Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Cao Lãnh 2

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Tiết 1. Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước: phát triển và đang phát triển; các nước công nghiệp mới (NICs).

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng:

- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên Hình 1.

- Phân tích được bảng số liệu về KT - XH của từng nhóm nước.

 

doc117 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Cao Lãnh 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Tiết 1. Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước: phát triển và đang phát triển; các nước công nghiệp mới (NICs). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng: - Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên Hình 1. - Phân tích được bảng số liệu về KT - XH của từng nhóm nước. 3. Thái độ: Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ các nước trên thế giới. III. Trọng tâm bài: - Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. - Đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền KT-XH thế giới. IV. Tiến trình dạy học: - Mở bài: Trên thế giới hiện có trên 200 nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển, các nước này đã phân chia thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển có sự tương phản rõ trình độ phát triển KT - XH. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với nền kinh tế - xã hội thế giới. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp Tìm hiểu về sự phân chia thành các nhóm nước. ? Hai nhóm nước này có đặc điểm khác nhau như thế nào ? ? Quan sát Hình 1. nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế theo mức GDP/người. => GDP/người có sự chênh lệch giữa các khu vực. - Khu vực có mức GDP/người mức cao: Bắc Mỹ, Tây Âu, Australia, Nhật Bản - Khu vực có mức GDP/người mức khá: LB. Nga, một số nước Tây Nam Á, Brazil, Argentina, Libya, Nam Phi. - Khu vực có mức GDP/người mức thấp: Trung Phi, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Chuyển ý: sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước như thế nào ? Chúng ta sẽ nghiên cứu sang mục II. I. Sự phân chia thành các nhóm nước: - Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành 2 nhóm nước: + Nhóm nước phát triển: qui mô GDP lớn, GDP/người cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều và chỉ số phát triển con người (HDI) cao. (các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc, Newzealand và một số nước khác). + Nhóm nước đang phát triển: qui mô GDP nhỏ, GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI thấp. Trong các nước đang phát triển, một số nước đã vươn lên trở thành các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan HĐ 2. Cả lớp Đặc điểm của các nhóm nước theo trình tự SGK. ? Dựa vào Bảng 1.1 em hãy nhận xét về GDP/ người của một số nước thuộc nhóm nước phát triển và đang phát triển. =>Nêu được về sự chênh lệch về GDP/ người của 2 nhóm nước. ? Dựa vào Bảng 1.2 nhận xét tỉ trọng cơ cấu GDP của các nhóm nước, khu vực nào lớn, khu vực nào nhỏ ? ? Điều đó thể hiện trình độ phát triển các ngành kinh tế như thế nào? =>- Điều đó chứng tỏ các nước phát triển đã bước sang giai đoạn hậu công nghiệp, trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực dịch vị chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng cao. - Các nước đang phát triển, trình độ phát triển còn thấp, nông nghiệp còn đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế. ? Sự khác biệt của các chỉ số xã hội của các nhóm nước thể hiện như thế nào? => Phân tích ở bảng tuổi thọ và chỉ số HDI. HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người theo ba chỉ tiêu: + Sức khỏe: một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. + Tri thức: được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục. + Thu nhập: mức sống đo bằng GDP/người. *Nguồn LHQ 2003: chỉ số HDI của một số nước: 1. Nauy 0,963, 2. Ireland 0,956, 3. Australia 0,955, 4. Luxembourg 0,949, 5. Canada 0,949, 6. Thụy Điển 0,949, 7. Thụy Sĩ 0,947Việt Nam: 109. 177. Sierra leone, 178. Niger Chuyển ý: Trong quá trình phát triển, nhân loại đã chứng kiến sự ứng dụng của các thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất và cuộc sống, tạo ra bước nhảy vọt rất quan trọng. II. Sự tương phẩn về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: 1. GDP/người có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm nước: Các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển. 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt: a. Các nước phát triển: - Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%) - Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%). b. Các nước đang phát triển: - Khu vực I chiếm tỉ lệ còn tương đối lớn (25%) - Khu vực III mới đạt 431% (dưới 50%) 3. Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội: Các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển về: a. Tuổi thọ trung bình: 76 so với 65 tuổi (2005) b. Chỉ số HDI: 0.855 với 0.694 (2003) HĐ 3. Cả lớp Tìm hiểu tác động và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ? Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra khi nào và có đặc trưng nổi bật gì ? - Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức cao nhất. ? Nêu một số thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra trong nền kinh tế thế giới hiện nay ? => Xem phụ lục. ? Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới? - Kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao, gọi là nền kinh tế tri thức. ? Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức. => Bảo hiểm, thiết kế, giám sát III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: 1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng: Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI (cho đến nay). *Đặc trưng: - Xuất hiện, bùng nổ công nghệ cao. - Bốn công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. 2. Ảnh hưởng: - Xuất hiện nhiều ngành mới nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Xuất hiện nền kinh tế tri thức. IV. Đánh giá: 1. Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển và đang phát triển. V. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 2. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. VI. Phụ lục: 1. Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới, tạo ra những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. Nhân bản vô tính ở động vật cao cấp gần giống như việc chiết cây trong trồng trọt. - Ích lợi của nhân bản vô tính động vật cao cấp là rất to lớn. ngoài ý nghĩa kinh tế, nó còn có ý nghĩa khoa học, môi trường trong việc khôi phục lại các loài đã bị tuyệt chủng. Người ta hy vọng các tế bào còn sót lại của voi Mamut, bò Bison, hổ Taxmania có thể cho ra đời các cá thế, khôi phục lại các loài này. - Nhân bản vô tính cũng đặt con người trước nhiều thách thức. Người ta lo rằng việc nhân bản vô tính mà được vận dụng cho con người sẽ gây ra những đảo lộn về đạo đức truyền thống, các quan hệ xã hội và rất có thể bị lợi dụng vào những mục tiêu đen tối làm tổn thương đến sự tồn vong của loài người. 2. Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới như: vật liệu composit, vật liệu siêu dẫnkính kim loại: thủy tinh làm từ silicát có đặc điểm là giòn và không chịu được một số loại axit. Nhằm khắc phục tình trạng này, người ta đã nghiên cứu ra loại thủy tinh kim loại. Thủy tinh kim loại cũng trong suốt. Chúng cứng hơn thép gấp nhiều lần nhưng lại không giòn nên có thể dát mỏng hay kéo dài. Thủy tinh kim loại còn có đặc tính khác là trơ trước các loại axit. 3. Công nghệ năng lượng: Năng lượng hạt nhân, năng lương mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học 4. Công nghệ thông tin: Hướng vào nghiên cứu sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, công nghệ lade 5. Giá trị sáng tạo trong nền kinh tế tri thức: - Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức đóng vai trò chủ đạo. Vì thế không phải là tài nguyên tự nhiên, không phải là cơ bắp mà chính sự sáng tạo của con người sẽ đóng vai trò chính tạo ra của cải. Ví dụ: ngành công nghiệp phần mềm hiện nay là một trong những ngành đi đầu trong việc tạo ra của cải mà giá trị của nó là những suy nghĩ, những tri thức mới; Từ một cái máy cắt cỏ, một người nông dân Việt Nam suy nghĩ và cải tạo nó thành máy cắt lúa nên giá trị của nó tăng lên rất nhiều. Chủ tịch nước quyết định tặng người nông dân này 100 triệu đồng; Một “thần đèn” ở nước ta, chỉ bằng sáng tạo của mình, tạo ra công nghệ di dời nhà cửa có tầm cỡ và tiếng vang vượt ra ngoài biên giới. - Tính trung bình cứ 2 giây trên thế giới có một phát minh mới. -------------------- Tiết 2. Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng: - Sử dụng BĐ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qui mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các nước trên thế giới. III. Trọng tâm bài: Các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển và đang phát triển. - Mở bài: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tê thế giới, làm cho các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Để hiểu thêm vấn đề này, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài “Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế”. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp Nghiên cứu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. - Toàn cầu hóa chính là thực hiện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi nật nhất. ? Toàn cầu hóa kinh tế biểu hiện ở những mặt nào ? - Ở từng biểu hiện GV gọi HS đọc nội dung và giải thích thêm. a. Cơ cấu hàng hóa trong thương mại được mở rộng không chỉ những sản phẩm hữu hình mà còn bao gồm cả sản phẩm vô hình vd: bản quyền, dịch vụ, phần mềm vi tính b. Hiện nay trên thế giới trao đổi về tài chính và tiền tệ đạt hơn 200 triệu $/ngày. - GV: nhiều ngân hàng các nước trên thế giới được liên kết với nhau, các tổ chức tài chính quốc tế được hình thành như IMF, WB, ADB có vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH của các quốc gia nói riêng và cả toàn thế giới. ? Các công ty xuyên quốc gia có vai trò thế nào? Kể tên một số công ty xuyên quốc gia mà em biết. => Hiện nay thế giới có khoãng 57.000 công ty, với hơn 500.000 chi nhánh, nắm hơn 80% giá trị xuất- nhập khẩu, 85% kĩ thuật và công nghệ mới hoạt đông ở nhiều nước trên nhiều lĩnh vực. Liện hệ VN: cà phê số 1 VN Trung Nguyên thương hiệu việt toàn cầu đầu tiên đã có mặt tại hơn 50 nước, Bitis ? Toàn cầu hóa kinh tế có ảnh hưởng như thế nào ? - Tích cực: tạo ra môi trường ở từng nước, khu vực có thể khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài. - Thông tin: các nước giàu có GDP từ 20.000 – 50.000$ chỉ chiếm 10% dân số. Ngược lại nhiều nước nghèo bình quân GDP dưới 500$, không có đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiếu ăn thiếu nước sinh hoạt an toàn, tử vong trẻ em cao, bệnh tật I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế: Toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giởi nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: a. Thương mại thế giới phát triển mạnh. b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Tên một số công ty: Microsof, Sony, Honda, Yamaha, Toshiba 2. Hệ qủa của việc toàn cầu hóa kinh tế: a. Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. b. Tiêu cực: làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. HĐ 2. Cả lớp Nghiên cứu khu vực hóa kinh tế. ? GV gọi hS nêu nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. => HS dựa vào nội dung mục 1. trả lời. ? GV gọi HS xác định trên BĐ thế giới một số tổ chức: ASEAN, EU, NAFTA - GV: đa số các nước trong mỗi khu vực địa lí đều tham gia vào một tổ chức kinh tế khu vực. ? Dựa vào Bảng 2. hãy so sánh qui mô về dân số và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế NAFTA VÀ ASEAN; MERCOSUR và EU, rút ra nhận xét. => Các tổ chức có có qui mô số dân và và GDP rất khác nhau (so với ASEAN, NAFTA có dân số ít hơn nhưng lại có GDP lớn hơn gấp 16.7 lần; so với MERCOSUR, EU có dân số lớn hơn 2 lần nhưng lại có GDP lớn hơn 16.3 lần) GV: trong quan hệ với xu thế toàn cầu hóa thì xu hướng khu vực hóa được xem là hướng chuẩn bị để tiến tới TCH ?Xu hướng khu vực hóa kinh tế gây nên các hệ quả gì? (cơ hội, thách thức) - GV liên hệ với tình hình nước ta trong mqh với các nước ASEAN hiện nay. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế: 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: - ASEAN (HS tự ghi tên tiếng Việt) - EU - NAFTA - MERCOSUR - APEC (Đa số các tổ chức khu vực được hình thành nhằm tiến tới tự do hóa mậu dịch) 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế: a. Tạo ra cơ hội: - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự do hóa thương mại. - Mở rộng thị trường đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. b. Tạo ra thách thức như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia. IV. Đánh giá: 1. Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng TCH kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ? V. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu. VI. Phụ lục: 1. Việt Nam có cơ hội và thách thức gì khi gia nhập WTO ? a. Cơ hội: - Mở rộng thị trường, được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (đối xử bình đẳng, bình thường) và hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên khác. - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. - Tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ. - Tạo điều kiện phát huy nội lực. - Tạo điều kiện hình thành sự phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực. b. Thách thức: - Nền kinh tế nước ta hiện nay còn có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. - Trình độ quản lí còn thấp. - Sự chuyển đổi kinh tế còn chậm. - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. 