Giáo án Địa lý 11 - Trung tâm GDTX Chơn Thành

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI

BÀI 1

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển

- Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NIC về các mặt: GDP, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, chỉ số HDI

- Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế về cácmặt, xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức

 

doc127 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Trung tâm GDTX Chơn Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ – Xà HỘI BÀI 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NIC về các mặt: GDP, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, chỉ số HDI Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế về cácmặt, xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người Đọc các bảng số liệu và rút ra nhận xét cần thiết về GDP, GDP theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, chi số HDI Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại THIẾT BỊ DẠY HỌC: Hình 1. Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức bình quân đầu người (USD/người – năm 2004) (phóng to theo SGK) Bảng 1.1. Tỉ trọng GDP theo giá thực tế của các nhóm nước. (phóng to theo SGK) Bảng 1.3. Chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước, (phóng to theo SGK) HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Mở bài: Phương án 1: GV tóm tắt sơ lược chương trình Địa lí 10 và giới thiệu đôi nét về chương trình địa lí 11. Yêu cầu HS xem mục lục để xác định 2 phần chính trong chương trình địa lí 11. GV giới thiệu phần A: Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới GV hỏi và cho HS suy ngẫm: Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới? Trình độ kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới hiện nay chênh lệch hay đồng đều? Nhân loại đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay khác gì với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đây? Phương án 2 Ở lớp 10 các em đã được học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế – xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. GV ghi tên bài lên bảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp Bước 1: Yêu cầu mỗi HS tự đọc mục I trong SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nuớc. Sau đó từng cặp quan sát hình I và nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người). Hoặc có thể cho HS tiếp tục làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 1 (phần phụ lục) Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức và giải thích các khái niệm: Bình quân đầu người (GDP – Gross dometic product). Đầu tư ra nước ngoài (FDI – Foreing direct investment), chỉ số phát triển con người (HDI – human Development Index) GV giảng thêm về các nước NIC. Có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Hãy kể tên một số nước NIC (New Industrial Countries)? Các nước này thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển? Hãy nêu một số đặc điểm tiêu biểu của nước NIC - Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? - Dựa vào hình 1, em có thể kết luận người dân của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất? Chuyển ý: Như ta đã biết nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự cách biệt rất lớn về trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng cụ thể như thế nào? -> HĐ 2: Nhóm Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-6 HS, được giao cho một trong những nhiệm vụ cụ thể sau: Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, nhận xét tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2 nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước Nhóm 3: Làm việc với bảng 1.3 và bảng thông tin ở ô chữ, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ bình quân giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển Bước 1: Các nhóm thảo luận. Trong khi các nhóm thảo luận GV kẻ phiếu học tập 2 lên bảng Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày: mỗi nhóm cử 2 HS, một trình bày và một ghi ngắn gọn kết quả làm việc của nhóm vào ô tương ứng ở trên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác GV tiểu kết: Dân số các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới nhưng tỉ trọng GDP lại chiếm đến gần 4/5 GDP của thế giới. GDP ở nhóm nước phát triển rất cao ở khu vực III (> 70%) và thấp ở khu vực I và II ( 40%, khu vực I và II < 60%). Sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống thể hiện rất rõ ở tuổi thọ bình quân và chỉ số HDI. Năm 2005, tuổi thọ bình quân của nhóm nước phát triểnlà 76, của các nhóm nước đang phát triển là 65, thậm chí các nước ở Đông Phi và Tây Phi, tuổi thọ bình quân chỉ tới 47. Chỉ số HDI ở các nước phát triển và đang phát triển đều tăng qua các năm, tuy nhiên sự chênh lệch vẫn còn rất lớn và khoảng cách qua các năm hầu như không thay đổi Chuyển ý: Các em biết gì về nên kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến kinh tế, xã hội thế giới như thếnào? HĐ 3: Cả lớp GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Giải thích và làm sáng tỏ khái niệm công nghệ cao. Đồng thời làm rõ vai trò của bốn công nghệ trụ cột Lưu ý: - Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc mạng khoa học và kĩ thuật: + Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối TK XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí + Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: từ sản xuất cơ khí chuyển sang sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ -> ra đời hệ thống công nghệ điện cơ khí + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI: làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao - Phân tích vai trò của 4 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (Xem thông tin trang 17, 18 SGK) - Có thể bổ sung các câu hỏi sau: + Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây? + Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra + Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới + Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức + Em biết gì về nền kinh tế tri thức? I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển - Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao - Các nước đang phát triển thì ngược lại II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước Thông tin phản hồi phiếu học tập 2 (phần phụ lục) III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: - Xuất hiện vào cuối TK XX - Bùng nổ công nghệ cao - Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin - Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ ’ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ’ Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thưcù, kỹ thuật, công nghệ cao. ĐÁNH GIÁ A. Trắc nghiệm 1. Hãy chọn câu trả lời đúng a. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức là A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật B. Cuộc cách mạng khoa học C. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại D. Cuộc cách mạch khoa học và công nghệ hiện đại b. Các quốc gia trên thế giới được chia làm hai nhóm: phát triển và đang phát triển, dựa vào: A. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên B. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước C. Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế – xã hội D. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người c. Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên A. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao B. Vốn, kĩ thuật, lao động dồi dào C. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn D. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao 2. Nối ý cột I và cột II sao cho đúng I. Bốn công nghệ trụ cột II. Đặc điểm A. Công nghệ sinh học B. Công nghệ vật liệu C. Công nghệ năng lượng D. Công nghệ thông tin a. Tạo ta các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp sợi quang b. Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên c. Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với nhiều tính năng mới d. Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới e. Nâng cao năng lực con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin f. Tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, thủy triều g. Tạo ra các vật liệu siêu dẫn, vật liệu composit h. Tạo ra những bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh B. Tự luận: 1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nhóm phát triển và nhóm nước đang phát triển 2. Dựa vào hình 1, nêu nhận xét về sự phân bố của các nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhất và các nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Làm bài tập 2 và 3 trong SGK PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 1 GDP/người Một số nước tiêu biểu Mức thấp: <725 Trung Quốc, Việt Nam Mức trung bình dưới: 725 – 2895 Liên Bang Nga Mức trung bình cao: 2896 – 8955 Braxin, Iran Mức cao: >8955 Hoa Kì, Canada PHIẾU HỌC TẬP 2 Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP (2004 - %) 79,3 20,7 Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế (2004) KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII Tuổi thọ bình quân (2005) HDI (2003) THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1 GDP/người Một số nước tiêu biểu Mức thấp: <725 Trung Quốc, VN, Mông Cổ, Lào, Campuchia Mức trung bình dưới: 725 – 2895 LB Nga, Ucraina, Thái Lan, Malaixia, Angiêri Mức trung bình cao: 2896 – 8955 Braxin, Paragoay, Nam Phi, Mêhicô, Libi Mức cao: >8955 Hoa Kì, Canada, Pháp, Đức, Ôxtrâylia THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 2 Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP (2004 - %) 79,3 20,7 Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế (2004) KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII 2 27 71 25 32 43 Tuổi thọ bình quân (2005) 76 65 HDI (2003) 0,855 0,694 Bài 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: Trình bày đựơc các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Bản đồ các nước trên thế giới Lược đồ trống thế giới, trên đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1 đến 5 Lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4 (để giao nộp cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài tập về nhà) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Mở bài: Phương án 1: GV hỏi: các công ti Honda, Coca Cola, Nokia, Sharp, Samsung thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hóa là gì? Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực hóa có gì khác nhau? Phương án 2: Phần mở đầu trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu -> làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia. Có thể yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế? - Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. Liên hệ với Việt Nam - Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo em, toàn cầu hóa là cơ hội hay thách thức? - Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế * Trong quá trình giảng giải, GV có thể sử dụng các thông tin sau: - Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại nhưng xét đến cùng cũng do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến 3 yếu tố chính: Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; nền kinh tế thị trường hiện đại; chính sách có tính toán của Mĩ, của các cường quốc khác và của mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới - Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại - Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa - Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa - Với VN và các nước đang phát triển Toàn cầu hóa vừa là thách thức vừa là cơ hội - Có thể nói, bản thân của toàn cầu hóa là một cuộc chơi, là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được – mất” rất to nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết. Chỉ có một tình huống chắc chắn là mất hết, đó là khi co mình lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập (Tổng hợp từ SGV) Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng