Giáo án Địa lý 12 cả năm (7)

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Nắm được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của nước ta.

 - Hiểu được tác động của bối cảnh thế giới và khu vực đối với:

 + công cuộc Đổi mới.

 + Thành tựu đạt được của nước ta trong quá trình hội nhập.

 - Biết được một số chính sách để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc Đổi mới và hôi nhập của nước ta.

2. Kỹ năng

 - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu.

 - Liên hệ, vận dụng kiến thức Lịch sử, GDCD trong học tập, nhận thức bài học.

 

doc84 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 cả năm (7), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCT 1 Ngày soạn: BÀI 1: Ngày dạy: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của nước ta. - Hiểu được tác động của bối cảnh thế giới và khu vực đối với: + công cuộc Đổi mới. + Thành tựu đạt được của nước ta trong quá trình hội nhập. - Biết được một số chính sách để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc Đổi mới và hôi nhập của nước ta. 2. Kỹ năng - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu. - Liên hệ, vận dụng kiến thức Lịch sử, GDCD trong học tập, nhận thức bài học. 3. Thái độ HS có ý thức, tinh thần, trách nhiệm của bản thân để góp phần vào công cuộc Đổi mới của nước nhà. II. Chuẩn bị hoạt động Chuẩn bị một số tư liệu, thông tin liên quan đến thành tựu trong công cuộc Đổi mới, chính sách, biện pháp chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây. III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra GV kiểm tra dụng cụ, phương tiện học tập đầu năm của học sinh 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV và HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Vì sao nói công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về mặt kt –xh?. GV Định hướng như sau: + Vì sao nước ta cần Đổi mới. + Nước ta tiến hành đổi mới vào những lĩnh vực, thời gian nào?. + Kết quả, thành tựu đạt được?. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 2 - GV: Vì sao nói toàn cầu hóa cón hững ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến nền kt – xh các nước trong khu vực và thế giới?. - GV: Cho HS phân tích những thuận lợi, kho khăn do toàn cầu hóa mang lại cho nước ta trong quá trình phát triển. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 3 - GV: Vì sao nước ta lại đưa ra các định hướng để đẩy mạnh công cuộc hội nhập?. HS trả lời - Bổ sung 1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kt - xh a. Bối cảnh: - Đất nước vừa thống nhất nhưng chịu nhiều hậu quả của chiến tranh. - Nền kt – xh đi lên từ một nền nông nghiệp thuần túy. - Bối cảnh QT – KV phức tạp, cơ chế KT chưa hợp lí... b. Diễn biến: - Năm 1979 đổi mới manh nha về kinh tế - Năm 1986 chính thức đổi mới, theo 3 xu thế: + Dân chủ hóa đời sống kinh tế. + Phát triển KT hàng hóa nhiều thành phần. + Tăng cường giao lưu, hợp tác KV – TG. c. Thành tựu đạt được: - Thoát được khủng hoảng KT kéo dài, đẩy lùi lạm phát. - Tăng trưởng kinh tế ở mức cao. - Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng HĐH và tăng nhanh tỷ trọng CN, DV trong GDP. - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ có sự chuyển dịch mạnh mẽ.. - Tỷ lệ đói nghèo giảm, đời sống nhân dân nâng cao... 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a. Bối cảnh: Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, có quy mô toàn cầu và tác động sâu sắc đến kt – xh các nước khu vực và thế giới. * Thuận lợi: - Tranh thủ được nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh, phát triển kt – xh (phát huy nội lực). - Tham gia, hội nhập vào khu vực và thế giới: + Gia nhập Asen An (7 – 1995). + Tham gia diễn đàn KT Châu Á TBD. + Gia nhập WTO (1 – 2007). => Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kinh tế - xã hội, thương mai với các nước trong KV – TG. * Khó khăn: Nguy cơ khủng hoảng kinh tế, xâm nhập của nền văn hóa lai căng. b. Những thành tựu do công cuộc hội nhập KV – TG mang lại - Tạo điều kiện cho chúng ta thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư. - Tạo điều kiện cho nước ta tăng cường, đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ về KHCN, KHKT trong nhiều lĩnh vực. -Ngoại thương được nâng lên ở tầm cao mới. 3. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập - Thực hiện chiến lược hóa toàn cầu về xóa đói, giảm nghèo. - Hoàn thiện, đồng bộ hóa KTTT theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập KV – QT => Tăng tiềm lực quốc gia. - Đề ra phương hướng, biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên. - Phát triển mạnh y tế - giáo dục.... V. Hoạt động tiếp theo - Công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu gì? - Nêu những thuận lợi, khó khăn do hội nhập mang lại cho nước ta trong quá trình đổi mới. - Các định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập của nước ta. - Nghiên cứu về VTĐL, lãnh thổ nước ta và nêu, phân tích ý nghĩa do nó mang lại về mặt tự nhiên, kt – xh. Mỗi lớp chuẩn bị 2 bản đồ khung, một tờ rô ky trắng. TCT: 2 Ngày soạn: BÀI 2: Ngày dạy: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được VTĐL, phạm vi, giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích nước ta. - Phân tích, đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của VTĐL đối với quá trình phát triển tự nhiên, kinh tế. xã hội của nước ta. 2. Kỹ năng Trình bày, đọc bản đồ lược đồ để làm rõ VTĐL, phạm vi lãnh thổ nước ta. 3. Thái độ Có tinh thần yêu quê hương, đất nước và có trách nhiệm trong công cuộc xây đựng, bảo vệ tổ quốc. II. Chuẩn bị hoạt động: Bản đồ Tự nhiên, bản đồ Hành chính Việt Nam III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, Giải thích – Minh hoạ IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Chứng minh rằng công cuộc đổi mới nước ta là cuộc đổi mới toàn diện. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1 - GV: Thông qua kiến thức và bản đồ, Atlat, các em hãy xác định tọa độ địa lí nước ta trên bản đồ. - GV:Với tọa độ địa lí và kiến thức mục 1, trang 13. Các em hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của vị trí địa lí nước ta? HS: Trả lời - Bổ sung * Hoạt động 2 - GV: Cho lớp hoạt động thảo luận, chia lớp làm 8 nhóm: - nhóm 1, 2, làm rõ phạm vi lãnh thổ vùng đất liền, vùng trời. - Các nhóm 3,4 làm rõ phạm vi lãnh thổ nước ta trên biển. - GV: Hướng dẫn cho HS các nhóm 1, 2 căn cứ vào bản đồ: + Xác định ranh giới trên dất liền. + Xác định các đảo, quần đảo lớn. + Xác định giới hạn vùng trời. - GV: Hướng dẫn các nhóm 3,4 làm việc với bản đồ khung: + Xác định, vẽ vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải trên bản đồ khung. + Chỉ và mô hình hóa qua lát cắt, làm rõ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta lên giấy rô ky. -GV: Cho Nhóm 7,8 khái quát hóa và tình bày, phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa chính trị. HS trả lời - Bổ sung Hoạt động 3 - GV: Cho các nhóm trình bày theo trình tự nhóm 1,2 trình bày trước, tiếp theo là 3,4... - GV: Tiến hành khái quát lại các nội dung cơ bản, HS trả lời - Bổ sung 1. Vị trí địa lí * Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần như trung tâm khu vực ĐNÁ. * Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, nơi chịu tác động của hoàn lưu gió mùa châu Á . * VN có vị trí như là cầu nối giữa ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. * Nước ta có vị trí gắn liền với lục địa Á – Âu, tiếp giáp biển Đông và thông ra TBD. 2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ VN là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời. a. Vùng đất: Có S = 331.212 Km2 gồm phần đất liền và các đảo. - Phần đất liền: + Có đường biên giới dài trên 4600 km, tiếp giáp với TQ: hơn1400 km, với Lào gần 2300 km, với Căm Pu Chia hơn 1100 km. + Đường bờ biển nước ta có hình chữ S với chiều dài 3260 km, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. - Phần đảo, quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) ngoài khơi biển Đông. b. Vùng biển: * Vùng biển nước ta có S khoảng 1 triệu Km2, giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Cămpuchia, Philipin, Brunây, Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan. * Vùng biển nước ta gồm có các bộ phận: - Vùng nội thủy, nằm trong đường cơ sở. - Lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải, rộng 12 hải lý, tính từ biên ngoài của vùng lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lí, tính từ đường cở sở ra biển. - Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển kéo dài lục địa ra rìa lục địa đến độ sâu 200m hoặc sâu hơn nữa. c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, được giới hạn bởi đường biên giới trên đất liền và ranh giới bên ngoài của Lãnh hải và không gian các đảo. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa về tự nhiên. - Quy định đặc điểm cơ bản của tự nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Tạo cho nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản, sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng. - Vị trí cùng hình dạng lãnh thổ, tạo cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng giữa: Đông – Tây, Bắc – Nam, MN và ĐB. - Chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. b. Về kinh tế, văn hóa, xã hội. * Kinh tế: - VN có vị trí địa lí kinh tế khá đặc biệt: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều đầu mối giao thông, cảng biển, cảng hàng không. + Nước ta nằm ở vị trí cửa ngõ thông ra biển Đông, TBD của một số nước ĐNÁ, ĐN Trung Quốc. + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động. - Với VTĐL như trên, tạo cho nước ta có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế: + Đẩy mạnh mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, hợp tác kinh tế với các nước trong KV và TG thông qua nhiều tuyến đường vận tải. + Tham gia vào quá trình phân công lao động trong khu vực và quốc tế + Thuận lợi trong việc hợp tác, chuyển giao, ứng dụng thành tự khoa – kỹ thuật,.. kinh nghiệm vào sản xuất, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. * Văn hóa – xã hôi: - VN là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lơn trên thế giới. - Chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước. * Nước ta có vị trí quan trọng về mặt quân sự, lại nằm trong khu vực nhảy cảm về chính trị, xã hội, tạo cho nước ta những khó khăn, thủ thách trong vấn đề bảo vệ an ninh, quốc phòng, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và gìn giữ hòa bình. V. Hoạt động tiếp theo - Hãy trình bày khái quát về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ nước ta. - Với vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ như trên, đã mang lại cho nước nước ta những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình phát triển kt – xh. - Về nhà, sử dụng át lát, bản đồ khung, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ nước ta TCT: 3 Ngày soạn: BÀI 3 Ngày dạy: THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống, mạng lưới ô vuông và các điểm, đường thẳng tạo khung. Xác định được một số vị trí, địa danh quan trọng. 2. Kỹ năng Kĩ năng vẽ, căn tính toán và ước lượng trong quá trình thao tác, vẽ. II. Chuẩn bị hoạt động: HS Chuẩn bị bút chì, giấy căn, thước kẻ... III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Hãy trình bày vị trí địa lí nước ta. Qua đó đánh giá những thuận lợi – khó khăn do nó mang lại cho nước ta trong quá trình phát triển kt – xh nước ta. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1 GV Kiểm tra dụng cụ thực hành. GV Cho HS nêu lên nội dung, các yêu cầu của bài thực hành. * Hoạt động 2 GV Hướng dẫn thực hành: - Bước 1: Tiến hành quan sát mạng lưới ô vuông, bao trùm lên lược đồ SGK hình 3, gồm có 40 ô vuông, chia làm 8 ô chiều dọc và 5 ô theo chiều ngang. - Bước 2: Xác định các điểm để nối các đường thẳng trên mạng lưới ô vuông để tạo khung cho lược đồ bằng bút chì. - Bước 3: Tiến hành dùng bút chì vẽ hình dạng lược đồ Việt Nam, phác họa, chỉnh sửa và hoàn thiện bằng bút bi, sau đó vẽ một số đối tượng, xác đinh một số địa danh nước ta trên lược đồ vừa vẽ. * Hoạt động 3 - GV: Gọi một số HS chấm bài thực hành. - GV: Nhận xét, điều chỉnh, nhấn mạnh một số lưu ý khi vẽ. - HS: Tiến hành nắm bắt các bước theo định hươngs của GV - HS tiến hành vẽ, hoạt động trao đổi theo nhóm 4 người. - Các nhóm HS tiến hành vẽ lược đồ khung Việt Nam + Kẻ mạng lưới ô vuông + Căn, xác định, đánh dấu các điểm theo cạnh, góc của mạng lưới ô vuông đã vẽ + Nối các điểm đã xác định trên mạng lưới ô vuông lại để tạo thành hình dạng lãnh thổ nước ta. + Hoàn thành một số nội dụng khác theo yêu cầu bài học. - HS: Trình bày kết quả cho GV xem xét. - HS: Xem lại kết quả của mình và nhóm, điều chỉnh... V. Hoạt động tiếp theo - HS: Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành ở nhà. - Xem đặc điểm hoạt động địa chất Việt Nam trong giai đoạn tiền Campri. TCT: 4 Ngày soạn: BÀI 6: Ngày dạy: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm địa hình chung của Việt Nam, đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Hiểu về sự phân hóa địa hình đồi núi ở nước ta, mỗi khu vực địa hình đều có những đặc điểm riêng. 