2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Tổ chức thương mại thế giới là tổ chức toàn cầu nhằm điều khiển các hoạt động thương mại của các nước thành viên. Tổ chức này có chức năng tổ chức các hội nghị các vòng đàm phán để bàn về các vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thế giới, phân xử các tranh chấp thương mại 3. Các thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới: Trong việc toàn cầu hóa kinh tế, các thị trường chứng khoán là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy các luồng trao đổi tài chính tiền tệ giữa các nước, các khu vực. Vì vậy các nước đều cố gắng xây dựng các thị trường chứng khoán. Mỗi nước có một hay một số thị trường lớn đóng vai trò chi phối. Một số thị trường chứng khoán lớn có tầm quan trọng với cả thế giới: + Thị trường chứng khoán New york có tổng số vốn huy động lớn nhất, khoảng 18.000tỉ $. + Thị trường chứng khoán Nasdaq của Mỹ có tổng số vốn huy động gần 6.000tỉ $. + Thị trường chứng khoán Tokyo có tổng số vốn huy động khoảng 4.000tỉ $... Tiết 3. Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CẦU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thết phải bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: Phân tích được bảng số liệu, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Thiết bị dạy học: Một số hình ảnh về sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường (nếu có). III. Trọng tâm bài: Đặc điểm, hậu quả của bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và một số vấn đề khác. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng TCH kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? - Mở bài: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bật về khoa học kĩ thuật, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần phải phối hợp hoạt động nỗ lực giải quyết như bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu bài “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp - GV treo biểu đồ dân số thế giới và gọi HS nhận xét dân số thế giới qua các năm. ? Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bùng nổ dân số hiện nay? Hãy chứng minh (SGK). => Các nước phát triển tăng dân số hàng năm hơn 1 triệu người; còn lại hơn 75 triệu người tăng thêm hàng năm của thế giới là từ các nước đang phát triển. ? Hãy so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với các nước phát triển và toàn thế giới. => Chú ý qua các mốc năm, chênh lệch giữa các nhóm nước. ? Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì về mặt KT-XH ? ? Tình trạng già hóa dân số biểu hiện như thế nào ? Chủ yếu diễn ra ở nhóm nước nào ? ? Dựa vào bảng 3.2 hãy so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển. => Chú ý nhóm tuổi dưới 15 và trên 65 tuổi. ? Dân số già gây ra hậu quả gì về mặt KT-XH ? Chuyển ý: Bên cạnh dân số, môi trường cũng là vấn đề toàn cầu rất rõ nét. Chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục II. I. Dân số: 1. Bùng nổ dân số: - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX. - Năm 2005 số dân thế giới 6.477 triệu người. - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. - Ảnh hưởng: + Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi dào. + Tiêu cực: gây sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số: - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi (giảm tỉ trọng nhóm trẻ, tăng tỉ trọng nhóm già). - Hậu quả: + Thiếu lực lượng lao động thay thế trong tương lai. + Chi phí lớn cho phúc lợi người già (lương hưu, chăm sóc y tế). HĐ 2. Cả lớp Tìm hiểu vấn đề môi trường của thế giới hiện nay . - GV: hiện nay dưới áp lực của gia tăng dân số và tăng cường hoạt động sản xuất nên môi trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề gây hậu quả nghiêm trọng. ? Khí hậu toàn cầu và tầng ôdôn bao quanh Trái Đất bị biến đổi theo chiều hướng như thế nào ? => Do không khí bị ô nhiễm, trong thành phần chứa nhiều ôxit lưu huỳnh SO2, và ôxit cácbon CO2 khi gặp mưa, các ôxit này kết hợp với nước để trở thành axit. ? Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và thủng tầng ôdôn có ảnh hưởng gì đến đời sống trên Trái Đất ? => Băng tan các vùng cực, ngập lụt ở các đồng bằng, các quốc đảo Thủng tầng ôdôn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh vật. Khí hậu nhiều nơi biến đổi thất thường. ? Vì sao nguồn nước ngọt, biển và đại dương lại bị ô nhiễm. ? GV cho HS thảo luận: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” đúng hay sai ? Tại sao ? => HS trả lời GV chuẩn kiến thức. GV đặt câu hỏi HS tư duy: sự đa dạng sinh vật là gì ? => Được hiểu là sự phong phú của sự sống tồn tại trên Trái Đất về nguồn gen, thành phần loài và HST tự nhiên. ? Vì sao sự đa dạng sinh vật trên Trái Đất lại bị suy giảm ? - Liên hệ địa phương em kể tên một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. II. Môi trường: 1. Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôdôn: - Nhiệt độ bầu khí quyển tăng do hiệu ứng nhà kính. - Mưa a xit. - Tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng. 