Tiết 18. Bài 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu và nắm được nguồn lao động dồi dào ở nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn đặt ra đối với nước ta hiện nay, tầm quang trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
91 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 chuẩn học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18. Bài 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu và nắm được nguồn lao động dồi dào ở nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn đặt ra đối với nước ta hiện nay, tầm quang trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kĩ năng:
Đọc và phân tích các bảng số liệu.
3. Thái độ:
- Thấy được nguồn lao động nước ta là rất dồi dào, nhưng phần lớn là chưa qua đào tạo, phần lớn lao động trong khu vực nông -lâm - ngư nghệp.
- Ủng hộ các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
II. Phương tiện dạy học:
Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm.
III. Tiến trình dạy học:
- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta.
(Về kinh tế; về chất lượng cuộc sống; Đối với tài nguyên môi trường)
? Tại sao tỉ suất sinh của nước ta giảm nhưng tỉ lệ gia tăng dân số nước ta vẫn còn cao ? (Do qui mô dân số nước ta lớn (dân số đông), số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ gia tăng giảm nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
- Mở bài: Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm gì ? Việc giải quyết việc làm trên đất nước ta ra sao? Các câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm hiểu, giải đáp qua bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1. Cá nhân
Tìm hiểu về nguồn lao động nước ta.
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi:
? Chứng minh nguồn lao động nước ta rất dồi dào.
? Nêu mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
- GV gọi HS nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn ở nước ta qua 2 mốc năm.
=> HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
- Tỉ lệ lao đông qua đào tạo có thay đổi đáng kể, nhưng so với yêu cầu thì còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
- Chất lượng dân số đang cần được nâng cao về thể chất và trí tuệ.
- Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo năm 2005 là 75%, lao động có trình độ CĐ-ĐH trở lên mới chỉ chiếm 5.3% làm cho khả năng tiếp thu công nghệ mới gặp nhiều khó khăn.
? Vấn đề đặt ra là phải làm gì ?
=> Cần có chiến lược nâng cao thể lực, trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ cho đất nước ta.
Chuyển ý: lực lượng lao động ở nước ta rất đông đảo, song thành phần, cơ cấu của nó như thế nào? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong mục 2.
1. Nguồn lao động:
- Năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.5 triệu người (chiếm 51,2 % tổng dân số).
- Trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
*Mặt mạnh: lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu nhanh KHKT, chất lượng lao động ngày càng nâng cao.
*Hạn chế: lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn mỏng (ít), đặc biệt là đội ngũ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu, thiếu tác phong công nghiệp, ý thức kĩ luật chưa cao.
HĐ 2. Cả lớp
Tìm hiểu về cơ cấu lao động ở nước ta
GV hướng dẫn HS theo trình tự SGK.
? Dựa vào bảng 17.2 so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 -2005.
→ Tỉ trọng lao động trong khu vực I giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao 57,3% (2005)
Tỉ trọng lao động trong khu vực II và III tăng nhưng vẫn còn thấp (18.2 và 24.5%).
- GV: đây là xu hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nhưng còn chậm.
? Dựa vào bảng 17.3 so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000-2005.
=>HS nhận xét theo bảng số liệu qua các mốc năm.
- GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Sự chuyển dịch này là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
? Dựa vào bảng 17.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nông thôn và thành thị ở nước ta.
=>Lao động nông thôn giảm 79.9 xuống còn 75%; thành thị 20.1 tăng lên 25%.
- GV: điều này cho thấy về mặt lao động nước ta vẫn chủ yếu là nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, cũng như tiến trình đô thị hoá ở nước ta còn chậm, dân cư vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, đến năm 2020 dân số VN khoảng hơn 100 triệu người, trong đó 70% sẽ sống trong các đô thị.
- GV nêu hạn chế tồn tại ở nguồn lao động nước ta:
+ Năng suất lao động xã hội chưa cao, người lao động có thu nhập thấp.
+ Quỹ thời gian của nguồn lao động sử dụng chưa hiệu quả.
=> Lao động thu nhập thấp.
2. Cơ cấu lao động:
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế:
- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nông- lâm- ngư nghiệp.
- Đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
- Thành phần kinh tế Nhà nước và và thành phần kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.
- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm nhẹ.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
- Tỉ lệ lao động nông thôn giảm còn 75%, tỉ lệ lao động thành thị tăng lên 25% (2005).
- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm 75.0%, 2005)
HĐ 3. Cả lớp
Tìm hiểu về vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
GV đặt câu hỏi:
? Chứng minh rằng việc làm là vấn đề xã hội bức xúc ở nước ta ?
→ Do lao động nước ta đông và tăng nhanh mỗi năm tăng hơn một triệu lao động mới, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn rất phổ biến.
? Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động chúng ta phải làm gì?
→ HS trả lời GV chuẩn và ghi nội dung.
- Bên cạnh phát triển các ngành sản xuất mới hiện đại, cần chú trọng phát triển các nghề truyền thống, thủ công nghiệp
- Người lao động được trang bị kiến thức, kĩ năng lao động cần thiết mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, đồng thời mới có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm:
Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn.
Năm 2005, tính trung bình trên cả nước tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%; tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. (SGK)
b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta :
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, dịch vụ .
- Tăng cường hợp tác, liên kết thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu (để tạo việc làm).
- Mở rộng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động (để họ có thể tự tạo việc làm).
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
IV. Đánh giá:
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. (Cơ cấu lao đông theo ngành, theo thành phần kinh tế).
V. Hoạt động nối tiếp:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Làm bài tập trong Tập bản đồ Trang 28.
Xem, nghiên cứu Bài 18. Đô thị hoá.
VI. Phụ lục:
Thông tin: xu hướng tích tụ ruộng đất và bài toán giải quyết lao động (dôi thừa) ở nông thôn nước ta. (Sách thiết kế bài giảng Tr. 201)
1. KN Tỉ lệ thất nghiệp: tỉ lệ % của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động).
2. KN Nguồn lao động: toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc.
3. KN Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một thời gian xác định. Bộ lao động và thương binh xã hội định nghĩa: dân số hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lênđang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc.
4. KN Việc làm:
- Theo các nhà kinh tế học: việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
- Theo Bộ luật lao động ở nước ta: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
Tiết 19. Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
- Phân tích được những ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh sự phân bố đô thị giữa các vùng trên bản đồ.
- Nhận xét bảng số liệu và phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam.
- Phân tích biểu đồ.
3. Thái độ:
- Nhận thấy được tỉ lệ dân thành thị ở nước ta và cơ sở hạ tầng còn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Số lượng và qui mô đô thị ở các vùng không đều nhau.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ dân cư Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam
- Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta. (SGK)
- Bảng số liệu tỉ lệ dân thành thi một số nước trên thế giới.
III. Tiến trình dạy hoc:
- Kiểm tra bài cũ:
1. Phân tích những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Mặt hạn chế của việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay là:
a. Năng suất lao động của nước ta vẫn còn thấp.
b. Phân công lao động chậm chuyển biến.
c. Quỹ thời gian chưa được tận dụng triệt để.
d. Tất cả đều đúng.
- Mở bài: đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, một xu thế tất yếu. Nó là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và ngược lại sự phát triển đô thị hoá lại có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đất nước.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về Đô thị hoá ở Việt Nam.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta.
GV gọi HS nhắc lại khái niệm “đô thị và đô thị hoá”.
=>
Đô thị: điểm quần cư có một số dân được qui định và có những chức năng riêng không thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tùy theo sự qui định của các quốc gia, tiêu chuẩn số dân tối thiểu để phân biệt đô thị với các điểm quần cư nông thôn có khác nhau. Một đô thị ở Pháp phải có ít nhất: 2.000 dân, Hoa Kì: 2.500 dân, Hà Lan: 20.000 dân, Aixơlen: 200 dân.
Quy định tỉ lệ dân cư phi nông nghệp
KN đô thị hoá: SGK địa lí 10
Là quá trình phát triển, mở rộng các thành phố, tăng dân số thành thị, lối sống thành thị được phổ biển rộng rãi.
? Tên đô thị đầu tiên ở nước ta, xuất hiện vào thời gian nào?
? Qua thông tin báo đài so với các đô thị hiện đại trên thế giới em có nhận xét gì về cơ sở hạ tầng ở các đô thị nước ta.
