Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 19: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Tiết 19: Bài 15 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học HS cần:

1. Về kiến thức:

- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ( nước, không khí, đất ).

- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống.

- Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Về kĩ năng:

- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu nhập tài liệu về môi trường.

- Viết báo cáo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 19: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/11/2009 Ngày dạy: 10/12/2009 Dạy lớp: 12A2, 12C4, 12C5 Tiết 19: Bài 15 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: - Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ( nước, không khí, đất ). - Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống. - Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2. Về kĩ năng: - Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu nhập tài liệu về môi trường. - Viết báo cáo. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Một số tranh ảnh, băng hình về tình trạng suy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 8’) Câu hỏi 1: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Câu hỏi 2: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. 3. Dạy bài mới: * Khởi động: Như chúng ta đã tìm hiểu ở các tiết học trước, khí hậu nước ta nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi song cũng không ít khó khăn gây ra bởi các tai biến thiên nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là yêu cầu rất cấp thiết. Các nội dung này sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Thời lượng Hoạt động GV và HS Nội dung chính 4 – 6 Phút 22 – 24 Phút 4 – 6 Phút * Hoạt động 1: Cả lớp - Bước 1: HS dựa vào hình ảnh, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết, trả lời: ● Hãy nêu nguyên nhân mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này? Lấy một số ví dụ cụ thể mà em biết. ● Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành thị và nông thôn? Lấy một số ví dụ cụ thể mà em biết ở đị phương, ở nước ta. - Bước 2: HS trình bày - Bước 3: GV chuẩn kiến thức * Chuyển ý: Là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, giáp biển Đông, có nhiều thuận lợi về thiên nhiên song cũng gặp không ít khó khăn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục 2. * Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: Các nhóm dựa vào Atlát 12, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết, hình ảnh, hoàn thành phiếu học tập sau: Loại thiên tai Thời gian xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả Biện pháp phòng chống ● Nhóm 1: Bão (Dựa vào hình 9.3, Átlát nêu hướng di chuyển và tần suất của bão?) ● Nhóm 2: Ngập lụt ( Vùng đồng bằng nào ở nuớc ta hay bị ngập lụt? Vì sao?) ● Nhóm 3: Lũ quét ( Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở vùng nào? Vào thời gian nào trong năm?) ● Nhóm 4: Hạn hán ( Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở MB không nhiều như ở MN ?) ● Nhóm 5: Các thiên tai khác ● Nhóm 6: Nêu các nhiệm vụ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nước ta? - Bước 2: HS trình bày - Bước 3: GV chuẩn kiến thức 1. Bảo vệ môi trường: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện là sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán, sự biến đổi về thời tiết khí hậu. - Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nuớc, đất: là vấn đề nghiêm trọng ở các TP lớn, các khu CN, các khu vực đông dân cư và các vùng ven biển. Tóm lại: Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh: a. Bão: - Hoạt động của bão ở Việt nam: + Thời gian: Bắt đầu từ tháng VI kết thúc vào tháng XI, sớm vào tháng V chậm vào tháng XII, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung vào tháng IX, sau đó đến tháng X và tháng VIII. Trung bình 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta. + Mùa bão diễn ra chậm dần từ Bắc vào Nam. + Nơi hay xảy ra: vùng bờ biển nước ta. - Hậu quả và biện pháp phòng chống: + Hậu quả: Gió bão mạnh gây tàn phá lớn, mưa to gây lụt lội ở đồng bằng, ngập mặn vùng ven biển.Gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống. + Coi trọng công tác dự báo và tích cực phòng chống bão. b. Ngập lụt: - Thời gian xảy ra: vào mùa mưa bão. - Nơi hay xảy ra: Châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các vùng trũng Bắc Trung Bộ và hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ - Hậu quả: ảnh hưởng sản xuất và đời sống. - Biện pháp: có biện pháp sống với lũ. c. Lũ quét: - Thời gian xảy ra: Tháng 6 đến tháng 10 ở phía Bắc. Tháng 10 đến tháng 12 ở miền Trung. - Nơi hay xảy ra: những khu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật. - Hậu quả: Gây hậu quả rất nghiêm trọng, tàn phá tất cả những có nơi nó đi qua. - Biện pháp: Dự đoán trước có biện pháp đề phòng. d. Hạn hán: - Thời gian xảy ra: vào mùa khô - Nơi hay xảy ra: Khắp cả nước - Hậu quả: Gây thiệt hại cho sản xuất, môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. - Biện pháp: Cần phát triển các công trình thủy lợi hợp lí chống khô hạn. e. Các thiên tai khác: - Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ. - Lốc xoáy, mưa đá, sương muối, rét hại 3.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đời sống con người. - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt nam và nhân loại. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi. - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổ định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên. - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường. IV. ĐÁNH GIÁ: 1.Vấn đề chủ yếu để bảo vệ môi trường nước ta là gì? Vì sao? 2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của các cơn bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống. 3. Nêu các vùng hay xảy ra lũ lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này. 4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Chuẩn bị bài 16. - Học bài cũ.

File đính kèm:

  • docGADIA LI 12CB TIET 19 MOI 20092010.doc