Tiết 1 - Bài 1
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
A. Mục tiêu.
Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước.
106 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản - Hoàn chỉnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12-8-2010
Tiết 1 - Bài 1
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
A. Mục tiêu.
Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Một số tư liệu về hội nhập quốc tế và khu vực.
2. Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, sgk địa 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trong lớp tóm tắt lại chương trình địa lí lớp 11.
3. Giảng bài mới:
* Mở bài: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập với thế giới và khu vực.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát hình 1.1 ở sgk trả lời một số câu hỏi sau:
+ Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề Đổi mới nền kinh tế-xã hội
+ Đường lối Đổi mới từ Đại hội Đảng VI đưa nền kinh tế, xã hội nước ta phát triển theo xu thế nào?
+ Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu gì?
- HS đọc sgk và tóm tắt. GV gọi 2 HS ghi tóm tắt lên bảng.
- GV nhận xét. Giảng giải.
* Hoạt động 2: Cả lớp.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực: Bối cảnh, thành tựu đạt được?
- HS đọc sgk, hiểu biết tìm hiểu và tóm tắt các ý chính.
- GV chốt ý và giải thích với HS: VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) vào tháng 11-2006, nhưng chỉ khi quốc hội VN thông qua, đến tháng 1-2007 VN mới trở thành thành viên chính thức của WTO.
- GV giải thích cho HS các nguồn vốn:
- GV cho HS phân tích Hình 1.2 để thấy ý nghĩa của việc phát triển nhiều thành phần kt, góp phần huy động vốn tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kt, tăng nhanh GDP.
* Hoạt động 3: Cá nhân.
- GV đặt câu hỏi: Em cho biết định hướng chính của VN trong giai đoạn hiện nay là gì?
- HS đọc sgk, và hiểu biêt phát biểu.
- GV giảng giải cho HS hiểu rõ về các chính sách.
1. Công cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
a. Bối cảnh.
- Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì lên tới ba con số.
b. Diễn biến.
- Công cuộc Đổi mới được manh nha năm 1979, đầu tiên là lĩnh vực nông nghiệp.
- Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế.
+ Dân chủ hóa đời sống kt-xh.
+Phát triển nền kt hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kt-xh kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức độ một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kt khá cao.
- Cơ cấu kt chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
- Cơ cấu kt theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
- Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
a. Bối cảnh.
- Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.
- VN và HK bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995.
- Nước ta trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995.
- Nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 7-11-2006.
b. Thành tựu.
- Nước ta đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế- kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu vực
- Đẩy mạnh ngoại thương, VN đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường.
4. Củng cố.
- Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà trả lời các câu hỏi ở sgk.
- Đọc trước bài 2, chuẩn bị át lát địa lí 12.
Ngày soạn:23/8/2010
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Tiết 2- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kt-xh và quốc phòng.
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam, xác định được hệ tọa độ địa lí.
3. Thái độ, hành vi:
- Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
* Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
* Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta?
3. Giảng bài mới:
* Mở bài: GV giới thiệu khái quát về đất nước VN: Hình dáng, diện tích, thuộc châu lục và khu vực nào trên thế giới. Từ đó cho HS biết bài học hôm nay sẽ cho các em biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kt của nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
+ Nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển?
- Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả lời và đưa ra ý kiến.
- Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp chỉ bản đồ
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận theo nội dung được phân:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ vùng đất?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời?
- Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa 12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm bổ sung.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan trọng ở trên đất liền?
( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai..
+ Lào: Cầu Treo, Lao Bảo
+ Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh Xương)
* Hoạt động 3: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk, hiểu biết và quan sát bản đồ, kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau:
+ Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với tự nhiên như thế nào?
+ Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với nền kt, vh,xh và quốc phòng ntn?
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức, và đặt câu hỏi thêm:
+ Vì sao VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?
+ Kể tên một số cảng biển, sân bay quan trọng của VN?
( VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ do vị trí mang lại: ảnh hưởng của gió mùa châu Á, tiếp giáp biển Đông)
1. Vị trí địa lí.
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA.
- Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền)
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài hơn.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT).
2. Phạm vi lãnh thổ.
a. Vùng đất.
- Tổng diện tích là: 331 212km².
- Có 4500km đường biên giới trên đất liền.
- Đường bờ biển dài 3260km.