Chuyển ý: để biết được số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị qua các năm tìm hiểu sang mục b.
? Dựa vào bảng 18.1 nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị nước ta.
=> Số dân thành thị ngày càng tăng (1.73 lần).
? GV cho HS nhận xét tỉ lệ dân thành thị của nước ta so với các nước trong khu vực. (Bru: 67%, Ma: 57%, Phi: 47%, Indo: 40%, Thai: 31%, My: 27%)
? Dựa vào Bảng 18.2 nhận xét và so sánh về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.
? GV cho HS tính số dân bình quân trên một đô thị nước ta.
? Vùng có số đô thị nhiều nhất và ít nhất.
HS sử dụng máy tính để tính.
=>Cao nhất vùng Đông Nam Bộ: 138.560 người/ đô thị; thấp nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ 12.880 người/ đô thị.
? Tính đến hiện nay (2010) ĐB sông Cửu Long có mấy thành phố? (13)
=>HS trình bày GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: đến năm 2006, trên cả nước có 689 đô thị, các đô thị được phân loại như thế nào? Chúng ta nghiên cứu sang mục 2.
1. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta:
a. Qúa trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp:
- Từ thế kỉ thứ III TCN. thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Qúa trình đô thị hoá diển ra chậm, không giống nhau giữa các thời kì và giữa hai miền Nam, Bắc.
- Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá tích cực.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng:
- Năm 1990 là 19.5% đến năm 2005 đạt 26,9 % dân số cả nước (tăng 7.4%).
Tỉ lệ dân số thành thị thứ 180/207 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; 44/52 nước và vùng lãnh thổ châu Á (TG: 47%, châu Á: 38%, TQ: 39%, ĐNA: 37%, châu Phi: 33%)
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
- TD&MN Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị).
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít nhất (50 đô thị) nhưng có số dân đô thị nhiều nhất.
HĐ 2. Cả lớp
Tìm hiểu về cách phân loại mạng đô thị của Việt Nam
? Có mấy cách phân loại đô thị ở nước ta?
=>Theo 2 cách: theo các tiêu chí tổng hợp và cấp độ quản lí.
? GV gọi HS chỉ trên BĐ các đô thị trực thuộc trung ương, đô thị đặc biệt.
? GV yêu cầu HS tìm trên BĐ và Atlat ở BĐ dân số Tr. 11 một số đô thị loại 1, 2, 3, 4.
? Kể tên các đô thị trực thuộc tỉnh ở ĐB SCL mà em biết. (thành phố: Mỹ Tho, Cà Mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Cao Lãnh, Sóc Trăng, Bến Tre, Tân An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vị Thanh)
Chuyển ý: đô thị hoá có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ được tìm hiểu ở mục 3.
2. Mạng lưới đô thị:
a. Dựa vào các tiêu chí tổng hợp, đô thị nước ta chia làm 6 loại:
- Đô thị đặc biệt: Hà Nội và TP. Hố Chí Minh.
- Và 5 loại đô thị khác (từ loại 1 đến loại 5)
b. Căn cứ vào cấp quản lí: có 2 loại
- Đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh.
(Có 5 đô thị trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hố Chí Minh, Cần Thơ).
HĐ 3. Cả lớp
Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển KT-XH.
? Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển KT-XH.
? Liên hệ thực tế địa phương.
? Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hoá với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH.
- Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp:
+ 70.4% GDP cả nước
+ 84% GDP công nghiệp - xây dựng
=>HS trình bày GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Đô thị hoá là một quá trình phát triển tất yếu của bất kì quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên đô thị hóa tự phát, thiếu qui hoạch khoa học sẽ nảy sinh ra rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cản trở sự phát triển đất nước như: khó khăn cho giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội:
a. Tích cực:
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH của các địa phương, các vùng trong nước.
- Các đô thị là thị trường tiềm năng, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát trển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
b. Tiêu cực:
- Sức ép dân số đến việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp.
- Ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự xã hội
IV. Đánh giá:
1. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển KT-XH..
V. Hoạt động nối tiếp:
Xem, nghiên cứu trước 19. Thực hành.