2. Kỹ năng Khai thác kiến thức bản đồ. 3. Thái độ Có nhận thức thế giới quan khoa học về quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ, tự nhiên nước ta. II. Chuẩn bị hoạt động: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ địa hình. Atlat Việt Nam, một số lat cắt tự vẽ. III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, Giải thích – Minh hoạ.. VI. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Trình bày đặc điểm hoạt động địa chất và những di vật của nó trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta giai đoạn Cổ kiến tạo. Vì sao nói hoạt động địa chất trong giai đoạn Cổ kiến tạo có tính quyết định trong việc hình thành lãnh thổ nước ta?. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV và Học sinh Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 -GV: Qua kiến thức SGK hãy cho thầy biết, địa hình nước ta có những đặc điểm gì nổi bật?. - GV: Hãy xác định trên bản đồ và chỉ ra các hướng núi cơ bản của nước ta. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 2 - GV: Chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một khu vực đồi núi. -GV: Định hướng cho các nhóm kết hợp SGK, Atlat hoạc bản đồ, làm việc như sau: * Hoạt động 3 - GV: Cho HS các nhóm bổ sung, điều chỉnh và nhấn mạnh các điểm cần làm rõ. 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Phần lớn địa hình nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là đồi, núi. - Phần lớn là đồi, núi thấp dưới 1000m. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng - Trẻ hóa và phân bậc rõ rệt. - Thấp dần từ TB – ĐN. - Có 2 hướng chính: TB – ĐN và hướng vòng Cung (Vùng Đông Bắc, Trường Sơn Nam). c. Địa hình nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi => Khu vực đồi, núi được chia làm 4 vùng: * Vùng Đông Bắc thuộc tả ngạn sông Hồng - Gồm 4 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, chụm lại ở Tam Đảo. - Thung lũng: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. - Chủ yếu là núi thấp, trung bình, độ cao địa hình giảm dần từ TB xuống ĐN. * Vùng Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, đây là vùng núi có độ cao nhất nước, có hướng TB - ĐN. - Gồm 3 dãi địa hình cơ bản: + Hoàng Liên Sơn là hệ thống núi cao nhất, nằm ở phía Đông. + Phía Tây là các dãy núi dọc theo biên giới Việt lào. + Trung tâm là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi, từ Mộc Châu, Sơn La đến Hoà Bình. - Các thung lũng sông Đà, sông Mã, sông Chu. * Vùng núi Trường Sơn Bắc - Từ Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. - Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. - Địa hình: cao ở 2 đầu Bắc - Nam, thấp ở giữa. Độ cao giảm theo chiều Tây – Đông. * Vùng núi Trường Sơn Nam. - Từ Nam Bạch Mã tới cực Nam Trung Bộ, với hướng vòng cung ôm lấy các cao nguyên, lưng xoay ra biển. - Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ với những đỉnh cao trên 2000m. - Địa hình: Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây. + Dãy Trường Sơn Nam có địa hình nghiêng dần về phía Đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. + Phía Tây Trường Sơn Nam là các cao nguyên badan: Plâycu, daklak, Mơ Nông tương đối bằng phẳng với độ cao TB 500 – 800 – 1000M => Khu vực bán bình nguyên và trung du. - Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có độ cao TB = 100m – 200m. - Bán bình nguyên: Đông Nam Bộ. - Trung du: Trung du Bắc Bộ. V. Hoạt động tiếp theo - Hãy nêu những đặc điểm cơ bản về địa hình miền núi nước ta. - Trình bày và nêu lên sự khác biệt, độc đáo về địa hình miền núi 4 vùng nước ta. - Làm bài tập 2,3 trang 32. TCT: 5 Ngày soạn: BÀI 7: Ngày dạy: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TT) I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng. Đánh giá được thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác, sử dụng vốn đất ở đồng bằng. - Ảnh hướng của MN và ĐB đối với quá trình phát trienr kt – xh. 2. Kỹ năng: Làm việc với At lát, bản đồ Tự nhiên. 