Giáo án Địa lý 11 tiết 29: Khu vực Đông Nam á - Tiết 2: Kinh tế

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 2. KINH TẾ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ.

-Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm ba thành phần chủ đạo:sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp, chăn nuôi và khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.

-Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp,dịch vụ của ĐNÁ.

2.Kĩ năng

-Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột.

-So sánh qua các biểu đồ.

-Thực hiện tại lớp các bài tập địa lí.

-Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày trong nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 29: Khu vực Đông Nam á - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 31 NS: 04/4/2008 TIEÁT 29 ND: 08/4/2008 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2. KINH TẾ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. -Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm ba thành phần chủ đạo:sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp, chăn nuôi và khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. -Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp,dịch vụ của ĐNÁ. 2.Kĩ năng -Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột. -So sánh qua các biểu đồ. -Thực hiện tại lớp các bài tập địa lí. -Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày trong nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ kinh tế Đông Nam Á. -Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á. -Phóng to các bảng biểu trong SGK. III.TRỌNG TÂM BÀI HỌC Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế khu vực ĐNÁ là nền kinh tế đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang khu vực công nghiệp và dịch vụ,tuy nhiên vẫn còn coi trọng nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm phong phú và đa dạng. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Sĩ số, đồng phục 2. Kiểm tra bài cũ Tại sao ĐNÁ coi vị trí địa lí là một trong những điều kiện quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước? 3. Bài mới Hoạt động cua GV-HS Nội dung chính Hoạt động1: GV hướng dẫn HS làm việc với SGK theo 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nước. - Dựa vào hình 11.4 nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP năm 1991 và năm 2004 của một số quốc gia ĐNÁ? (Đại diện các nhóm trình bày kết quả, rút ra nhận xét chung) - Giải thích tại sao có xu hướng chuyển dịch như thế? - Đang trong quá trình CNH, trong quá trình sản xuất nên năng suất sản xuất tăng lên, đời sống dần được cải thiện nên DV cũng gia tăng. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK,liên hệ Việt Nam nêu: - Đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Á. - Hạn chế của công nghiệp Đông Nam Á? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK,liên hệ Việt Nam nêu đặc điểm của ngành dịch vụ của Đông Nam Á? -Với đặc điểm đó sẽ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế như thế nào? Liên hệ Việt Nam? Hoạt động 4: -GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, sử dụng kiến thức của tiết 1, để giải quyết các vấn đề sau: -Cơ cấu nông nghiệp của ĐNÁ? ®Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế ĐNÁ, với ba ngành chính. -Những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, dân cư lao động của ĐNÁ trong việc phát triển nông nghiệp? - Dựa vào hinh 11.5 để nhận xét sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp của Đông nam Á? - Phân tích hình 11.6 để chứng minh Đông Nam Á là khu vực sản xuất nhiều cao su và cà phê ở trên thế giới? Gợi ý: Có thể giải quyết mục IV theo ba nhóm: tìm hiểu về cây lúa,cây công nghiệp và chăn nuôi, thuỷ sản. I.Cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch từ khu vực nông lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. - Cụ thể: + Tỉ trọng và lao động trong KVI giảm, trong KVII và III tăng. + Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau. +Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thế thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch ở cả ba khu vực. II. Công nghiệp - Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại nhằm phục vụ cho xuất khẩu: Tăng cường liên doanh với bên ngoài về KH-KT, vốn, công nghệ. - Cơ cấu: Đang chú trọng vào các ngành CN hiện đại, cơ cấu công nghiệp gồm các ngành: CN chế biến, CN dầu khí, CN điện, CN khai thác khoáng sản. - Bình quân đầu người về sản lượng điện còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao III. Dịch vụ - Đang có xu hướng phát triển mạnh dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí đại lí,tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng - Cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hoá. Hệ thông ngân hàng, tín dụng được chú trọng phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển không đồng đều. - Xuất hiện nhiều ngành mới làm cho lao động trong khu vực dịch vụ tăng khá nhanh. IV. Nông nghiệp 1. Sản xuất lúa nước - Điều kiện: Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào. - Tình hình sản xuất: Sản lượng không ngừng tăng(148,6 triệu tấn), Thái Lan và Việt Nam trở thành nước nhất nhì về XK lúa gạo trên thế giới. - Phân bố: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia. 2. Trồng trọt cây công nghiệp - Điều kiện: Đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào. - Tình hình sản xuất: Cây CN đa dạng, cung cấp 75% sản lượng cao su, 20% sản lượng cà phê, 46% sản lượng hồ tiêu cho thế giới. - Phân bố: HS chỉ trên bản đồ KT ĐNÁ. 3. Chăn nuôi và thuỷ sản * Điều kiện: Đồng cỏ, SX lương thực phát triển, diện tích mặt nước lớn, lao động dồi dào. * Tình hình sản xuất: - Chăn nuôi: Cơ cấu đa dạng, số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. - Thuỷ sản: ngành truyền thống, sản lượng tăng liên tục. - Những nước phát triển mạnh: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam. 4. Củng cố - ĐNA- một khu vực giàu tiềm năng để phát triển nền kinh tế đa dạng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. - Giải thích tại sao? Liên hệ ở Việt Nam? 5. Hướng dẫn học ở nhà -Trả lời câu hỏi 1, 2 và làm bài tập 3 SGK. -Chuẩn bị tiết 3, bài 11 “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”. V. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docT29DNA.doc