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông, có 2 quần đảo lớn: Trường Xa, Hoàng Xa.
b. Vùng biển.
- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
- Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
- Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở).
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m.
-> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển Đông.
c. Vùng tròi.- Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
a. Ý nghĩa tự nhiên.
- Nó quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên VN là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á -TBD, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài đ-tv => có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Sự đa dạng của tự nhiên: từ B-> N, T-> Đ
- Có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ, lụt
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
* Về kinh tế:
+ VN nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng => giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Nước ta còn là cửa ngõ ra biển cho các nước Lào, TL, CPC, TQ.
+ Phát triển nền kt đa dạng, kt mở, hội nhập vào thế giới
* Về văn hóa – xã hội: vị trí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.
* Quốc phòng: biển Đông với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kt và bảo vệ đất nc.
4. Củng cố.
- Câu 1: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho bài thực hành: Thước kẻ, bút chì, giấy A4..
Ngày.....Tháng......Năm.........
Đã kiểm tra
Phan Thị Diệu Thúy
Ngày soạn:28/8/2010
Tiết 3 – Bài 3
THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
A.Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí VN và một số địa danh quan trọng
2. Kĩ năng:
- Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và một số đối tượng địa lí.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
- Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (phóng to trên khổ giấy A4),
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
- Giấy A4, Bút chì, Thước kẻ
C. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước ĐNÁ?
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
3. Bài mới:
* Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành: Vẽ lược đồ VN, điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng của VN.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Cả lớp.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông.
- HS vẽ trên giấy A4
- GV: HD học sinh xác định điểm và đường khống chế trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to
- HS kết hợp hình 3 (Sgk 19) tự xác định điểm và đường khống chế, nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển tạo thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam.
+ Đ1: Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến Lào Cai
+ Đ2: Từ Lào Cai đến Lũng Cú
+ Đ3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái
+ Đ4: Từ Móng Cái đến phía Nam ĐBSH
+ Đ5: Từ phía Nam ĐBSH đến phía Nam Hoành Sơn
+ Đ6: Từ Nam Hoành Sơn đến NTB
+ Đ7: Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau
+ Đ8: Từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá, Hà Tiên
+ Đ9: Biên giới giữa ĐB Nam Bộ và Campuchia
+ Đ10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào
+ Đ11: Biên giới từ Thừa Thiên Huế đến cực Tây Nghệ An và Lào
+ Đ12: Biên giới phía Tây của Nghệ An, Thanh Hóa với Lào
+ Đ13: phần còn lại của biên giới phía Nam Sơn La, Tây ĐB với Lào
Hs: Kết hợp hình 3 (Sgk 19) vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam theo hướng dẫn
- GV: Quan sát, sửa sai.
- GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu tượng trưng cho đảo san hô để thể hiện QĐ Trường Sa và Hoàng Sa
- HS điền vào khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 2 QĐ Trường Sa và Hoàng Sa.
Gv: Chỉ trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to, HD h/s vẽ các sông chính của Việt Nam
- Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình
- Bắc Trung Bộ: sông Mã – Chu, Sông Cả
- Nam Bộ: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
Hs: Vẽ theo hướng dẫn.
* Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp.
- GV yêu cầu HS xác định và điền lên lược đồ Việt Nam các địa danh quan trọng.
- HS tự xác định và điền lên lược đồ.
- GV chỉ bản đồ và gọi vài HS kiểm tra, sửa sai.
I.Vẽ lược đồ
1. Vẽ khung ô vuông
- Gồm 40 ô vuông (5 x 8) mỗi chiều tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.
- Lưới ô vuông thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến từ 1020 Đ- 1120Đ và từ 80B đến 240B
- Đánh số thứ tự:
+ Hàng ngang: từ trái – phải: từ A – E
+ Hàng dọc: từ trên – xuống: từ 1 – 8
2. Vẽ khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam
3. Vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam
4. Vẽ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng (ô E4)
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (ô E8)
5. Vẽ sông chính:
II. Điền địa danh quan trọng lên lược đồ
- Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
- Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan
- Đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
4. Củng cố:
- Kiểm tra bài thực hành của học sinh
- Sửa sai
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Hoàn thiện bài thực hành
- Chuẩn bị bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Ngày soạn:06/09/2010
Tiết 4 - Bài 4
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ.
