Tiết: 7.
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực – các vấn đề đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Đọc lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.
- Phân tích được bảng số liệu thống kê để rút các nhận định cần thiết.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 7: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực tây nam á và trung á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14-10-2007.
Tiết: 7.
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực – các vấn đề đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Đọc lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.
- Phân tích được bảng số liệu thống kê để rút các nhận định cần thiết.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.
3. Thái độ:
-
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Á;
- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Phóng to hình 5.8 SGK.
- Phiếu học tập:
Các mặt tìm hiểu
Tây Nam Á
Trung Á
- Vị trí địa lí.
- Ý nghĩa
- Đặc trưng tự nhiên
- Đặc điểm xã hội nổi bật
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Oån định tình hình lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’): Vì sao các nước Mĩ latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỷ lệ người nghèo khổ của khu vực lại cao?
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’)
- Tiến trình tiết dạy:
T/L
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung
15’
HĐ1:
- GV giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Yêu cầu HS xác định kênh đào Xuy ê trên bản đồ.
HĐ2:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có 4 HS. Các bộ phận của một nhóm có cùng một nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn phương pháp làm việc chung:
Dựa vào kiến thức đã học, hình 5.5, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến hành phân tích, trao đổi nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
HĐ1: Cả lớp
- HS nghiên cứu SGK.
- Đại diện HS trình bày.
- HS còn lại nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Nhóm
- Nhóm 1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về khu vực Trung Á.
- Đại diện các nhóm trình bày.
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
(Thông tin phản hồi ở phiếu học tập)
20’
HĐ3: Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ.
- GV yêu cầu HS tiến hành tuần tự các công việc:
+ Tính lượng dầu mỏ dư thừa của các khu vực có thể xuất khẩu.
+ So sánh lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu của khu vực với các khu vực còn lại. Từ đó rút ra kết luận về vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực với nền kinh tế thế giới.
+ Tìm mối quan hệ giữa nguồn dầu mỏ của khu vực với các sự kiện chính trị lớn của thế giới trong hai thập niên vừa qua?
HĐ4: Tìm hiểu xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.
-GV hỏi:
+ Vấn đề gì nảy sinh lâu dài nhất ở khu vực Tây Nam Á? Vấn đề đó cần phải giải quyết như thế nào?
+ Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao?
- GV chuẩn hóa kiến thức.
HĐ3: Nhóm cặp đôi
- HS phân tích hình 5.8 để tình hiểu vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới.
HĐ4: Nhóm cặp đôi
- HS nghiên cứu SGK, bản đồ thế giới và kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi.
- HS còn lại nhận xét và bổ sung.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Khu vực Tây Nam Á và Trung Á trữ lượng dầu mỏ rất lớn: Tây Nam Á chiếm 50% thế giới.
- Tây Nam Á và Trung Á là hai trong số ba khu vực có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á chiếm phần lớn trong lượng dầu xuất khẩu của thế giới.
àNguyên nhân quan trọng tạo ra sự bất ổn định của khu vực.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố:
a. Thực trạng:
- Xung đột dai dẳng giữa người Aûrập và Do Thái.
- Các cuộc chiến tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản: chiến tranh I-ran với I-rắc, chiến tranh I-rắc với Cô-oét
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển
àTình trạng nghèo đói, mất ổn định càng tăng.
b. Nguyên nhân:
Nhiều nguyên nhân, nguyên nhân quan trọng nhất là tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng về quyền lợi.
IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Tây Nam Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 33.
VI. THÔNG TIN PHẢN HỒI: Treo bảng phụ
- Phiếu học tập :
Các mặt tìm hiểu
Tây Nam Á
Trung Á
- Vị trí địa lí.
- Ý nghĩa
- Nằm ngã ba đường của 3 lục địa: Á, Aâu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Aâu.
- Vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Trung tâm châu Á, án ngữ trên con đường tơ lụa.
- Vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
- Đặc trưng tự nhiên
- Khô hạn, giàu dầu khí nhất thế giới.
- Khô hạn, khoáng sản đa dạng, đặc biệt là dầu khí.
- Đặc điểm xã hội nổi bật
- Cái “nôi” của 3 tôn giáo lớn trên thế giới. Đa số dân cư theo đạo Hồi
- Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hóa Đông - Tây
VII. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
File đính kèm:
- 3 cot Tiet 7.doc