3. Thái độ Có nhận thức thế giới quan khoa học về quá trình hình thành và phát triển khu vực đồi núi ở nước ta, có tinh thần yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị hoạt động: Bản đồ tự nhiên, địa hình Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, Giải thích – minh hoạ. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra - Địa hình nước ta có những đặc điểm gì nổi bật?. - Địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam có điểm gì giống và khác nhau?. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV và HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Cho một HS chỉ trên bản đồ vị trí các loại ĐB của nước ta, nêu lên diện tích. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 2 - GV: Vì sao người ta phân ra hai loại đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển?. - GV: Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì khác nhau?. Hãy so sánh và làm rõ những điểm khác nhau đó. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 3 - GV: Cho lớp làm việc 2 người. Một HS nêu lên thế mạnh, hạn chế và đánh giá thế mạnh, hạn chế của miền núi, học sinh còn lại làm tương tự cho vùng đồng bằng. - GV: Định hướng cho HS mở rộng kiến thức, cho HS lí giải... HS trả lời - Bổ sung b. Khu vực đồng bằng Đồng bằng nước ta chiếm 1/4 diện tích cả nước, gồm ĐB châu thổ và ĐB ven biển. * Đồng bằng châu thổ: - Đồng bằng sông Hồng: + S = 15.000 km2, được tạo bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. + Cao rìa phía Tây và thấp dần ra biển. + Chiu tác động sâu sắc của con người, không thường xuyên được bồi đắp phù sa trong đê. - Đồng bằng sông Cửu Long: + S = 40.000 km2, tạo bởi phù sa sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. + Địa hình thấp, khá bằng phẳng, có nhiều kênh rạch. + Có một số vũng trũng chưa được bồi đắp xong. + Chưa bị tác động, can thiệp mạnh mẽ, sâu sắc của con người. * Đồng bằng ven biển - S= 15.000 km2, chủ yếu là đất pha cát, biển đóng vai trò to lớn trong việc hình thành ĐBHD ven biển. - Địa hình: + Nhỏ, hẹp chiều ngang, kéo dài dọc theo lãnh thổ và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển. + Ven biển là các cồn cát, đầm phá, trung tâm là các vũng trũng, phía trong là ĐB đã được bồi tụ. - Các đồng bằng lớn: Thanh – Nghệ, Quảng Nam, Tuy Hòa. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi, núi và đồng bằng đối với sự phát triển kt – xh. a. Khu vực đồi núi * Thế mạnh: - Giàu có về khoáng sản. - Rừng, đất trồng có giá trị kinh tế nông – lâm nghiệp. - Có tiềm năng lớn về du lịch. - Có trử năng thủy điện lớn. * Hạn chế: - Trở ngại trong xây dựng, tổ chức khai thác công trình GTVT, giao lưu kinh tế. - Sạt lỡ đất, sói mòn, lũ quét... b. Đồng bằng * Thế mạnh: - Phát triển lương thực, thực phẩm. - Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. - Xây dựng, phát triển phân bố đô thị, dân cư. - Phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều loại hình vận tải. * Khó khăn: Ngập lụt, bão, hạn hán, ngập măn.. V. Hoạt động tiếp theo - Hãy nêu và làm rõ sự khác biệt về 2 loại đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển ở nước ta. - Thế mạnh và hạn chế của miền núi, đông bằng nước ta thể hiện ở điểm nào?. - Làm bài tập 2,3 trang 35. TCT: 6 Ngày soạn: BÀI 8 Ngày dạy: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Khái quát được một số nét về biển Đông. - Phân tích được ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở khí hậu, địa hình... 2. Kỹ năng Đọc bản đồ, nhận biết được đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng dương lưu, hải lưu, địa hình vùng biển... 3. Thái độ Có nhận thức thế giới quan khoa học về ảnh hưởng của biển Đông đến đặc điểm thiên nhiên nước ta.. II. Chuẩn bị hoạt động: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp Đàm thoại gợi mở, phương pháp Thảo luận, Phương pháp Giải thích – Minh hoạ. III. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Hãy so sánh, làm rõ những điểm khác nhau giữa đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển ở nước ta. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV và HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Biển Đông có những đặc điểm nào?. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 2 - GV: Cho HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một yếu tô tự nhiên nước ta, minh chứng, lý giải được ảnh hưởng của biển Đông đến tự nhiên nước ta. HS trả lời - Bổ sung * Hoạt động 3 - GV: Cho HS các nhóm báo cáo, trình bày kết quả. - GV: Cho các nhóm có ý kiến. - GV: Điều chỉnh kết quả hoạt động.... 1. Khái quát về biển Đông - Là vùng biển rộng lớn, với 3,477 triệu km2. - Là vùng biển tương đối kín. - Nằm trong khu vực nhiệt ẩm gió mùa. Biển đông có nhiều tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến tự nhiên nước ta, nhất là các yếu tố tự nhiên ven bờ. 2. Ảnh hưởng của biển Đồng đến thiên nhiên Việt Nam. a. Khí hậu - Nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẽ. b. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển - Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: + Vịnh, cửa sông. + Cồn cát ven biển. + Đầm, phá. + Tam giác châu thổ. + Đảo ven bờ. - Các hệ sinh thái ven bờ khá đa dạng và giàu có: + Rừng ngập mặn. + Hệ sinh thái trên đất chua, phèn. + Hệ sinh thái đảo, quần đảo. c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển Tài nguyên thiên nhiên biển Đông nước ta rất phong phú, đa dạng: - Khoáng sản: Dầu mỏ trử lượng khoảng 2 tỷ tấn, khí đốt 4 – 4,5 tỷ tấn, ti tan, cát, muối. - Tài nguyên hải sản: Trên 2000 loài cá biển, 100 loài tôm có giá trị kinh tế cao, mực và đặc sản khác như sò, huyết, cua, trai, đồi mồi... - Có các rạng san hô. d. Thiên tai - Bão có tần suất, cường độ lớn. - Sạt lỡ bờ biển. - Cát bay, xâm thực mạn, triều cường... IV. Hoạt động tiếp theo - Biển Đông có những đặc điểm nào nổi bật? Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta?. Biểu hiện sự tác động của biển Đông đến tự nhiên nước ta ở điểm nào? - Làm bài tập 2,3 trang 39. TCT: 7 Ngày soạn: Ngày dạy: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Câu 1 Hãy nêu và đánh giá ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa nước ta. Câu 2 Trình bày phạm vi lãnh thổ trên đất liền của nước ta. Câu 3 Vì sao nói: giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. Nêu những biểu hiện chứng tỏ hoạt động tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn ở nước ta. ĐÁP ÁN Điểm Nội dung đáp án 3,5 1, 0 1,0 1,5 (1,0) (0,5) 2,5 4,0 (2,5) (1,5) Câu 1.Hãy nêu và đánh giá ý nghĩa về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội của vị trí địa nước ta. a. Ý nghĩa tự nhiên - Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa + Khí hậu nhiệt ẩm, phân hóa theo mùa rõ rệt. + Thực vật quanh năm xanh tươi. - Tài nguyên khoáng sản và sinh vật rất phong phú. - Tự nhiên nước ta có sự phan hóa đa dạng giữa Bắc – Nam, Đông – Tây. - Tuy nhiên thiên nhiên nước ta cũng có nhiều thiên tai b. Ý nghĩa kinh tế – xã hội - Về kinh tế, Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển và sân bay quốc tế. - Về mặt văn hóa – xã hội, nằm trong khu vực giao thoa của các nền văn hóa lớn, tạo cho nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội. - Nước ta nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế năng động của Châu Á và thế giới. - Nước ta nằm trong khu vực nhạy cảm với những biến động về chính trị, quân sự. => Thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: + Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển cơ cấu nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc thù. + Phong phú và đa dạng về khoáng sản, tạo nên thế mạnh trong phát triển cơ cấu công nghiệp và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. + Hình thành và phát triển các khu bảo tồn tự nhiên. + Giao lưu, hội nhập kinh tế, thúc đẩy hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. + Giao lưu văn hóa, xã hội, chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị. - Khó khăn: + Bão, lũ, lụt, rét hại, sương muối tàn phá, gây thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng. + Nước ta sẽ bị cạnh tranh gay gắt ngay ở thị trường trong nước, khu vực và thế giới. + Khó khăn trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị. Câu 2. Trình bày phạm vi lãnh thổ trên đất liền của nước ta. - Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới tiếp giáp với:Trung

File đính kèm:

  • docGIAO AN 12 CB GIAM TAI CA NAM.doc