Thông tin:
1. PHỐ HIẾN : địa danh lịch sử chỉ một cảng bên bờ trái sông Hồng ở gần thị xã Hưng Yên, rất phồn thịnh về thương mại với nước ngoài vào thế kỷ 17.
2. PHÚ XUÂN: tên làng cũ bên bờ sông Hương, nơi các chúa Nguyễn lấy làm dinh trấn thủ từ thế kỉ 17. Nay là đất thành phố Huế, kinh thành của các vua chúa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn. Thành Phú Xuân được vua Gia Long xây dựng từ đầu thế kỉ
3. Khi Việt Nam đứng dưới 179 nước về tỷ lệ dân số thành thị...
Tỉ lệ dân số thành thị đứng thứ 180/207 nước và vùng lãnh thổ trên TG. (TG: 47%, châu Á: 38%; TQ: 39%; Đông Nam Á: 37%; châu Phi: 33%).
Tiết 20. Bài 19. THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HOÁ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Thấy được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được biểu đồ về sự phân hoá thu nhập.
- Đọc và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người.
II. Phương tiện dạy học:
GV chuẩn bị biểu đồ mẫu vẽ theo yêu cầu bài thực hành.
III. Tiến trình dạy hoc:
- Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Mở bài: do điều kiện phát triển KT-XH khác nhau trên các vùng lãnh thổ nước ta dẫn đến thu nhập bình quân của người dân cũng khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1. Cá nhân/cả lớp
B1. GV cho HS đọc nội dung bài thực hành và xác định yêu cầu:
?Chọn vẽ biểu đồ nào là thích hợp.
=> Vẽ biểu đồ cột (hoặc thanh ngang).
B2. GV gọi 2 HS lên bảng vẽ mỗi HS vẽ theo một dạng các HS còn lại tự vẽ vào vỡ.
B3. GV gọi HS nhận xét biểu đồ được vẽ ở bảng, GV kết luận chỉnh sửa cho đúng.
1. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người /tháng của các vùng nước ta năm 2004.
HĐ 2. Cá nhân /Cả lớp
- GV hướng dẫn HS nhận xét khái quát tình hình thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng qua các mốc năm:
+ Mức thu nhập bqđn/tháng TB cả nước, vùng cao nhất, vùng thấp nhất? Vùng có mức thu nhập cao hơn TB cả nước?
+ Mức thu nhập bqđn/tháng giai đoạn 1999 đến 2004 tăng hay giảm? Vùng nào tăng nhanh nhất? Tính bằng cách nào?
-GV hướng dẫn HS tốc độ tăng trưởng thu nhập. Lấy năm sau chia năm gốc x 100. (ĐV: %)
(Lấy năm 1999 làm năm gốc = 100%).
- HS cả lớp tính, đại diện HS đọc kết quả, HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
? Tại sao thu nhập các vùng có sự chênh lệch.
=> Do các vùng có sự khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế.
2. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người /tháng giữa các vùng qua các năm:
- Giai đoạn 1999 - 2004: mức thu nhập bqđn/tháng ở nước ta còn thấp, nhưng có chiều hướng tăng.
- Chênh lệch giữa các vùng có mức thu nhập bqđn/tháng cao:
Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao gấp 1,7 lần ĐBSH.
- Chênh lệch giữa vùng có mức thu nhập bqđn/tháng cao nhất và thấp nhất:
+ Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao gấp 3,1 lần vùng Tây Bắc.
+ Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao gấp 1,7 lần trung bình cả nước.
IV. Đánh giá:
GV nhận xét tinh thần học tập của lớp: động viên, nhắc nhở tinh thần học tập của HS.
V. Hoạt động nối tiếp:
GV dặn HS tiếp tục hoàn thành Bài thực hành ở nhà.
Xem trước Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Tiết 21. Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH.
- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích biểu đồ, các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
- Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập tốt để góp phần đóng góp xây dựng đất nước.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Tiến trình dạy hoc:
- Kiểm tra bài cũ: chấm bài thực hành.
- Mở bài: GV gọi HS đọc phần giới thiệu vào bài.
Ở nước ta sự chuyển dịch kinh tế diễn ra như thế nào ?
Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1. Cá nhân/cả lớp
Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
B1. GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ và Hình 20.1 trả lời câu hỏi:
? Cơ cấu kinh tế gồm những nhóm ngành (khu vực kinh tế) nào?
? Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.
B2. HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
- Sự chuyển dịch trên là phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
- Khu vực I tuy có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn khu vực II và III.
Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch cả trên 3 khía cạnh: có cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.
→ Cơ cấu kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
HĐ 2. Cả lớp
Tìm hiểu Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành
*Sản lượng ngành thuỷ sản ngày càng tăng tăng:
- Năm 1990: 890.6 nghìn tấn
- Năm 2005: 3465.9 nghìn tấn (chiếm 24.8% tỉ trọng ở khu vực I).
- GV yêu cầu HS đọc SGK và phân tích bảng 20.1 để rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sx nông nghiệp.
*Trong ngành trồng trọt:
- Giảm tỉ trọng cây lương thực.
- Tăng tỉ trọng cây công nghgiệp.
(chuyển một phần diện tích trồng lúa và hoa màu có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây CN, các loại cây phục vụ xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp giá trị cao hơn).
- GV: công nghiệp chế biến chiếm khoảng 83.2% giá trị sx toàn ngành công nghiệp (2005).
? Kể tên một số sản phẩm, công ty dệt may, giày da nổi tiếng trên thị trường mà em biết.
=> Công ty may: Nhà Bè, 10, Việt Tiến; công ty dệt: Thái Tuấn, Phong Phú; công ty giày: Thượng Đình, Bitis
Một số ngành công nghiệp chế biến chủ lực: chế biến LT-TP, dệt, da giày, may mặc, sx hoá chất, cao su, plasticnhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa giải quyết nhiều việc làm cho XH. Ngoài ra, một số ngành công nghệ cao cũng bước đầu được hình thành và phát triển như: sx ôtô, thiết bị chính xác, máy móc điện tử và viễn thông, máy tính
- Chuyển dịch từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao
*Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
- Ở khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.
Trong nông nghiệp: tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.
- Ở khu vực II:
+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghệp khai thác.
+ Trong từng ngành công nghiệp: xu hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
- Ở khu vực III: tăng trưởng các lĩnh vực dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch rất cơ bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục 2.
HĐ 3. Cá nhân /Cả lớp
Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
GV khái quát các thành phần kinh tế.
? Dựa vào bảng 20.2 nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
=> HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
- Kinh tế Nhà nước giảm, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. (số liệu bảng).
- Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới. Chúng ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập vào nền KT thế giới.
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Thành phần kinh tế Nhà nước: tỉ trọng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.
HĐ 4. Cá nhân / Cả lớp
Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
? Nước ta có các vùng nào được xem là vùng động lực phát triển kinh tế.
- ĐNB chiếm hơn ½ giá trị sx công nghiệp cả nước (55,6%) tiếp theo là ĐBSH và ĐBSCL (3 vùng này đã chiếm hơn 80% giá trị sx CN cả nước)
- Tính đến tháng 8/2007 cả nước đã hình thành 150 KCN tập trung, KCX (trong đó có 90 khu đã đi vào hoạt động)
? Có các vùng chuyên canh gì? ở đâu ?
? Trên cả nước đã hình thành mấy vùng KT trọng điểm ?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và chỉ vị trí trên bản đồ.
- Phân bố lại sx theo không gian, phát huy thế mạnh của các vùng.
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
Trên phạm vi cả nước đã hình thành:
- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất có qui mô lớn.
- Ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ VKT trọng điểm phía Bắc,
+ VKT trọng điểm miền Trung,
+ VKT trọng điểm phía Nam.
*Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển KT-XH nước ta: Có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và CNH, HĐH đất nước.
IV. Đánh giá:
Cho HS làm bài tập 2 Tr. 86. Tính tỉ trọng và nhận xét.
V. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.
V. Phụ lục:
1. KN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu KT-XH đã xác định cho từng thời kì phát triển.
2. Thông tin:
- Bắc Bộ: đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài
- Miền Trung: từng bước phát triển thành một trong các vùng phát triển năng động của cả nước.
- Phía Nam: giữ vị trí
File đính kèm:
- Giao an Dia 12 chuan HKII.doc