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: - Ô nhiễm nước ngọt do các chất thải dẫn đến thiếu nước sạch. - Ô nhiễm nước biển do chất thải sự cố của hoạt động khai thác dầu, 3. Suy giảm đa dạng sinh vật: - Đa dạng sinh học bị suy giảm. - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Do sự khai thác quá mức của con người. HĐ 3. Tìm hiểu một số vấn đề thách thức khác của nhân loại. Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI nhân loại đang đứng trước một thực trạng nguy hiểm đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế phát triển, đe dọa an ninh toàn cầu. - GV thời sự hóa kiến thức phần phụ lục. => Thủ tiêu thủ lĩnh phe đối lập, bắt cóc con tin, phá hoại công trình kinh tế ? GV gọi HS kể tên một số vụ khủng bố mà em biết. → Để chống khủng bố, cộng đồng thế giới đã thành lập cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol để phôi hợp bắt giữ tội phạm, ngăn chặn khủng bố. Ngoài ra còn có các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền) ? Vấn đề đặt ra đối với công đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề trên là gì ? => Cần có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia. III. Một số vấn đề khác: - Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. - Cần tăng cường hòa giải các mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo. - Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối đe dọa hòa bình thế giới. - Nhân loại phải phối hợp hành động để duy trì an ninh thế giới. IV. Đánh giá: 1. Giải thích câu nói: trong bảo vệ môi trường cần phải: “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. V. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 4. Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. VI. Phụ lục: 1/ Nguồn nước ngọt của con người bị ô nhiễm nặng nề. Tình trạng thiếu nước sạch trở nên rất phổ biến. Nguồn tài nguyên không thể thay thế đang đứng trước nguy cơ cạnh kiệt và suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Hàng năm có khoãng 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. 2/ Một số vụ khủng bố lớn trên thế giới: - Vụ đánh bom nhà ga xe lửa ở Madrid: ngày 11/3/2004, đồng loạt nhiều vụ đánh bom xảy ra ở các nhà ga xe lửa thủ đô Tây Ban Nha làm chất 192 người và hơn 1400 người bị thương. - Vụ đánh bom trung tâm thương mại thế giới WTC ở New york tháng 2/1993: bọn khủng bố dùng ôtô chở bom tấn công vào khu đông đúc của WTC làm chết hơn 1000 người. - Ngày 11/9/2001: những thành viên cảm tử của tổ chức Al Queđa đã bắt cóc đồng thời 4 chiếc máy bay chở khách của Mỹ để thực hiện việc đánh phá WTC, trụ sở Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và một địa điểm quan trọng khác. Hai tòa tháp cao hơn 100 tầng với độ cao 415 và 417m niềm tự hào của nước Mỹ phút chốc biến thành đống đổ nát với khoảng 1.5 triệu tấn tàn tích và khoãng 3.000 người chết. Trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ bị đánh sạt một góc với số thương vong khoảng 800 người. - Vụ khủng bố ở nhà thờ Hồi giáo Shiai (Shiite) ở Bátđa: trong buổi cầu nguyện tại nhà thờ lớn vào tháng 9/2005, bọn khủng bố tung ra tin đồn có bom khiến cho biển người đang dự lễ ở nhà thờ ở Bátđa hoảng loạn, xô đẩy giẫm đạp nhau làm chất khoảng 700 người. - Vụ đánh bom đảo Ba-li (Indonessia), năm 2002. - Vụ khủng bố đãm máu tại thị trấn Be-sla (Nga), năm 2004 làm 322 người chết và hơn 700 người bị thương, chủ yếu là học sinh nhỏ. Còn rất nhiều vụ khủng bố khác: ở Ấn Độ Tiết 4. Bài 4. Thực hành: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. Thiết bị dạy học: - Một số hình ảnh về việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh (nếu có). - Tài liệu thông tin thêm về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa. III. Trọng tâm bài: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra ở nhóm nước phát triển. - Mở bài: Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt các nước đang phát triển trước rất nhiều thách thức. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn các cơ hội và thách thức đó. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Nhóm Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. - GV chia HS ra làm 4 Nhóm: Sắp xếp lại các thông tin trong các ô kiến thức lấy ra cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. - Nhóm 1, 2: HS HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thông tin thêm về cơ hội và thách thức của TCH và thảo luận về những cơ hội của TCH đối với các nước đang phát triển, nêu ví dụ minh hóa. - Nhóm 3, 4: HS HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thông tin thêm về cơ hội và thách thức của TCH và thảo luận về những thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển, nêu ví

File đính kèm:

  • docgiao an dia 11(1).doc