ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Tiết 2 – Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng
Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 2 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03-09-2008 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Tiết 2 – Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng
Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi toạ độ các điểm cực). Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia?
GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta.
Thời lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐl: Xác định vị trí địa lí nước ta.
- H: Em hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển ?
- GV chỉ dẫn trên bản đồ hệ toạ độ địa lý nước ta với các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của đất nước.
- GV chuẩn kiến thức.
HĐ1: Cả lớp
- HS làm việc cá nhân. Đọc bản đồ hoặc Atlat để xác định vị trí địa lý của Việt Nam.
- HS theo dõi và xác định lại trên bản đồ hoặc Atlat hệ toạ độ địa lý nước ta. Phân tích mối quan hệ giữa hệ toạ độc địa lý và khí hậu.
1. Vị trí địa lí
- Nằm ởû rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034'B
+ Kinh độ: 102009Đ - l09024'Đ
HĐ2: Xác định phạm vi vùng đất của nước ta.
- H: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào?
- GV chuẩn kiến thức.
HĐ3: Xác định phạm vi vùng biển của nước ta.
Cách l: Đối với HS khá, giỏi:
- H: Đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta.
Cách 2: Đối với HS trung bình, yếu:
- GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nôi thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
HĐ2: cả lớp
- Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
HĐ3: Cá nhân
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Một HS trả lời, các HS khác đánh giá phần trình bày của các bạn.
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp TQ: 1300km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển 3260 km
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
HĐ4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí dịa lí, tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng nước ta.
- Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
- Bước 2. HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Bước 3: nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm.
- H: Trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế - xã hội nước ta.
- GV chuẩn kiến thức: nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước, việc bảo vêï chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta.
HĐ4: Nhóm
- Nhóm 1,2,3: Đánh gía những mặt thuận lợi và khó khăn của vị trí địa llí và tự nhiên nước ta.
- Nhóm 4,5,6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...
b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giơí
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Về văn hoá - xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á
IV. ĐÁNH GIÁ: HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: HS về nhà làm câu 1,2 SGK và chuẩn bị trước bài kế tiếp.
VI. PHỤ LỤC: Thông tin bổ sung.
Đường biên giới quốc gia
Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam dài hơn 4.600 km, tiếp giáp với 3 nước : Trung Quốc, Lào, Campuchea.
-Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1.400 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ tây sang đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.
-Đường biên giới Việt Nam – Lào có chiều dài gần 2.100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam từ bắc xuống nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum với 10 tỉnh của Lào là Phongxalì, Luông Phabăng, Hủaphăn, Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Khămmuộn, Xavanakhét, Xalavan, Xêcông và Aùttapư.
-Đường biên giới Việt Nam – Campuchea có chiều dài hơn 1.100 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với 9 tỉnh của Campuchea là Ranatakiri, Munđunkiri, Krache, Svay Riêng, Côngpông Chàm, Prây Veng, Ta Keo, Kon Đan và Cam Pốt (Theo Trần Công Trục, Ban biên giới Chính phủ – 25 năm xây dựng và trưởng thành. Tập san Biên giới và lãnh thổ, số 8, tháng 10 – 2000).
Chủ quyền quốc gia trên biển
Công Ước của Liên hợp quốc về luật biển được ký kết vfo năm 1982, nhưng kể từ ngày 16 – 11 – 1994 mới có hiệu lực pháp lý quốc tế. Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 vào năm 1994. Theo công ước này, một quốc gia ven biển sẽ có vùng biển gồm : nội thủy, lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lý), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở), và thềm lục địa (rộng từ 200 hải ly đến tối đa 350 hải lýù); và các nước có chung biển sẽ phải xác định đường biên giới trên biển theo nguyên tắc cơ bản là thỏa thuận và công bằng theo luật pháp quốc tế.
VII. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
File đính kèm:
- GA Dia 12 Tiet 2 4 cot.doc