ta đi vào tìm hiểu phần II HĐ 2: Cả lớp/ nhóm/cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể Bước 2: Yêu cầu HS phân thành nhóm từ 4 đến 6 em, tham khảo bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống (giới hạn trong 2 phút) Bước 3: GV ra hiệu lệnh, đồng loạt chạy lên ghi tên các tổ chức kinh tế vào lược đồ, nhóm nào ghi được nhiều nhất và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc. (Nếu có điều kiện, chuẩn bị đủ lược đồ cho số nhóm trong lớp, mỗi nhóm hoàn thành một lược đồ trong 2 phút, sau đó GV đưa lược đồ hoàn chỉnh đã chuẩn bị sẵn ở nhà ra, HS tự đánh giá kết quả của nhóm và tự xác định nhóm thắng cuộc – nhanh nhất và chính xác nhất) Bước 4: GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho HS, sau đó yêu cầu từng em HS hoàn thành phiếu học tập 1 HĐ 3: Cả lớp GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi: - Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? - Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối liên hệ như thế nào? - Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay (GV tham khảo thông tin trang 23, SGV) I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Biểu hiện - Thương mại TG phát triển mạnh - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 2. Hệ quả Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Nguyên nhân hình thành - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực ( Thông tin phản hồi phiếu học tập – phần phụ lục) 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Tích cực: + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ + Thúc đẩy quá trình mở của thị trường từng nước -> tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa - Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia IV. ĐÁNH GIÁ A. Trắc nghiệm: 1. Hãy chọn câu trả lời đúng a. Toàn cầu hóa A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thê giới về kinh tế, văn hóa, khoa học C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học b. Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm: A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước 2. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới: A. Biểu hiện B. Đặc điểm a. Thương mại thế giới phát triển mạnh b. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu c. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh d. Khai thác triệt để khao học công nghệ e. Thị trường tài chính quốc tê mở rộng f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế g. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn h. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo B. Tự luận 1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế 2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS về nhà dựa vào lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới, vạch ranh giới và tô màu các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trong bảng 2 (màu cho từng kh vực do GV qui định) VI. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP (HĐ 2) Dựa vào bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tê 1khu vực, hoàn thành bảng sau: Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất APEC, ASEAN Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhấp Tổ chức có số thành viên cao nhất Tổ chức có số thành viên thấp nhất Tổ chức có đông dân nhất Tổ chức có ít dân nhất Tổ chức được thành lập sớm nhất Tổ chức được thành lập muộn nhất Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP (HĐ 2) Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất APEC, ASEAn, EU, NAFTA, MERCCOSUR Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhấp APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR Tổ chức có số thành viên cao nhất EU Tổ chức có số thành viên thấp nhất NAFTA Tổ chức có đông dân nhất APEC Tổ chức có ít dân nhất MERCOSUR Tổ chức được thành lập sớm nhất EU Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất APEC Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất NAFTA Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất ASEAN THÔNG TIN THÊM 11/07/2006 – Bản tin Theo đặc phái viên TTXVN ngày 7/11. tại trụ sở của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ở Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra phiên họp đặc biệt của đại hội đồng WTO về việc kết nạp Việt nam vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này Mở đầu phiên họp, ông Eirik Glenne, Chủ tịch đại hội đồng WTO. Dồng thời là chủ tịch ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, đã tóm tắt quá trình đàm phán và gõ búa thông qua các cam kết của Việt Nam với sự nhất trí của toàn thể 149 thành viên WTO, hoàn tất tiến trình 11 năm đám phán. Ngay sau đó, đại hội đồng đã thông qua nghị định thư WT/ACC/VNM/48 về việc gia nhập của Việt Nam Lễ ký nghị định thu gia nhập đã diễn ra trang trọng giữa bộ trưởng thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và tổng giám đốc WTO Pascal Lamy trước sự chứng kiến của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trưởng đoàn cấp cao chính phủ Việt Nam dự lễ gia nhập WTO Phát biểu ý kiến tại buổi lệ, tổng giám đốc WTO Pascal Lamy chúc mừng Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO, đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Oâng nhấn mạnh, việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm tăng thêm uy tín của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này, không những đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam mà còn cho tất cả các nền kinh tế thành viên Oâng đánh giá cao nỗ lực đàm phán tích cực và chủ động của Việt nam để có kết quả này. Đại diện của một số thành viên WTO thuộc các châu lục đã phát biểu ý kiến chúc mừng Việt Nam và bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ ngày càng phát triển Tiếp đó, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã đọc bài phát biểu. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, việc Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bì

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 11 Ban CB.doc
Giáo án liên quan