A. Mục tiêu.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ VN diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, cổ kiến tạo và tân kiến tạo.
- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri
2. Kĩ năng:
- Xđịnh được trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu lãnh thổ VN. Sử dụng bảng niên biểu địa chất.
3. Thái độ, hành vi:
- Thái độ và tin tưởng vào cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển tư nhiên nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất của Trái Đất.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ địa chất , khoáng sản VN. Át lát địa lí 12.
- Bảng nên biểu địa chất. Các mẫu đá kết tinh, biến chất (nếu có).
2. Chuẩn bị của trò:
- SGK, át lát địa lí 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài thực hành một số HS để lấy điểm.
3. Bài mới:
* Mở bài: GV cho HS biết lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta là quá trình lâu dài và phức tạp, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất. Có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo. Bài hôm nay sẽ cho chúng ta tìm hiểu về các giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển đất nước VN.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Nhóm.
- GV cho HS dựa vào bảng niên biểu địa chất trả lời câu hỏi: Cho biết giai đoan tiền Cambri diễn ra vào đại nào. Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm? Ý nghĩa của giai đoạn này ở Việt Nam?
- HS dựa vào bảng niên biểu để trả lời.
- GV có thể lập bảng yêu cầu HS đọc sgk để hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn
T.kếtthúc cách đây
Đặc điểm khái quát
Tiền Cambri
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận và điền các nội dung vào bảng (viết vào giấy Ao). Sau đó các nhóm treo kết quả làm việc lên bảng và trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại ý. GV đưa bảng mẫu đã chuẩn bị trước.Đặc các câu hỏi phụ:
+ Quan sát bản đồ cho biết giai đoạn này có các khối nền cổ nào?
* Hoạt động 2: Cả lớp.
- GV để HS hiểu thêm có thể cho quan sát các mẫu đá kết tinh, biến chất.
- HS quan sát để làm rõ kiến thức.
- GV tổng kết.
1. Giai đoạn tiền Cambri.
- Thuộc 2 đại: Thái cổ, Nguyên sinh
- Chúng kéo dài khoảng 3600 năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm.
- Ý nghĩa: là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta.
a. Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.
- Ở Việt Nam kéo dài trên 2 tỉ năm và kết thúc cách ngày nay 542 triệu năm
- Biểu hiện:
+ Đá biến chất cổ tìm thấy ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn, có tuổi cách ngày nay 2,5 tỉ năm tuổi
b. Chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.
- Phạm vi: Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, Trung - Trung Bộ.
Có 5 khối nền cổ
1 VIỆT BẮC
2 HOÀNG LIÊN SƠN
3 SÔNG MÃ
4 PU HOẠT
5 KON TUM
c. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu.
+ Khí quyển mỏng, gồm các khí: N2, NH3, H2, CO2, O2...
+ Thủy quyển mới xuất hiện; Sinh vật còn ở dạng sơ khai nguyên thủy như: tảo, động vật thân mềm).
4. Củng cố.
- Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? Ý nghĩa của giai đoạn này?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài dựa vào các câu hỏi 1,2,3 sgk Tr 23.
- Đọc tiếp trước bài 5.
Ngày.....Tháng......Năm.........
Đã kiểm tra
Phan Thị Diệu Thúy
Ngày soạn: 10/09/2010
Tiết 5-Bài 4
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ ( tiếp theo)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của hai giai đoạn Cổ kiens tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên VN.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ cấu trúc địa chất VN.
- Xác định được trên bản đồ các nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. Có khả năng nhận xét, so sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế.
3. Thái độ, hành vi:
- Nhìn nhận xem xét lịch sử phát triển của lãnh thổ tự nhiên VN trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ địa chất , khoáng sản VN. Át lát địa lí 12.
- Bảng nên biểu địa chất. Các mẫu đá kết tinh, biến chất (nếu có).
2. Chuẩn bị của trò:
- SGK, át lát địa lí 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu đặc điểm của giai đoạn tiền Cambri?
- Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ VN?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cặp/ Nhóm.
- GV chia lớp ra làm 4 nhóm và yêu cầu HS đọc sgk, xem át lát, bảng niên biểu địa chất trả lời theo các câu hỏi sau:
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra vào những kỉ nào, đại nào?
