Giáo án Địa lý 12 cả năm (13)

Tiết 1. Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi đổi mới ở nước ta.

- Hiểu được bối cảnh tác động của quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

2. Kĩ năng:

- Khai thác được các thông tin KT-XH từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ kiến thức địa lí với kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.

3. Thái độ:

 Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

 

doc55 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 cả năm (13), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP *** I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi đổi mới ở nước ta. - Hiểu được bối cảnh tác động của quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. 2. Kĩ năng: - Khai thác được các thông tin KT-XH từ bảng số liệu, biểu đồ. - Biết liên hệ kiến thức địa lí với kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới. 3. Thái độ: Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. II. Phương tiện dạy học: - BĐ kinh tế Việt Nam - Một số tư liệu về Hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta (nếu có). III. Tiến trình dạy học: - Mở bài:GV yêu cầu HS nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn liền với các năm (938, 1945, 1975, 1986, ) Sau hơn 20 năm tiến hành Đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, VH -XH, chính trị, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiến trình Việt Nam trên con đường Đổi mới và hội nhập. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp. Xác định bối cảnh nền KT-XH nước ta trước Đổi mới. ? Tại sao phải đổi mới đường lối phát triển KT-XH ? ? Dựa vào mục 1.a. cho biết bối cảnh nền KT-XH nước ta trước khi tiến hành Đổi mới. =>HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung - GV cho HS nhận xét Hình 1.1 - Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chỉ đạt 1.4%. Năm 1986 lạm phát: 487.2%. → Đổi mới là con đường tất yếu. Chuyển ý: Trước tình trạng khủng hoảng kéo dài Đảng ta sáng suốt tiến hành Đổi mới. 1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội: a. Bối cảnh: Trước xu thế toàn cầu hóa và chiến tranh lạnh đã chấm dứt, Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. HĐ 2. Tìm hiểu 3 xu thế Đổi mới ở nước ta. - GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách “Khoán 10”, “Khoán 100”. - Trước Đổi mới: Khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động. - Sau Đổi mới: khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên. - GV gọi HS nêu 3 xu thế Đổi mới KT-XH ở nước ta. - HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và giải thích nghĩa cụm từ Chuyển Ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng toàn dân ta để Đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước ta những thành tựu to lớn. b. Diễn biến: - Công cuộc Đổi mới được manh nha từ 1979, bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp. - Đường lối Đổi mới được khẳng định từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986) theo 3 xu thế: + Dân chủ hoá đời sống KT-XH + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. HĐ 3. Tìm hiểu các thành tựu của nền KT-XH nước ta đạt được sau Đổi mới. ?Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế -xã hội nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng nào? ? Quan sát Hình 1.1 nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng từ 1986 -2005, ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát. - GV cho ví dụ để HS hiểu được lạm phát: đầu năm bán 5 con gà được một số tiền, cuối năm chỉ mua được 1 con gà. ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là như thế nào ? - Dựa vào Bảng 1. nhận xét tỉ lệ nghèo của cả nước gia đoạn 1993- 2004. =>HS trình bày, HS khác bổ sung. → GV kết luận các ý đúng, chỉ trên BĐ Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh trong nông nghiệp. c. Thành tựu: - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT - XH kéo dài, lạm phát được đẩy lùi. