ làm phiếu học tập 3 (phần phụ lục). Bước 3: Các nhóm trao đổi. Sau đó đại diện các nhóm lên phát biểu (kết hợp chỉ trên bản đồ sự phân bố công nông, nghiệp). GV bổ sung: CN vũ trụ của Trung Quốc được đầu tư mạnh, không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà còn phục vụ dân sinh, như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại. Ngày 20/10/2003 Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V” có người lái trên quỹ đạo, trở về Trái Đất an toàn. Đó là niềm tự hào của người dân Trung Quốc và khẳng định vai trò vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Câu hỏi: - Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây? - Trình bày những khó khăn mà ngành nông nghiệp Trung Quốc gặp phải? (Bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp, công nghệ lạc hậu, giá nông sản cao hơn thế giới nên khó cạnh tranh). HĐ 3: Cả lớp Câu hỏi: Cho biết các hình thức hợp tác trao đổi của Việt nam với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung: Tuyên bố chung của hai Tổng bí thư hai nước tháng 2/1999: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. I. Khái quát (Xem thông tin phản hồi, phần phụ lục). II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Chiến lược phát triển công nghiệp - Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: luyện kim, hoá chất, điện tử, hoá dầu, sản xuất ôtô... - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện. - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây. 2. Nông nghiệp a. Biện pháp phát triển nông nghiệp - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. - Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi,... - áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại. b. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp - Một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn. - Ngành trồng rừng đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp. - Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía... - Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng phía đông. III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam Trung Quốc – Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. IV. đánh giá . Trình bày kết quả hiện đại hoá công nghiệp ở Trung Quốc. V. Hoạt động nối tiếp Làm các câu hỏi trong SGK. VI. phụ lục Phiếu học tập 1 và thông tin phản hồi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)...cao... Kinh tế phát triển ....nhanh...... Tốc độ tăng GDP...cao nhất.. thế giới: 8% Giá trị xuất khẩu đứng thứ...ba...thế giới Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng:...giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III...... Thu nhập bình quân đầu người....tăng.... Phiếu học tập số hai Nhiệm vụ: Đọc SGK mục II, quan sát bảng 10.1, hình 10.8 hãy hoàn thiện sơ đồ sau thể hiện chiến lược phát triển và các thành tựu của ngành công nghiệp Trung Quốc. Chiến lược phát triển công nghiệp Thành tựu - Cơ cấu ngành công nghiệp: - Sản lượng ngành công nghiệp: - Phân bố: Phiếu học tập số 3 Nhiệm vụ: Đọc SGK mục II.2, quan sát hình 10.9 hãy hoàn thiện sơ đồ sau thể hiện sự phát triển nông nghiệp và các thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp Trung Quốc. Chiến lược phát triển nông nghiệp Thành tựu - Cơ cấu ngành nông nghiệp: - Sản lượng ngành nông nghiệp: - Phân bố:

File đính kèm:

  • docTiet 25 Bai 10 CB.doc