+ Thời gian diễn ra?
+ Thời gian kết thúc cách đây bao nhiêu năm?
+ Đặc điểm khái quát trong giai đoạn này? Ý nghĩa của giai đoạn Cổ kiến tạo đối với thiên nhiên Việt Nam?
- HS thảo luận theo nhóm, ghi những ý đã thảo luận vào giấy. Sau đó các nhóm treo lên bảng và trình bày. Các nhóm nhận xét.
- GV treo kiến thức đã kẻ sẵn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm.
- GV chia lớp ra làm 4 nhóm và yêu cầu HS đọc sgk, xem át lát, bảng niên biểu địa chất trả lời theo các câu hỏi sau:
+ Giai đoạn Tân kiến tạo diễn ra vào những kỉ nào, đại nào?
+ Thời gian diễn ra?
+ Thời gian kết thúc cách đây bao nhiêu năm?
+ Đặc điểm khái quát trong giai đoạn này? Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với thiên nhiên Việt Nam?
- HS thảo luận theo nhóm, ghi những ý đã thảo luận vào giấy. Sau đó các nhóm treo lên bảng và trình bày. Các nhóm nhận xét.
- GV treo kiến thức đã kẻ sẵn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- GV đặt tiếp câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya đã làm cho địa hình nước ta thay đổi theo hướng nào?
- HS phát biểu. Sau đó GV chốt ý.
+ Đặc điểm quan trọng nhất là: Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya. Mà tiêu biểu nhất là tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng đỉnh núi cao nhất VN, hiện nay núi vẫn tiếp tục được nâng lên.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
a. Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm.
- Bắt đầu từ kỉ Cambri -> chấm dứt vào kỉ Krêta.
- Thời gian bắt đầu cách đây 542 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu năm.
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên của nước ta.
+ Có nhiều khu vực bị chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi.
+ Nhiều khu vực hoạt động uốn nếp, và nâng lên diễn ra mạnh mẽ: địa vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum
+ Các khu vực đứt gãy, độngđất-phun trào mạnh hình
thành các loại đá: granít,Riolit, andezitcác k/sản: đồng, sắt, vàng, bạc.
c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
=> Ý nghĩa: Đại bộ phận nước ta được hình thành trong giai đoạn này.
3. Giai đoạn Tân kiến tạo.
a. Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta (mới cách đây 65 triệu năm và vẫn còn tiếp diễn cho đến nay).
b. Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
* Vận động Anpơ – Himalaya: uấn nếp, đức gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa... hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh: than, dầu khí......
=>Vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya đã làm cho địa hình nước ta thay đổi theo hướng:
+ Các dãy núi có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng
rộng và nông
+ Sông chảy xiết, nhiều thác ghềnh
+ Các dãy núi có đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu
+ Các bồn trũng lục địa được bồi lấp
* Khí hậu TĐ có thời kì trở lạnh, gây nên nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ....
c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
- Các quá trình diện mạo được đẩy mạnh, sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, các khoáng sản nguồn gốc ngoại sinh được hình thành.
- Các đktn nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ trong các quá trình tự nhiên, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.
4. Củng cố.
- Nêu đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo, Nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
- Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vãn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến hiện nay?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học các câu hỏi 1,2,3 ở sgk, tr 27.
- Đọc va tìm hiểu trước bài 6.
Ngày soạn:13/09/2010
Tiết 6 – Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình khu vực núi.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Át lát địa lí 12.
2. Chuẩn bị của trò:
- SGK, át lát địa lí 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
*Hãy nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
*Tìm những dẫn chứng để khẳng định giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV treo bản đồ tự nhiên VN, yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ, và những hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nhận xét về địa hình VN?
- HS làm theo yêu cầu và sau đó phát biểu ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.Đặt thêm câu hỏi cho HS:
+ Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa? ( )
+ Hãy lấy VD tác động của con người đến địa hình nước ta?
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm và phát phiếu học tập:
+ Nhóm 1: Quan sát hình 6, đọc sgk, hiểu biết điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
Đặc điểm
Vùng Đông Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 2: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Tây Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 3: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Trường Sơn Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 4: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Trường Sơn Nam
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
- Bước 2: HS thảo luận nhóm. Sau đó đại diện các nhóm trì
File đính kèm:
- GA dia li 12 cuc hay CB.doc