Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 38, 39, 40

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

ở đồng bằng sông Hồng

I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Phân tích được tiềm năng và hạn chế trong phá triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng.

- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng chuyển dịch vùng.

- Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng trong thời gian tới.

2. Kĩ năng:

- Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, đô thị ở đồng bằng sông Hồng.

- Phân tích, thu thập cá số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 38, 39, 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 38 Soạn ngày....07.........tháng....03......năm 2011 Giảng ngày.:............................................... Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ của vùng. - Phân tích được tiềm năng và hạn chế trong phá triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng. - Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng chuyển dịch vùng. - Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng trong thời gian tới. 2. Kĩ năng: - Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, đô thị ở đồng bằng sông Hồng.. - Phân tích, thu thập cá số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết. II. phương tiện dạy học: - Bản đô kinh tế đồng bằng sông Hồng. - At lat Địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu, liên quan đến nội dung bài học. - Hình ảnh minh họa về các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: ........................................................................................................................................................................................................................................................................... B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghiã kinh tế và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Câu 2: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng. * Khởi động: GV đưa hình ảnh Hồ Gươm, Tháp Rùa Hà Nội và yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về những hình ảnh đó? Hồ Gươm - Tháp Rùa biểu tượng của thủ đô, là trái tim của muôn vạn người dân Việt, là hình nảh đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hồng nghìn năm văn hiến, vùng đât giàu tiềm năng phát triển nhưng cũng không gặp không ít những vấn đề khó khăn cần giải quyết. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng. Hình thức: Cá nhân. HS quan sát vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng trong cả nước và trả lời câu hỏi sau: + Xác định vị trí địalí vủa vùng đồng bằng sông Hồng. + Kể tên các tỉnh trong vùng. + Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức * Hoạt động 2: Tìm hiểu cá thế mạnh và hạn chế của vùng. Hình thức: Cặp. Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ trong SGK, trang 192 và các hình ảnh minh họa (cánh đồng lúa chín, khúc uốn sông Hồng, đồi núi đá vôi, hệ thống đường giao thông,...), lựa chọn đúng các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng thông qua phiếu học tập số 1 (phụ lục). Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích hình 33.1 chọn lựa đáp án đúng làm nổi bật các thế mạnh và hạn chế của vùng. Bước 3: HS trình bày kết quả, GV tổng kết: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển thứ hai cả nước dựa trên nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên (đất, nước, khí hậu), cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư, cơ sở hạ tầng, vật chất - kĩ thuật), tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế của vùng gặp phải không ít khó khăn về tự nhiên, kinh tế đòi hỏi phải có những bước chuyển dịch mới để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời kì mới. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng . Hình thức: Cặp. Nhiệm vụ 1: Nhận xét về tình hình dịch chuyển cơ cấu theo ngành. Bước 1: HS quan sát hình 33.2 và lược đồ hình 33.3. Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát xu hướng thay đổi trong cơ cấu kinh tế (ngành nào tăng, ngành nào giảm). Bước 3: Yêu cầu HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. Nhiệm vụ 2: Trình bày các định hướng chuyển dịch chung và chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Bước 1: HS theo dõi nội dung trong SGK và các thông tin bổ sung, cho biết xu hướng chuyển dịch chính và nội dung chuyển dịch trong từng ngành. Bước 2: Yêu cầu HS trả lời, nhận xét và bổ sung. 1) Các thế mạnh chủ yếu của vùng: a) Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ hai của cả nước. - Bao gồm: 11 tỉnh, thành phố Vị trí tiếp giáp các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. ð Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các vùng trong cả nước và các nước bạn trên thế giới. b) Các thế mạnh chủ yếu của vùng: - Là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thứ hai của cả nước. - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào. - Dân cư đông đúc, trình độ kinh nghiệm sản xuất cao. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. ị Phát triển cơ cấu ngành kinh tế đa dạng và hiện đại. - Khó khăn, hạn chế: - Dân cư đông đúc nhất cả nước. - Chịu tác động của nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...). - Thiếu nguyên liệu sản xuất. 3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính: a) Thực trạng: Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. b) Định hướng chính: - Định hướng chung: tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. - Cụ thể: + Nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. + Công nghiệp - xây dựng hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. + Dịch vụ: tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo,.... IV. Đánh giá: Câu 1: Những tỉnh nào không thuộc đồng bằng sông Hồng? A. Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. C. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng. B. Hà Tây, Hà Nội, Hải Dương. D. Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Câu 2: Đất phù sa màu mỡ chiếm tỉ lệ bao nhiêu % đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng A. Khoảng 57,9% C. Khoảng 70% B. Khoảng 60,9% D. Khaỏng 77,9% Câu 3: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng vì đây là vùng có: A. Số dân đông nhất trong các vùng. B. mật độ dân số cao nhất rong các vùng. C. cơ cấu dân số trẻ, nhiều lao động có tay nghề. D. lực lượng lao động dồi dào, trong điều kiện kinh tế còn chậm phát triển. Câu 4: Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng nào? A. Giảm tỉ trọng khu cực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III. B. Giảm tỉ trọng khu cực II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực I và III. C. Giảm tỉ trọng khu cực III, tăng nhanh tỉ trọng khu vực I và II. D. Giảm tỉ trọng khu cực II và II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III. Câu 5: Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng, ngành nào sẽ giảm tỉ trọng? A. Ngành trồng trọt C. Ngành lâm nghiệp B. Ngành chăn nuôi D. Ngành thủy sản. V. Hoạt động nối tiếp: - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Chuẩn bị nội dung bài thực hành số 34. VI. Phụ lục: Phiếu học tập: Nhiệm vụ: Đọc SGK, kết hợp các thông tin minh họa và kiến thức bản thân. Hãy lựa chọn đúng các thế mạnh và hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế xã hội: Thuận lợi: * Là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ lớn nhất cả nước. * Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào. * Dân cư đông đúc, trình độ kinh nghiệm sản xuất cao. * Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối tốt. Khó khăn: * Dân cư đông đúc nhất cả nước, thiếu lao động óc kĩ thuật. * Chịu tác động của nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán,...). * Thiếu nguyên liệu sản xuất. Giáo án số: 39 Soạn ngày...14..........tháng...03.......năm 2011 Giảngngày................................. Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức trong bài 33. - Biết được sức ép nặng nề của dân số đối với các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với sản xuất lương thực và tìm ra hướng giải quyết. 2. Kĩ năng: - Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra các nhận xét cần thiết. - Biết giải thích một cách khoa học về mối quan hệ giữa dân số và vấn đề sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng, từ đó có thể đề ra các định hướng cần thiết. II. phương tiện dạy học: - Các loại bản đô hình thể, phân bố dân cư, nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng - At lat Địa lí Việt Nam. - Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng? Câu 2: Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ở Đồng bằng sông Hồng? * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tính tốc độ tăng trưởng và so sánh tốc độ tăng trưởng về dân số và sản xuất nông nghiệp của đồng bắng sông Hồng với cả nước. Hình thức: Cá nhân. Bước 1: HS theo dõi bảng số liệu trong SGK, hướng dẫn cách tính tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng theo yêu cầu của đề bài đặt ra. Bước 2: GV giải đáp thắc mắc của HS. Bước 3: HS trình bày kết quả tính toán và đối chiếu với kết quả của GV. Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét bảng số liệu Bước 5: GV kiểm tra bài làm của HS, yêu cầu một số HS làm mẫu, các HS trong lớp cùng nhận xét sau đó có thể yêu cầu thu bài tại lớp hoặc về nhà hoàn thiện. * Hoạt động 2: Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng và đề ra phương hướng giải quyết. Hình thức: Cặp. - Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi - Hai HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. 1) Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu: (Đơn vị: %) (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) 2) Tỉ trọng của ĐTồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số: (Đơn vị: %). (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) (Nhận xét: ỉ trọng các chỉ số trong bảng số liệu của Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần so với tỉ trọng chung của cả nước trong giai đoạn 1995- 2005. Trong đó giảm mạnh nhất là tỉ lệ bình quân lương thực có hạt của vùng đồng bằng so với cả nước, tiếp sau đó là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt, số dân, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt) 3) Mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng: - Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm, nhưng sản lượng lương thực trên thực tế vẫn tăng. - Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh), nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người vẫn giảm so với cả nước. 4) Phương hướng giải quyết: - Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt. - Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực. - Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh. - Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể là trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỏ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả. IV. Hoạt động nối tiếp: - GV nhắc HS về nhà hoàn thành bài thực hành. - Học sinh đọc trước bài 35. V. Phụ lục: 1. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu: (Đơn vị: %) Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân 100 111,7 100 115,4 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 100 109,3 100 114,4 Sản lượng lương thực có hạt 100 122 100 151,5 Bình quân lương thực có hạt 100 109,4 100 131,4 2) Tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số: (Đơn vị: %) Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân 22,4 21,7 100 100 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15,3 14,6 100 100 Sản lượng lương thực có hạt 20,4 16,5 100 100 Bình quân lương thực có hạt 91,1 75,9 100 100 Giáo án số: 40 Soạn ngày....18.........tháng...03.......năm 2011 Giảng ngày:.......................................... Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng, cũng như những thế mạnh nổi bật của vùng (tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân cư), cả những khó khăn trong quá trình phát triển. - Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới. 2. Kĩ năng: - Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ. - Phân tích thu thập các số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết. 3. Thái độ: Thêm yêu quê hương, tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ. - Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học - At lat Địa lí Việt Nam. - Các hình ảnh minh họa về các thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: .......................................................................................................................................... B. Kiểm tra miệng: Thu bài thực hành của học sinh chấm. C. Khởi động: GV tổ chức trò chơi: Hãy gạch nối đúng các danh nhân sau với các địa danh tương ứng. 1. Nguyễn Du a. Quảng Bình 2. Lê Lợi b. Nghệ An 3. Hồ Chí Minh c. Thanh Hóa 4. Tố Hữu d. Thừa Thiên - Huế 5. Võ Nguyên Giáp e. Hà Tĩnh GV: Đáp án: 1e, 2c, 3b, 4d, 5a và giới thiệu Bắc Trung Bộ là dải đất được ví như nhịp cầu nối hai đầu đất nước, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất kiên trung, anh hùng trong những năm tháng chiến tranh và hiện nay đang từng bước thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ kinh tế trong thời kì mới. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng. Hình thức: Cá nhân. GV yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ cả nước và trả lời các câu hỏi theo dàn ý: + Xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ. + Kể tên các tỉnh trong vùng. + Đánh giá ý nghĩa cảu vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng. Hình thức: Cặp. Bước 1: Bằng kiến thức đã học và nội dung trong SGK, hoàn thiện phiếu học tập số 1. Bước 2: GV hướng dẫn HS điền các thông tin nổi bật các thế mạnh và hạn chế của vùng. Bước 3: HS trình bày kết quả. * Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu nông - Lâm - ngư nghiệp. Hình thức: Nhóm. Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và các thông tin trong SGK hãy hoàn thiện các nội dung để làm nổi bật về cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của vùng. nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp. Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp. Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạt động ngư nghiệp. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin và gợi mở vấn đề tiềm năng, điều kiện phát triển cơ cấu kinh tế liên hoàn, ý nghĩa của việc hoàn thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng. (Bắc Trung Bộ là vùng có đầy đủ các dạng địa hình, phân hóa đa dạng từ miền núi đến miền biển trên vùng lãnh thổ kéo dài hẹp ngang tạo điều kiện hình thành cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp. Việc hình thành cơ cấu này sẽ góp phần tạo điều kiện để vùng phát triển đa dạng và chuyển dịch phát triển bền vững kinh tế ). * Hoạt động 4: Tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Hình thức: Cá nhân. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp (Cơ cấu và sự phân bố). Bước 1: HS quan sát hình 35.2 SGK và nội dung SGK, hãy cho biết: + Bắc Trung Bộ có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp? + Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm. Bước 2: Quan sát lược đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam Nghiên cứu sự phân bố các loại tài nguyên phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Bước 3: HS trả lời, nhận xét và bổ sung hoàn thiện nội dung. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Bước 1: HS quan sát hình 35.2 và nội dung SGK, hay cho biết: + Tại sao việc phát triển kinh tế của vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng? + Xác định trên lược đồ các hệ thống giao thông của vùng (đường bộ, cảng biển,...). ? Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? F(Bắc Trung Bộ là vùng giàu tài nguyên, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội (khoáng sản, dân cư, nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp). Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật lạc hậu, thiếu nhiên liệu và năng lượng điện; giao thông vận tải và thông tin lien lạc còn nhiều hạn chế nên kinh tế còn chậm phát triển. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải góp phần nâng cao vị trí " cầu nối" của vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống quốc lộ 1A và đường sắt Thống nhất. Phát triển các tuyến giao thông ngang (7,8,9) và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. Phát triển các hệ thống cảng tạo thế mở cửa nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở. Do đó, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển kinh tế- xã hội.) Bước 2: HS quan sát lược đồ, tìm các tuyến đường quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh và hệ thống sân bay, cảng biển của vùng; gợi mở cho HS tìm hiểu vai trò của các tuyến giao thông với vùng. Bước 3: HS trả lời, GV tổng kết. 1) Khái quát chung: a) Vị trí địa lí và lãnh thổ của vùng: - Bắc Trung Bộ là vùng kéo dài và hẹp ngang nhất cả nước. - Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh. - Tiếp giáp: Đồng Bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và biển Đông. ị Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác cả bằng đường bộ và đường biển. b) Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng: (Phụ lục 1) 2) Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nhgiệp: ( Phụ lục 2) 3) Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa: - Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: Khoáng sản, nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp. - Trong vùng đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng (Xi măng), cơ khí, luyện kim,chế biến nông - lâm - thủy sản và có thể lọc hóa dầu. - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía Đông bao gồm: Thanh Hóa (Cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng), Vinh (Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm), Huế (Chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng). b) Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải: - Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Các tuyến giao thông quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. IV. Đánh giá: Câu 1: Từ Bắc vào Nam của Bắc Trung Bộ lần lượt có các tỉnh: A. Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị. B. Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Câu 2: Tài nguyên khoáng sản có giá trị của Bắc Trung Bộ là: A. Than đá, sắt, thiếc, chì, kẽm. B. Than nâu, đá vôi, titan, đồng, chì. C. Crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét làm xi măng, đá quí. D. Crômit, đồng, vàng, đá quí, sét làm xi măng. Câu 3: Vấn đề hình thành cơ cấu nôgn lâm- ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của Bắc Trung Bộ vì: A. Bắc Trung Bộ không có điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. B. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. C. Nông, lâm, ngư nghiệp là những ngành dễ phát triển. D. Nó góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. Câu 4: Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ Câu 5: Tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ là: A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An Câu 6: Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp: A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm B. Phân bố chủ yếu 1. Cà phê A. Quảng Bình, Quảng Trị. 2. Cao su, hồ tiêu B. Tây Nghệ An. 3. Chè C. Quảng Trị Đáp án: 1- B,C, 2 - A, 3 - B V. Hoạt động nối tiếp: - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Chuẩn bị nội dung bài 36 - SGK. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Nhiệm vụ: Đọc SGK, tham khảo thông tin bổ sung hãy hoàn thiện phiéu sau để làm nổi bật các thế mạnh và hạn chế của vùng Bắc Trung Bộ. Nội dung cần tìm hiểu Thuận lợi Khó khăn Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Kinh tế - xã hội Phiếu học tập số 2: Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh cùng các thông tin trong SGK hãy hoàn thiện các nội dung để làm nổi bật về cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của vùng. Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Thế mạnh Khó khăn Hướng giải quyết Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1: Nội dung cần tìm hiểu Thuận lợi Khó khăn Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hóa đa dạng. Có mùa đông lạnh vừa - Đất đai: Dải đồng bằng ven biển , đất đai đa dạng (phù sa, Feralit,...). Diện tích đồi gò tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. - Sông ngòi: Dày đặc với một số con sông lớn tạo nên các đồng bằng tương đối màu mỡ như đồng bằng sông Mã, sông Cả. Đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho trồng trọt phần hạ lưu có giá trị giao thông thủy. - Khoáng sản: Tương đối phong phú chỉ đứng sau Trung du miền núi Bắc Bộ, kim loại có mỏ sắt Thạch khê (Hà Tĩnh), Trữ lượng lớn nhất cả nước (chiếm 60% trữ lượng của cả nước). Mỏ crômit ở Cổ Định (Thanh Hóa); Thiếc ở Quỳ hợp (Nghệ An) chiếm 60% trữ lượng của cả nước, ngoài ra còn có mangan (Nghệ An), ti tan ở ven biển Hà Tĩnh, cao lanh (Quảng Bình), đá quý ở miền tây Nghệ An (Quỳ Hợp, Quế Phong) - Rừng: Có diện tích tương đối lớn với 2,4 triệu ha, chiếm 19,3% diện tích rừng của cả nước, năm 2005 đứng thứ 2 sau Tây Nguyên .Tập trung chủ yếu ở biên giới phía Tây. - Chịu nhiều thiên tai: Lũ lụt, hạn hán. Cát bay lấn sâu vào ruộng đồng, gió Lào, triều cường bất thường. - Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, gây ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất trên diện rộng. - Sông ngòi ngắn dốc, lũ lên nhanh gây thiệt hại lớn về người và của - Tài nguyên phân bố phân tán. Kinh tế - xã hội *Dân cư: - Dân số đông, năm 2005 là 10,6 triệu người, chiếm 12,8% dân số cả nước. Đây là nguồn lao động dồi dào - Dân cư giàu truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng và chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt, cần cù, chịu khó. * Cơ sở vật chất - kĩ thuật hạ tầng và các điều kiện khác: - Có đường sắt Thống nhất và đường quốc lộ 1A chạy qua tất cả các tỉnh - Đường Hồ Chí Minh ở phía Tây và các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào. - Mạng lưới đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển: Thanh Hóa, VInh, Huế. - Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ trong tương lai - Nhiều di tích văn hóa, lịch sử. (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế) - Mảnh đất địa linh nhân kiệt. - Mức sống thấp. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật nhìn chung còn kém phát triển. Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2: Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Thế mạnh - Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. - Có nhiều loại gỗ quí: đinh, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa, nhiều lâm sản, chim, thú quý có giá trị.... ðPhát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản. Phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển để bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió bão, cát bay - Đất đai đa dạng phù sa (ven biển), đất feralit (đồi núi) - Khí hậu nhiệt đới có sự phân hóa đa dạng. ð Phát triển trên

File đính kèm:

  • docGiao an 12 CB tiet 383940.doc
Giáo án liên quan