KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)
Tiết 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Sau khi học xong tiết này học sinh phải nắm được:
1. Về kiến thức:
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu vực thông qua phân tích biểu đồ.
- Nêu được nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực ĐNA gồm các ngành chính: Trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của ĐNA.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích được kiến thức trên bản đồ và thiết lập các sơ đồ kiến thức.
3. Về thái độ:
- Hiểu được hoàn cảnh khó khăn và tinh thần vượt qua đói nghèo của nước dân Đông Nam Á.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 29: Khu vực Động nam á (tiếp theo) tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2009
Tiết 29
Bài dạy:
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)
Tiết 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Sau khi học xong tiết này học sinh phải nắm được:
1. Về kiến thức:
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu vực thông qua phân tích biểu đồ.
- Nêu được nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực ĐNA gồm các ngành chính: Trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của ĐNA.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích được kiến thức trên bản đồ và thiết lập các sơ đồ kiến thức.
3. Về thái độ:
- Hiểu được hoàn cảnh khó khăn và tinh thần vượt qua đói nghèo của nước dân Đông Nam Á.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Vị trí địa lí và lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam Á?
3. Giảng bài mới:
- Vào bài mới: (1’) Đông Nam Á là khu vực giàu tiềm năng để phát triển nền kinh tế đa dạng, nhưng hiện nay đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn.
- Tiến trình bài dạy:
TL
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
8’
HĐ1: Tìm hiểu về những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế của các nước Đông Nam Á.
- Cơ cấu nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào?
- Nêu đặc điểm của sự chuyển dịch đó? Cho ví dụ?
- Chuẩn kiến thức.
HĐ1: Cặp đôi
- Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết để trả lời.
- Dựa vào hình 11.5 và kiến thức đã học để trả lời.
- Đại diện học sinh trả lời.
I. Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế ĐNA có sự chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông -> nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển.
+ Tỉ trọng giá trị và lao động trong KV I giảm, trong KV II và KV III tăng lên.
+ Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước là khác nhau.
+ Ở Việt Nam thể hiện rõ nét sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của cả 3 KV kinh tế.
8’
HĐ2: Tìm hiểu về hoạt động công nghiệp của các nước ĐNA.
- Công nghiệp ĐNA phát triển theo hướng nào?
- Trong cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi như thế nào? Tại sao?
- Các nước ĐNA chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nào, phân bố ở đâu?
- Chuẩn kiến thức.
HĐ2: Cả lớp
- Dựa vào mục II SGK và hiểu biết, kiến thức đã học để tìm câu trả lời
- Đại diện HS trả lời.
II. Công nghiệp:
- Công nghiệp phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và phát triển thị trường nhằm phục vụ xuất khẩu.
- Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch vào các ngành công nghiệp hiện đại như: công nghiệp chế biến, khai thác dầu khí, công nghiệp điện- điện tử, khai khoáng,
- Với các ngành: Chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, sản xuất giầy da, dệt may, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng, Xin gapo, Việt Nam, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia.
- Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp của khu vực có tính cạnh tranh chưa cao trên thị trường quốc tế
6’
HĐ3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ của ĐNA
- Ngành dịch vụ có đặc điểm gì trong cơ cấu nền kinh tế của các nước ĐNA?
- Hướng phát triển ngành dịch vụ của các nước ĐNA là gì? Nhằm mục đích gì?
- Chuẩn kiến thức.
HĐ3: Cặp đôi
- Dựa vào mục III SGK để trả lời.
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết để trả lời.
- Đại diện trả lời.
III. Dịch vụ:
- Có xu hướng phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, TNTN, dân cư và xã hội, như: phát triển CSHT, hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ, phát triển du lịch nhằm phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng từng bước được hiện đại hóa nhưng nức độ phát triển không đều.
- Xuất hiện nhiều ngành mới => thu hút nhiều lao động cho khu vực dịch vụ.
15’
HĐ4: Tìm hiểu về đặc điểm ngành nông nghiệp của ĐNA
- Chia lớp thành 06 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 và 6: Tìm hiểu đặc điểm phát triển trồng lúa nước.
+ Nhóm 2 và 5: Tìm hiểu về đặc điểm phát triển trồng cây công nghiệp.
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu hoạt động chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng, thủy, hải sản.
- Nội dung thảo luận:
+ Nêu đặc điểm tình hình phát triển cảu các ngành.
+ Phân bố chủ yếu.
- Chuẩn kiến thức
HĐ4: Nhóm
- Căn cứ vào mục IV.1 và hình 11.6 SGK để trả lời
- Dựa vào mục IV.2,ø biểu đồ 11.7 và hình 11.6 SGK để trả lời.
- Dựa vào mục IV.3 SGK và hiểu biết để trả lời
- Đại diện nhóm trình bày.
IV. Nông nghiệp:
- ĐNA là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước với một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.
1. Trồng lúa nước:
- Là cây trồng truyền thống và qua trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng lên (từ 103 triệu tấn năm 1985 đến 161 triệu tân năm 2004)
- Cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực.
- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
2. Trồng cây công nghiệp:
- Đa dạng về sản phẩm như: Cây lấy dầu, cây lấy sợi, cây lấy mủ,..
- Sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu thu ngoại tệ => tạo tiền đề phát triển kinh tế.
- Các loại cây công nghiệp nhiệt đới cso sản lượng lớn: Cà phê (20%), cao su (75%), hồ tiêu (46%) trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia,
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản:
- Chăn nuôi là ngành có nhiều điền kiện phát triển và có số lượng đàn gia súc khá lớn nhưng vẫn chưa trở thành ngành chính.
- Là một trong những khu vực đánh bắt cá lớn, nhưng chưa tận dụng hết tiềm năng. Ngành nuôi trồng gần đây đã phát triển mạnh.
- Các nước phát triển mạnh là: Thái Lan, Inđônêxia, philippin Việt Nam.
4. Củng cố và dặn dò: (3’)
- Củng cố: Hãy giải thích vì sao ĐNA có ngànhnông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế?
- Dặn dò: Làm bài tập 2 và 3 trong SGK trang 106 và chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
File đính kèm:
- DNA tiet 2.doc