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. (đạt 9.5% năm 1995) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III) - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. HĐ 4. Tìm hiểu về sự hội nhập của nước ta vào quốc tế và khu vực. - GV: Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra thách thức: ? Thời cơ. ? Thách thức. => HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Khó khăn: đặt nền kinh tế cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và TG, nguy cơ khủng hoảng, khoảng cách giàu nghèo tăngviệc giữ gìn bản sắc VH, truyền thống dân tộc “hoà nhập chứ không hoà tan” cũng là thách thức lớn. - GV gọi HS: ? Nêu các dấu mốc quan trọng thể hiện quá trình hội nhập quốc tế và khu vực của VN. ? Nêu những thành tựu quan trọng trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực ở nước ta. ? GV yêu cầu HS nhận xét biểu đồ Hình 1.2: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá nền kinh tế một nước. ? Tổng GDP, GDP xét theo thành phần kinh tế qua các năm (tăng hay giảm bao nhiêu nghìn tỉ đồng,? lần) 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực: a. Bối cảnh: - Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay. (là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ văn hóa, kinh tế, khoa học) - Bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì từ đầu năm 1995. - Gia nhập ASEAN từ tháng 7/1995. - Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - TBD (APEC) tháng 6/1998. - Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 1/2007; được kết nạp vào ngày 7/11/2006. b. Thành tựu đạt được: - Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI, FPI. - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế- KHKT - Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển. HĐ 5. Tìm hiểu một số định hướngđể đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. Dựa vào nội dung mục 3 nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở nước ta. =>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: Qua hơn 20 năm Đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử () Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập: - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, IV. Đánh giá: 1. Hãy nêu những thành tựu mà công cuộc Đổi mới đạt được. - Từng bước thoát khỏi khủng hoảng KT-XH kéo dài - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao - Lạm phát được đẩy lùi (1986:487,2%; 2005: 8,3%) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH - Đời sống người dân được nâng cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo. - Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, kí 90 hiệp định thương mại song phương với các nước. 2. Dùng gạch nối cột A và cột B sao cho hợp lí: Các xu hướng Đổi mới Kết quả nổi bật 1. Dân chủ hoá đời sống KT-XH a. Hàng hoá của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên TG 2. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. b. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra 3. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. V. Hoạt động nối tiếp: Tự trả lời câu hỏi cuối sách; Xem nghiên cứu trước Bài 2. ở nhà. VI. Phụ lục: 1. ODA (Official Development Assistance-Vốn hỗ trợ phát triển chính thức): một hình thức đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng quốc tế, được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hay các khoản vốn vay với những điều kiện đặc biệt ưu đãi. Ở nước ta, các nhà tài trợ chính cung cấp ODA là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên minh châu Âu, chính phủ các nước: Pháp, Ausstralia, Thuỵ Điển, các tổ chức LHQ 2. FDI (Foreign Direct Invesment-Đầu tư trực tiếp nước ngoài): là hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư. Có nhiều hình thức thực hiện FDI như hợp đồng hợp tác kinh doanh (ví dụ như hợp tác kinh doanh trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí), xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài 3. FPI (Foreign Portfolio Invesment-Đầu tư gián tiếp nước ngoài): là hình thức đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Từ năm 2003 dòng vốn FPI tăng mạnh ở nước ta. Từ 1976-1980: kế hoạch 5 năm lần thứ 2 đều không đạt: sản xuất đình trệ, tỉ lệ tăng dân số hàng năm trên 2.3%, thiếu lương thực trầm trọng, năm 1980 nhập 1.5 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả hàng năm tăng 20%, Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. *Chuẩn đói nghèo do tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới phối hợp đưa ra dựa trên thu nhập của người dân: (Sách thiết kế bài giảng địa lí 12 t1) - Ở mức thấp là ngưỡng nghèo lương thực- thực phẩm ứng với thu nhập và chi tiêu để đảm bảo 2.100 calo/ ngày / người. (các nước phát triển trên 3.000 calo) - Ngưỡng nghèo chung khi thu nhập và chi tiêu đủ đáp ứng nhu cầu LT-TP và phi lương thực. - Chỉ tiêu đói nghèo mới của thế giới là 2$/người/ngày (Sách Địa lí KT-XH thế giới). *Những mục tiêu cụ thể của ba chương trình kinh tế là: - Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động. - Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. - Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết. TTO - Kinh tế Việt Nam xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các nước theo ngang giá sức mua (PPP) do Ngân hàng thế giới thực hiện và công bố trong tháng 7-2013. Theo xếp hạng GDP (tính theo PPP) năm 2012 của Ngân hàng thế giới, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 15,7 ngàn tỉ USD; tiếp theo là Trung Quốc (12,5 ngàn tỉ USD), Ấn Độ (4,8 ngàn tỉ USD), Nhật Bản (4,5 ngàn tỉ USD) và Nga (3,4 ngàn tỉ USD, thay thế vị trí của Đức trong bảng xếp hạng năm ngoái). Việt Nam xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng này, với GDP (theo PPP) hơn 322 tỉ USD. So với khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam xếp thứ 6, sau các nước như Indonesia (xếp hạng chung là 16), Thái Lan (hạng 21). Malaysia (hạng 26), Philippines (hạng 29) và Singapore (hạng 39). Bảng xếp hạng GDP của Ngân hàng thế giới khác với bảng xếp hạng GDP danh nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong bảng xếp hạng của IMF, Mỹ vẫn là nền kinh tế đầu bảng (15,7 ngàn tỉ USD), theo sau là Trung Quốc (8,2 ngàn tỉ USD), Nhật Bản (6 ngàn tỉ USD), Đức (3,4 ngàn tỉ USD) và Pháp (2,6 ngàn tỉ USD). Trong xếp hạng GDP theo PPP của Ngân hàng Thế giới, GDP được tính theo ngang giá sức mua của các loại tiền tệ theo chọn lựa chuẩn (thường là USD), như 1 USD có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở những nước ít phát triển hơn thì 1 USD có thể mua được lượng hàng hóa nhiều hơn. Tính GDP theo PPP được dùng để so sánh GDP của các quốc gia với nhau. Trong xếp hạng GDP danh nghĩa của IMF, Việt Nam xếp hạng 51 với GDP 141 tỉ USD. Trước đó, trong báo cáo công bố ngày 12-7, Ngân hàng thế giới nhận định Việt Nam đang đối mặt với các rủi ro từ tăng trưởng chậm kéo dài. Ngân hàng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay là 5,3% so với 5,2% của năm ngoái. Lạm phát của Việt Nam trong năm 2013 có thể lên đến 8,2%. Báo cáo cũng nhận định điều kiện kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đang cải thiện, dựa trên các chỉ số lạm phát vừa phải, tỉ giá hối đoái ổn định... ----------------- ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ Tiết 2. Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊ LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ *** I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT-XH và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Kĩ năng: Xác định được trên BĐ Việt Nam hoặc BĐ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Phương tiện dạy học: - BĐ tự nhiên Việt Nam - BĐ, lược đồ các nước Đông Nam Á - Atlat địa lí Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế. III. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Nêu những thành tựu mà công cuộc Đổi mới nước ta đạt được. - Mở bài: GV treo BĐ hành chính Việt Nam yêu cầu HS xác định vị trí tiếp giáp với các nước, chỉ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động KT-XH. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của VTĐL và phạm vi lãnh thổ nước ta. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Tìm hiểu đực điểm vị trí địa lí nước ta. ?Quan sát BĐ, trình bày đặc điểm VTĐL của nước ta. - GV gọi HS: xác định trên BĐ hành chính VN biên giới trên đất liền và đường bờ biển nước ta, các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. - Toạ độ địa lí các điểm cực ? =>HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: với vị trí đó của lãnh thổ nước ta, có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta cũng như phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng sẽ được nghiên cứu ở mục 2. 1. Vị trí địa lí: - Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và có chung Biển Đông với nhiều nước. Hệ toạ độ địa lí: + Điểm cực Bắc: 23023’B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang + Điểm cực Nam: 8034’B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau + Điểm cực Tây: 10209’Đ xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên + Điểm cực Đông: 109024’Đ xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. HĐ 2. Đánh giá ảnh hưởng của VTĐL đối với ự nhiên, kinh tế, VH-XH, an ninh quốc phòng. GV chia lớp ra các Nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể: - Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của VTĐL tới tự nhiên của nước ta. (ảnh hường của vị trí tới: cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản) - Nhóm 4, 5, 6: Đánh giá ảnh hưởng của VTĐL tới kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng ở nước ta. =>HS các Nhóm trao đổi, trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức. ? Những khó khăn của VTĐL tới phát triển KT –XH nước ta. Nước ta có diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài theo hướng Bắc-Nam, biển Đông chung với nhiều nước: gắn với việc bảo vệ chủ quyền, giao thông đi lại tốn kém, nằm trong vùng thường xuyên có thiên tai Nước ta trở thành thành viên ASEAN, WTO ngoài cơ hội có nhiều thách thức, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. 2. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam: a. Ý nghĩa tự nhiên: - Vị trí địa lí qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa. - Vị trí địa lí và hình thể lãnh thổ đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng: - Về kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. - Về VH-XH: Vị trí địa lí tạo điều kiên thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực. (Việt Nam có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa). - Về an ninh, quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. HĐ 3. Xác định phạm vi lãnh thổ nước ta. ? Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào ? ? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của nước ta? thuộc tỉnh, thành nào ? ? Kể tên các nước tiếp giáp nước ta trên đất liền và trên biển. ? Nước ta là có đường biên giới dài nhất tiếp giáp với nước nào? ? Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng mà em biết (BĐ giao thông Tr. 23) =>HS xác định, chỉ trên bản đồ, GV chuẩn kiến thức. 3. Phạm vi lãnh thổ: a. Vùng đất: - Gồm toàn bộ phần đất liền, các đảo và quần đảo có tổng diện tích: 331.212km2 (diện tích thứ 66/TG). - Trên đất liền có đường biên giới dài hơn 4.600 km, đường bờ biển dài 3.260 km - Nước ta có hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà). Xác định vùng biển của nước ta - GV cho HS nghiên cứu ND các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. (5’) - GV cho HS xem sơ đồ, thuyết trình các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. (Theo công ước của LHQ về Luật biển năm 1982). Thông tin: - Quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc chiếm từ năm 1974 (gồm hơn 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn. Diện tích toàn bộ phần đất nổi khoảng 10 km2). - Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn. Diện tích toàn bộ phần đất nổi khoảng 10 km2. Đảo Ba Bình lớn nhất 0.5km2, (Philippines: 8 đảo; Malaysia: 5 đảo đá; Đài Loan 1 đảo (Ba Bình); Trung Quốc chiếm 9 bãi đá ngầm; Việt Nam giữ 21 đảo và bãi đá ngầm). b. Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. IV. Đánh giá: 1. Gọi HS xác định vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ. Kể tên các nước tiếp giáp với nước ta trên đất liền và tên các quốc gia ven Biển Đông. 2. Dùng gạch nối cột A và cột B sao cho hợp lí: Cột A Cột B 1. Nội thuỷ A. là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí. 2. Lãnh hải B. là vùng tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. 3. Vùng tiếp giáp lãnh hải C. là vùng biển nước ta có quyền thực hiên các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan 4. Vùng đặc quyền kinh tế D. vùng Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác vẫn được tự do về hàng hải và hàng không. 3. Nối 2 vế cho đúng: Cột A Cột B 1. Diện tích phần đất liền và hải đảo (km2) A. 1.000.000 2. Đường biên giới trên đất liền (km) B. 28 3. Diện tích vùng biển (km2) C. 3.260 4. Số tỉnh giáp biển D. 4.600 5. Chiều dài đường bờ biển (km) E. 331.212 V. Hoạt động nối tiếp: Xem nghiên cứu kĩ trước Bài 3. Thực hành ở nhà, chuẩn bị giấy A4 vẽ sẵn lưới ô vuông, thước, viết chì, Atlat địa lí Việt Nam. Tiết 3. Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống lưới ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. - Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số địa danh quan trọng. 2. Kĩ năng: Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam và một số đối tượng địa lí. 3. Thái độ: - Với vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Thấy được lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên nhiều vĩ tuyến. II. Phương tiện dạy học: - BĐ hành chính Việt Nam - BĐ trống Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam III. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên BĐ các nước ĐNA. Nêu ý nghĩa về kinh tế - xã hội và quốc phòng - Mở bài: có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam. Trong bài thực hành hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách vẽ lược đồ Việt Nam dựa trên hệ thống lưới ô vuông và một số điểm chuẩn để vẽ đường biên giới và đường bờ biển của Tổ quốc. Bước 1. Yêu cầu HS đọc nội dung bài Thực hành. Lấy lưới ô vuông đã vẽ sẵn ở nhà để vẽ lược đồ Việt Nam Bước 2. Vẽ khung bản đồ. GV hướng dẫn HS xác định các điểm khống chế và các đường khống chế, nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam. Bước 3. GV hướng dẫn HS vẽ khung lãnh thổ Việt Nam: - Vẽ từng đoạn biên giới để hợp thành khung lãnh thổ Việt Nam. - Vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ) Bước 4. Vẽ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Bước 5. Vẽ các sông chính như: hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu. Bước 6. Đối chiếu với BĐ Hành chính Việt Nam điền lên lược đồ các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, qđ. Hoàng Sa, qđ. Trường Sa IV. Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của lớp. Gọi một số HS nộp bài thực hành chấm và có nhận xét. V. Hoạt động nối tiếp: - Dặn dò tiếp tục hoàn thành bài Thực hành ở nhà nếu chưa vẽ xong. - Xem nghiên cứu trước Bài 6. ở nhà: Đất nước nhiều đồi núi. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN Tiết 4. Bài 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam là địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. - Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến cảnh quan tự nhiên và KT-XH nước ta. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu BĐ tự nhiên (treo tường, Atlat, lược đồ địa hình SGK) và nắm được sự phân bố địa hình nước ta vị trí một số khối núi cao và đồng bằng tiêu biểu. 3. Thái độ: Nước ta có sự đa dạng về địa hình: lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên lại có cả đồng bằng, bờ biển trải dài và uốn lượn. II. Phương tiện dạy học: BĐ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. III. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: chấm điểm lược đồ Việt Nam vẽ ở tiết trước. - Mở bài: Thiên nhiên nước ta có một số đặc điểm chung là: đất nước có nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, và phân hoá đa dạng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm chung của địa hình và đặc điểm khu vực địa hình đồi núi nước ta. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình. ?Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, nêu các dạng địa hình chủ yếu ở nước ta, cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ? =>HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung, GV chuẩn kiến thức. ? Quan sát BĐ tự nhiên, Atlat địa lí và dựa vào SGK cho biết cấu trúc địa hình nước ta có đặc điểm như thế nào ? - Có thể nói hướng nghiêng chung địa hình nước ta là: TB - ĐN. ? Dựa vào BĐ kể tên các dải núi (khu vực) có hướng TB – ĐN và hướng vòng cung. - GV chỉ trên BĐ, HS xem kết hợp lược đồ SGK. - Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa (địa hình bị xói mòn cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa; rừng thường có cây cối rậm rạp che phủ) ? Chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta. =>- Con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm thực, bóc mòn ở đồi núi tăng. - Con người tạo ra nhiều dạng địa hình nhân tạo như: đê sông, đê biển công trình kiến trúc 1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích. - Trên cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ. b. Cấu trúc của địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng tây bắc - đông nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. + Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Chuyển ý: về mặt hình thể, địa hình nước ta có thể chia ra làm 2 khu vực khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng. Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm địa hình của khu vực đồi núi nước ta HĐ 2. Nhóm Nghiên cứu đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta. - GV chia lớp thành 6 Nhóm và yêu cầu HS kết hợp kênh chữ SGK và kênh hình BĐ Atlat và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: thảo luận 5’ + Nhóm 1, 2: tìm hiểu vùng núi Đông Bắc. + Nhóm 3: tìm hiểu vùng núi Tây Bắc. + Nhóm 4: tìm hiểu vùng núi Trường Sơn Bắc. + Nhóm 5: tìm hiểu vùng núi Trường Sơn Nam. + Nhóm 6: tìm hiểu địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. => HS trình bày, nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. ? Quan sát Hình 7. Địa hình (hoặc Atlat, BĐ tự nhiên), xác định các cánh cung vùng núi Đông Bắc và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng? ? Nêu đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta, xác định các dãy núi lớn của vùng Tây Bắc =>Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. ? Nêu đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. - Địa hình cao: phía bắc ở vùng núi tây Nghệ An, phía nam tâ

File đính kèm:

  • docGiao an dia ly 12.doc